Bệnh mạch lươn

BS Mai Anh Khôi

Mạch lươn là từ dân gian để chỉ một tình trạng bệnh ly , loét da dai dẳng, kèm theo rỉ mủ tới những hang hốc và "đường hầm" ngoằn ngoèo ăn sâu dưới da. Mạch lươn không có liên quan gì đến bệnh trĩ.

Nguyên nhân

1. Viêm tuyến mồ hôi nhờn: Ðây là một trong ba loại tuyến mồ hôi của da (tuyến mồ hôi nước, tuyến mồ hôi nhờn và tuyến bã). Chúng có nhiều ở mông, nách và vùng bẹn. Cho nên thường gặp mạch lươn ở các vùng mông hay nách. Khi tuyến mồ hôi nhờn bị rối loạn, bị nhiễm trùng thì phát sinh hiện tượng viêm và hoại tử.

Triệu chứng: Bắt đầu nổi cục cứng, rồi đỏ và đau. Sau đó, cục này bị nung mủ và bể giống như nhọt. Do bị kinh niên và tái phát nhiều lần, viêm nhiễm sẽ lan xa và ăn sâu dưới da tạo thành hang hốc và đường rò da, bên trên bị loét mà ta thường gọi là mạch lươn.

Mạch lươn ở vùng mông có thể ăn sâu vào trực tràng và hậu môn. Khi đó bệnh càng trở nên dai dẳng khó trị. Mạch lươn có thể gây biến chứng hẹp hậu môn.

2. Bệnh lao da: Vi trùng lao xâm nhập trực tiếp vào da hoặc tự mạch bạch huyết dưới da gây ra viêm nhiễm, loét da và đường rò ngóc ngách giống như quá trình của viêm tuyến mồ hôi nhờn. Lao loét cũng có thể ăn thông vào trực tràng. Ðôi khi lao tấn công vào vùng tinh hoàn làm cho người bệnh bị mạch lươn vùng tinh hoàn. Ðặc điểm của cả hai loại mạch lươn trên là loét rỉ nhày mủ.

Phòng ngừa

+ Nguyên tắc chung là giữ vệ sinh da sạch sẽ, nhất là ở các vùng dễ nổi mụn nhọt như quanh hậu môn, nách và bẹn.

+ Ở người dễ bị nhọt mông: Cần tránh ngồi lâu một chỗ để da mông không bị thiếu máu, nên sử dụng xà bông diệt trùng để vệ sinh da hàng ngày.

+ Khi nổi nhọt viêm có thể bôi dung dịch iode như Betadine hoặc mỡ Tetracycline, Batroban, Erythrogel... Cần bôi sớm khi nhọt còn nhỏ. Khi nhọt tương đối lớn, không được nặn nếu nhọt chưa mềm, chưa có lỗ ra da.

+ Trường hợp bị nhọt viêm ở mông tái đi tái lại nhiều lần hoặc nhọt âm ỉ kéo dài, nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để tìm nguyên nhân vì có thể bạn có triệu chứng sớm của mạch lươn.

Ðiều trị

+ ở giai đoạn sớm chưa có mạch lươn, có thể điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

+ Khi tổn thương đã vào giai đoạn loét hoặc có "đường hầm" dưới da, nhất là vào hậu môn trực tràng, cần phải kết hợp với điều trị ngoại khoa, cắt bỏ hoặc nạo vét sạch các ngóc ngách mới có thể trị khỏi mạch lươn.

 

 

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ