Các chất tẩy rửa có thể gây ung thư da

Phần lớn các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường như nước rửa bát, rửa kính, lau sàn nhà, bàn ghế, vệ sinh bếp, tủ lạnh, khử mùi... đều được quảng cáo là không hại da tay. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng chúng có thể hủy hoại da nếu người sử dụng không thận trọng.

Nhiều sản phẩm tẩy rửa được quảng cáo là “đa năng”, có thể sử dụng để làm vệ sinh cho nhiều vật dụng trong nhà. Một số sản phẩm “có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, đuổi côn trùng đến... 99,9%”; hoặc vừa diệt khuẩn vừa tẩy vết bẩn, khử mùi (nhà bếp, phòng tắm, bồn tắm, bồn cầu, sàn nhà) và tẩy trắng cả quần áo... Mặc dù có tác dụng ghê gớm như vậy nhưng hầu như sản phẩm nào cũng ghi “không hại da tay”. Thậm chí có sản phẩm được giới thiệu là sử dụng chất hoạt động bề mặt được chiết xuất từ thiên nhiên cho nên hoàn toàn không gây hại gì cho người sử dụng; không cần lau rửa lại bằng nước sạch...

Bao bì sản phẩm tẩy rửa thường hạn chế ghi thành phần, một số sản phẩm không có thông tin về thành phần. Đa số chỉ ghi chung chung như: “chất hoạt động bề mặt, chất bảo quản, hương liệu, màu, phụ gia”. Thông tin trên bao bì chỉ tập trung quảng cáo công dụng...

Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó trưởng khoa Công nghệ Hóa học Đại học Bách khoa TP HCM cho biết, khi sử dụng, các hóa chất trong sản phẩm tẩy rửa vẫn còn lưu lại trên bề mặt đồ dùng, nếu không được rửa sạch sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với chất hoạt động bề mặt (thành phần chính trong sản phẩm tẩy rửa) xu hướng thế giới là sử dụng những chất phân hủy sinh học. Nhưng do chúng có giá rất đắt nên các nhà sản xuất trong nước ít sử dụng mà thường dùng hóa chất độc hại, khi thải ra môi trường sẽ phá hủy hệ sinh vật. Người sử dụng loại sản phẩm này thường khô da do bị thẩm thấu, gây đột biến da, da bị mỏng, nếu nặng có thể bị ung thư do tế bào da bị phá hủy. Khi tiếp xúc với ánh sáng, quá trình phá hủy da sẽ diễn ra nhanh hơn.

Tiến sĩ Quân cũng khuyên người tiêu dùng không vội tin những sản phẩm được quảng cáo là “chiết xuất từ thiên nhiên” vì nếu như vậy, sản phẩm sẽ có giá thành quá cao và công nghệ sản xuất phải hiện đại. Những chất có lợi từ thiên nhiên nếu có cũng rất ít, chỉ khoảng dưới 1/100 hoặc 1/1.000; trong quá trình chiết xuất chưa chắc còn nguyên vẹn tính chất tốt. Các chất phụ gia, màu, hương liệu nếu sử dụng không đúng còn độc hại hơn cả chất hoạt động bề mặt.

Đối với sản phẩm có công dụng diệt khuẩn, nguy cơ gây độc càng cao vì nhà sản xuất phải sử dụng hoạt chất mạnh. Chẳng hạn: Hợp chất Clo (rất độc) ảnh hưởng đến đường hô hấp, hại da; hợp chất peroxit (oxy hóa diệt khuẩn) khi bám lên da sẽ gây độc. Các chất phụ gia khử mùi thường ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây thiếu oxy dẫn đến ngộp, khô cổ, choáng váng...

Bác sĩ Lê Văn Thọ, Phó phòng Khám Bệnh viện Da liễu TP HCM khuyên rằng, khi sử dụng các chất tẩy rửa, không nên tiếp xúc trực tiếp mà phải mang bao tay. Lau chùi xong, phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Việc tiếp xúc trực tiếp dễ gây viêm da kích ứng (nhất là đối với trẻ em) với triệu trứng đỏ da, sưng tấy, ngứa...

Mặc dù chất tẩy rửa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng việc quản lý các sản phẩm loại này lại rất lỏng lẻo. Chi cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng TP HCM cho biết chất tẩy rửa không thuộc phạm vi quản lý hoặc kiểm tra của chi cục. Cơ quan này chỉ tiếp nhận công bố chất lượng của các cơ sở. Bác sĩ Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cũng nói trung tâm không được giao trách nhiệm quản lý cũng như kiểm tra loại sản phẩm này.

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế TP HCM cho biết, đối với mỹ phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, ngành y tế cũng chỉ được giao trách nhiệm quản lý một vài mặt hàng. Riêng sản phẩm tẩy rửa không thuộc trách nhiệm quản lý của sở. Tuy nhiên, nếu phát hiện có vấn đề để khuyến cáo, sở vẫn có thể kiểm tra và có ý kiến về chuyên môn với các cơ quan chức năng... 

(Theo Người Lao Động)

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ