Tế bào gốc - hy vọng mới cho bệnh nhân hói

Các nhà khoa học đã phát hiện ra tế bào gốc trên da chuột trưởng thành có thể tạo ra tóc và da. Phát hiện này đang mở ra hy vọng cho các bệnh nhân hói và bỏng.

Mặc dù điều này đã từng được nhắc đến, song mãi tới nghiên cứu gần đây các chuyên gia mới chứng minh được rằng những tế bào tìm thấy là tế bào gốc thật sự - tức là có khả năng tạo thành các loại mô mới. Người ta hy vọng phát hiện này sẽ dẫn đến phương pháp điều trị mới đối với bệnh hói và bỏng.

Elaine Fuchs và cộng sự tại Đại học Rockefeller, New York, đã lấy một số tế bào từ nang lông trên da chuột, thiết lập đặc điểm nhận dạng của chúng nhờ các loại protein và gene đặc trưng cho tế bào gốc. Họ nhân chúng lên thành hàng trăm nghìn phiên bản rồi ghép lên một vết thương trên lưng một con chuột trụi lông. Những tế bào, thật đáng ngạc nhiên, đã phát triển thành một mảng lông, gồm cả da, nang lông, lông và cả các tuyến mồ hôi.

“Đột phá lớn tiếp theo trong lĩnh vực này có thể sẽ là việc sử dụng mô trên cơ thể người”, George Cotsarelis, chuyên gia tại Đại học Y Pennsylvania, Philadelphia, nói.

Theo bà Fuchs, nếu cơ chế tạo thành mô mới của tế bào gốc ở con người giống chuột, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một phương pháp tương tự để chiết tách tế bào gốc. Các tế bào này có thể được nhân lên và sau đó người ta sẽ "tái ghép" chúng lên một vết thương hoặc một mảng da đầu bị hói. Các tế bào đó sẽ tạo thành da hoặc tóc phù hợp với vùng da được cấy.

Phương pháp này có lợi hơn nhiều so với các biện pháp điều trị bệnh hói hiện nay là cấy tóc - sử dụng những mảng tóc còn sót lại để phủ lên chỗ hói. Kết quả thường là tóc mọc không đều. Một số loại thuốc, chẳng hạn như Propecia, gây tác động tới nồng độ hormone nam, có thể làm chậm lại quá trình rụng tóc ở một số người. Nhưng người bệnh phải sử dụng những loại thuốc đó vô hạn định nên khá tốn kém.

Phương pháp mới cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh nhân bị bỏng. Hiện tại, các bác sỹ thường cấy những mảng biểu bì ở phần khác của cơ thể người bệnh lên vùng da bị bỏng. Hạn chế của việc sử dụng biểu bì là chúng không có nang lông hay tuyến mồ hôi. Việc cấy tế bào gốc ở da có thể tạo ra tất cả các loại tế bào còn thiếu và do đó có thể khắc phục được hạn chế nói trên.

Việt Linh (theo Nature)

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ