Bệnh lở miệng

BS Dương Minh Hoàng

(Medicine Net 1998)

Một bệnh rất thường gặp, ai trong chúng ta cũng một lần mắc phải bệnh này. Trong miệng, họng, lưỡi đau đớn không sao tả được mỗi khi ăn uống nhưng sau vài ngày đến 2 tuần là bệnh tự khỏi. Trước đây, ai cũng cho bệnh này do nóng trong người hay ăn phải đồ nóng, cần phải ăn đồ mát mới khỏi bệnh được nhưng cho đến nay y học hiện đại cho thấy không phải như vậy.

Bệnh này xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau đớn mỗi khi phải ăn uống. Những vết loét ấy có bờ đỏ, thật rõ, kích thước thật đa dạng từ 1-2mm cho đến 1cm. Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào cả.

Ở một vài người, người ta còn thấy căn bệnh rất hay tái phát nhiều lần trong suốt cả năm. Có người cho là thiếu sinh tố PP nhưng dùng PP nhiều hộp không có kết quả gì nhiều.

Bệnh này có nhiều nguyên nhân, do vậy BS cần phải xác định đúng mới hy vọng trị được căn bệnh khó chiụ này. Có khoảng 1/5 dân chúng mắc căn bệnh này vào một lúc nào đó.

Bệnh lở miệng gây bởi một số điều kiện bao gồm trong đó có siêu vi, một vài chất hoá học có trong kem đáng răng, một chế độ ăn thiếu folic acid hay chất sắt hay gặp ở phụ nữ mang thai.

Có giả thuyết mới cho bệnh này là do vi khuẩn Streptococcus: chuỗi cầu Sanguis. Chấn thương tình cảm hay stress cũng có thể khiến phát sinh ra bệnh này.

Một nguyên nhân đặc biệt nữa chúng ta cần lưu ý là nươú răng bị thương tổn khi đánh răng quá mạnh hay dùng bàn chải quá cứng. Hút thuốc mạn tính và mang răng giả không hợp cũng góp phần vào việc tái phát của bệnh này. Một khi bệnh cứ tái phát mãi, chúng ta cần tìm ra một bệnh khó trị hơn, ẩn mình dưới căn bệnh lành tính này. Ðó là các bệnh tự miễn dịch như lupus đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột Crohn và Behcet: thêm vết lở ở cơ quan sinh dục, có thể dẫn đến mù khi vết lở ở mắt. Bệnh AIDS đôi lúc biểu hiện bằng những vết lở miệng rất dai dẳng.

Phải điều trị bệnh này ra sao? Rất nhiều trường hợp do siêu vi nên bệnh thường tự khỏi sau từ 1-2 tuần. Vài trường hợp đơn giản hơn chỉ cần thay đổi kem đánh răng là hết luôn căn bệnh phiền phức này. Nên thay bằng loại kem đánh răng không có chất phụ gia như sodium lauryl sulfate.

Ðiều trị hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân khác nữa. Nếu nguyên nhân chính lại là bệnh nào đó như lupus đỏ hệ tống cần phải trị bớt bệnh lupus, các thương tổn miệng mới lành được.

Một số thuốc trị bệnh lở miệng như dung dịch Benadryl, Listerine súc miệng một ngày vài lần có thể làm giảm được chứng đau đớn khó chiụ mỗi khi ăn uống. Có thể ngậm thuốc có tác dụng tại chỗ như Opovilone, Strepsils...

Một vài thuốc xức chứa Triamcinolone và Tetracyeline cũng giúp các vết lở lành mau hơn. Chúng ta có thể dùng bột của một viên Amoxycilline 500 hay Tetracyeline 500mg và của một viên Dexamethasone pha với 2 muỗng canh nước ấm và dùng bông chấm vào các vết lở ngày 3 - 4 lần. Chưa có bằng cớ khoa học nào chứng tỏ uống thêm kháng sinh bằng đường miệng giúp bệnh làmh mau hơn. Nếu lở miệng gây ra bởi nhiễm nấm họng nên dùng thuốc xức hiệu quả là Nystatine. Những loại thuốc súc miệng có chất corticoid giảm sưng nhưng cần dành cho những ca nặng do có nhiều tác dụng phụ.

Phải làm gì khi bệnh này tái phát quá thường? Hãy đi khám bác sĩ hay nha sĩ xét nghệm thêm đầy đủ để coi có nguyên nhân nào tiềm ẩn gây nên bệnh này không. Có thể không có gì nhưng giúp bạn yên tâm hơn. Có tác giả đề nghị dùng Colchicine ngày 1 viên khi có tái phát nhiều lần không tìm ra được nguyên nhân tiềm ẩn nào cả nhưng dùng thuốc này không nên quá lâu vài tháng do có nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn mữa.

 

 

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ