Sẹo lồi: Khó điều trị, dễ tái phát

Một dạng sẹo lồi thường gặp.

Việc chữa trị chỉ làm mờ đi chứ không thể làm mất hẳn những vết sẹo lồi. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải chấp nhận nhiều tác dụng phụ và nguy cơ tái phát cao sau 1-2 năm. Riêng tại Khu Thẩm mỹ Trưng Vương (TP HCM), số người bị tái phát phải quay lại chữa là 30%. Trong số đó, không ít người đã quay lại nhiều lần.

Sẹo lồi là dạng sẹo gồ trên da do sự phát triển quá mức, thường gây ngứa đau và đôi khi gây co kéo. Nó thường xuất hiện ở trên xương ức, lưng trên, sau cổ, tai, trước ngực, vùng râu... Người da màu có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn 15 lần so với người da trắng.

Bác sĩ Ngô Anh Kiệt, Trưởng Khu Thẩm mỹ Trưng Vương cho biết, trung bình mỗi ngày, cơ sở này tiếp nhận 15-20 bệnh nhân đến điều trị sẹo lồi với hy vọng xóa sạch những vết gồ xấu xí. Tuy nhiên, trong khá nhiều phương pháp điều trị hiện nay, chưa phương pháp nào đạt hiệu quả tuyệt đối, ngăn chặn được tác dụng phụ và nguy cơ tái phát.

Các phương pháp điều trị

- Phương pháp tiêm corticosteroids tại chỗ: Được thực hiện trong khoảng 4-6 tuần, trong nhiều tháng hay cho tới khi sẹo lồi bằng phẳng. Đây được xem là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là: teo da, mất sắc tố, giãn mạch.

- Phương pháp áp lạnh: Dùng nhiệt độ lạnh phá hủy trực tiếp tế bào vi mạch. Tại sẹo lồi sẽ có sự tạo thành huyết khối, thiếu ôxy, dẫn tới hoại tử và thải bỏ mô. Nhờ đó, chỗ có sẹo lồi trở nên bằng phẳng. Phương pháp này đạt hiệu quả 51-74%.

- Phương pháp phẫu thuật: Được chỉ định khi sẹo lồi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc sang thương quá lớn. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu. Tỷ lệ tái phát 50-80% .

- Phương pháp tia xạ: Thường áp dụng sau phẫu thuật cắt sẹo lồi ngăn cản sự tái phát trong vòng 1-3 năm. Tỷ lệ thành công 88%. Những tác dụng phụ là tăng sắc tố, có khả năng gây ung thư.

- Phương pháp phẫu thuật bằng laser: Phương pháp này không ngăn được sẹo lồi tiến triển và sự tái phát.

- Phương pháp băng ép: Được sử dụng trong việc đề phòng và điều trị sẹo lồi sau bỏng.

Đề phòng sẹo lồi

Ngoài nguyên nhân tự phát, có nhiều nguyên nhân khác gây sẹo lồi mà ta có thể ngăn chặn được như nhiễm trùng vết thương, bỏng. Khi bị những tổn thương này, nạn nhân cần tiến hành những biện pháp sau:

- Đối với các vết thương bình thường, cần phải rửa sạch bằng các chất khử trùng.

- Đối với vết bỏng, phải lập tức tưới nước lạnh trong 10-15 phút để tránh vết bỏng ăn sâu thêm (độ bỏng càng sâu, sẹo lồi gây ra càng lớn). Không được tùy tiện bôi bất cứ chất gì lên vùng bị bỏng vì như vậy rất dễ gây nhiễm trùng.

Người Lao Động

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ