Thuốc dán lên da có thể gây nguy hiểm

Nhiều loại thuốc dán cho tác dụng toàn thân (dược chất qua da đi vào hệ tuần hoàn) nên có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Chẳng hạn, đã có người bị mờ mắt sau khi dán thuốc chống say xe.

Dạng thuốc dán thấm qua da cho tác dụng toàn thân còn được gọi là “hệ điều trị xuyên da” (transdermal therapentic system - viết tắt là TTS, sau tên thuốc của dạng thuốc này thường có chữ TTS). Sau khi dán, dược chất sẽ thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào hệ tuần hoàn chung và cho tác dụng toàn thân. Dạng thuốc này có các ưu điểm: không làm thương tổn, không gây tai biến và bất tiện như dạng thuốc tiêm; không có sự biến đổi hấp thụ và bị gan chuyển hóa như dạng thuốc uống; có thể cung cấp dược chất liên tục mà không phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày; nếu cần ngưng ngay sự điều trị thì chỉ cần bóc miếng băng dán ra khỏi da...

Do có nhiều ưu điểm nên băng dán xuyên da hiện được dùng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: đau thắt ngực, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, say tàu xe, rối loạn mãn kinh do thiếu hoóc môn sinh dục nữ, đau nhức nặng (như ung thư giai đoạn cuối), cai nghiện thuốc lá...

Thuốc có tác dụng toàn thân nên khi sử dụng, bạn phải dán đúng vị trí theo sự hướng dẫn. Chẳng hạn, scopoderm TTS phòng say tàu xe phải dán vào vùng da khô sau tai bốn giờ trước khi lên xe; nitroderm TTS chữa đau thắt ngực phải dán vào vùng da trước ngực...

Ngoài ra, tuy chứa cùng dược chất nhưng thuốc dán xuyên da của các hãng khác nhau có thể có cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, cần tuân theo hướng dẫn sử dụng như thời điểm dán, dán trong bao lâu, dán cách nào và cách thay băng dán mới, cách hủy băng dán sau khi dùng xong...

Điều đặc biệt lưu ý là dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Chẳng hạn, fentanyl TTS (trị đau nhức nặng) chứa dược chất giảm đau gây nghiện có thể gây khó thở, thở chậm, suy hô hấp; scopoderm TTS (chống say tàu xe) có thể gây khô miệng, táo bón, rối loạn điều tiết mắt, làm mắt nhìn mờ...

Nếu có tác dụng phụ, phải ngưng ngay sự điều trị bằng cách bóc băng dán ra khỏi da. Nếu đang dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, phải báo cho bác sĩ biết. Cũng vì nguy cơ gây tác dụng phụ mà nhiều loại băng dán xuyên da có chống chỉ định (tức không được dùng) với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em (trẻ dưới 12 tuổi không dùng fentanyl TTS, trẻ dưới 8 tuổi không dùng scopoderm TTS...).

TS Nguyễn Hữu Đức, Tuổi Trẻ

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ