Viêm da tiếp xúc

BS Mai Thu Ðường

(BV Da liễu TPHCM)

Viêm da tiếp xúc hay chàm tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với các chất hoặc vật dụng có khả năng gây dị ứng. Biểu hiện của phản ứng là da bị viêm đỏ, chảy nước, sưng và ngứa nhiều tại chỗ tiếp xúc. Phản ứng của da có thể xảy ra trong lần tiếp xúc lần đầu, nhưng thông thường chúng xuất hiện sau những lần tiếp xúc cách quãng và từ 5-7 ngày sau lần tiếp xúc ban đầu.

Có rất nhiều hóa chất có thể gây dị ứng da: hóa chất để pha chế, chất nhuộm, xăng dầu, nhựa, cao su, thuốc sát trùng, chất tẩy, xà phòng, dầu thơm, mỹ phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc và các loại dây đeo (nữ trang, đồng hồ, mặt dây nịt...).

Triệu chứng

Tùy theo mức độ phản ứng, triệu chứng có thể gặp:

Tại chỗ: Tại vùng da bị tiếp xúc xuất hiện triệu chứng ngứa, viêm đỏ, rỉ nước phù nề, đặc biệt rất ngứa. Nếu bị nhiều lần, da thường dày lên do gãi, chà xát.

Toàn thân lan rộng: Nếu phản ứng da nặng, thường do hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, các dấu hiệu trên có thể xuất hiện rải rác toàn thân, đôi khi kèm theo nổi mề đay hoặc xuất hiện cơn hen phế quản ở người có thể tạng dị ứng hoặc bị hen phế quản trước đó.

+ Các vị trí thường gặp:

- Ðầu và cổ: do thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc, dầu gội đầu, kem cạo râu, dầu thơm...

- Vùng trán, mí mắt: có thể do nón, băng nịt trán, mascara, mực kẻ mí mắt.

- Cổ, và cổ tay: do dây đeo, đồng hồ.

- Vùng bụng quanh rốn: Thường do dây nịt, nhất là mặt kim loại của dây nịt.

- ở bàn tay: do nhiều loại hóa chất trong công việc nội trợ hoặc trong công xưởng ...

Cách xử trí

Người bệnh phải tự lưu ý và giúp thầy thuốc tìm ra các hóa chất, vật dụng gây viêm da tiếp xúc . Sau đó loại bỏ không xài, không dùng sản phẩm, đồ dùng đã gây phản ứng thì bệnh sẽ tự khỏi hoặc khỏi hẳn hoàn toàn.

- Viêm da tiếp xúc nhẹ: Chỉ ngứa, rỉ nước vùng da nhỏ có thể bôi dung dịch Milian, tím Gentian, rửa thuốc tím hoặc kem Corticoide nhẹ như Cortibion. Nhưng cần nhớ: Nếu bôi trong 3 ngày không bớt, phải đi khám bệnh và không được bôi thuốc nhiều lần và quá 3 ngày. Ngoài ra, không được bôi các bột kháng sinh như Penicilline, Tetracyline... vào chỗ da ngứa, chảy nước.

- Trường hợp nặng hơn: Ngứa lan rộng, phản ứng nhiều nơi, nên đến bác sĩ khám bệnh để được điều trị đúng cách.

 

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ