Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

BS Mai Anh Khôi

Khác với bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ, bệnh ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra.

Ghẻ phỏng (GP) là bệnh rất dễ lây, không chỉ lây từ vùng da này đến vùng da khác trên cùng một người bệnh mà còn lây từ người nọ sang người kia. Bệnh GP thường gặp ở trẻ em và xuất hiện nhiều trong mùa nóng bức có khí hậu ẩm.

Nguồn lây nhiễm

Vi khuẩn gây bệnh GP có từ nhiều nguồn khác nhau. Móng tay dài và dơ dính bám cáu ghét đất là nơi cho vi khuẩn trú ngụ và từ đó bệnh theo các vết cào gây xây xát ngoài da. Chất nhầy từ mũi họng bị viêm chảy ra là ổ lây bệnh GP ở quanh mũi và miệng của bé. Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm cho trẻ. ở nhà trẻ, trường học là môi trường dễ lây từ trẻ bị bệnh sang trẻ lành.

Triệu chứng và biến chứng

Dấu hiệu đầu tiên của GP là vết đỏ trên da, sau đó từ vết này nổi lên mụn nước và bóng nước như bị phỏng. Bóng nước nhanh chóng bị vỡ và khô lại thành mày dày có màu vàng. Mày GP dễ tróc khi trẻ cào gãi. Chất dịch của bóng nước có chứa nhiều vi khuẩn cho nên chất dịch này sẽ lây lan và tạo thành nốt GP mới ở vùng da lân cận do gãi, do cào cấu hoặc lây qua trẻ khác do dây dính trực tiếp chất dịch này.

GP là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da và khi khỏi không để lại sẹo. Tuy nhiên ở những bé bị GP tái đi tái lại nhiều lần và nhất là GP ở vùng da quanh mũi và miệng, một số bé có thể bị biến chứng viêm cầu thận cấp, là bệnh nặng hơn rất nhiều so với bệnh nguyên thủy (GP).

Phòng bệnh và điều trị

- Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa GP.

- Cắt ngắn móng tay, chân cho bé thường xuyên để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.

- Khi bé bị viêm mũi, họng thì cần đưa bé đi điều trị sớm để ngăn chặn lây nhiễm ra da, nhất là phòng ngừa biến chứng viêm cầu thận cấp.

- Trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có trẻ bị GP, các thầy cô cần báo cho cha mẹ bé để đưa bé đi khám bệnh, phòng lây bệnh cho các học sinh khác.

- Mặc dù GP là loại nhiễm trùng da nhẹ có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc bôi có chứa chất kháng sinh hoặc thuốc uống kết hợp, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến khám để được chỉ định thuốc điều trị cho đúng cách, vì da của trẻ con rất dễ hấp thu thuốc qua đường bôi cho nên bôi thuốc quá liều, bôi thuốc sai quy định có thể gây hại cho bé.

 

 

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ