Tai biến do lạm dụng thuốc bôi da  

Bạn đừng tưởng rằng thuốc bôi ngoài da không gây chết người. Đã có nhiều người bị đe dọa tính mạng do tùy tiện bôi thuốc theo lời mách bảo.

Thuốc bôi không chỉ có tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân, mức độ tùy vào việc sử dụng thuốc sớm hay muộn, ít hay nhiều. Thuốc ngấm qua lớp sừng, vào các khe gian bào, nang lông, vượt qua lớp đáy (lớp sâu nhất của thượng bì) ngấm vào tận trung bì hoặc sâu hơn, là nơi có nhiều đầu mút dây thần kinh và mạch máu nhỏ. Từ đó, thuốc ngấm dần vào dòng máu, tác động ít nhiều đến hệ thần kinh trung ương, nói một cách khác là ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Dù bôi thuốc gì, bạn cũng không nên kỳ cọ quá mạnh lên tổn thương, gây tróc vảy, trợt da, tạo điều kiện cho viêm da, dị ứng nhiễm khuẩn, làm bệnh nặng thêm. Không phải "đánh bật máu, há mồm" thì cái ghẻ mới chết như một số bệnh nhân thường nghĩ, vì trong thuốc bôi đã có tá dược giúp cho thuốc ngấm sâu vào da.

Mặt khác, mỗi loại thuốc đều có chỉ định và cách dùng riêng, do thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn. Bệnh nhân phải kiên trì, nghiêm chỉnh thực hiện mới mong đạt kết quả tốt và tránh được tác hại.

Một số ví dụ về tác hại của thuốc bôi da:

- Mỡ crisofanic, dung dịch BSI, ASA: Đây là các thuốc chữa hắc lào, cần thận trọng khi bôi ở các vùng da mỏng (sinh dục, nách, bẹn, da mặt...). Nếu thấy rát, phải tạm thời ngừng lại. Mỡ crisofanic không nên bôi quá 1/3 diện tích cơ thể vì dễ gây nhiễm độc, viêm cầu thận cấp, nhất là ở trẻ em và phụ nữ có thai. Nếu bôi ở mặt, gần mắt, nó dễ gây sạm da, viêm màng tiếp hợp cấp.

Dung dịch BSI chỉ dùng ở độ đậm 1-3%, đừng tưởng rằng việc tăng nồng độ thuốc sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Ở nồng độ 5-6%, thuốc dễ gây viêm da kích ứng, nguy hiểm.

- Việc rắc bột kháng sinh (cloroxit, sunfamit, penixilin) lên tổn thương da dễ gây dị ứng tại chỗ hay toàn thân, nhất là khi băng kín.

- Kem corticoid (flucina, xinala, fluocinolon) chỉ dùng cho tổn thương viêm da dị ứng, không nhiễm khuẩn. Không nên bôi kem corticoid ở tổn thương đang có nhiễm khuẩn nặng, sưng tấy, mưng mủ, hoặc tổn thương do nấm, do virus. Nếu bôi lâu ngày ở mặt, thuốc có thể gây teo da, tăng lông, giãn mạch; bôi lâu ngày ở diện tích rộng có thể gây nặng mặt, xốp xương, rối loạn chuyển hóa.

GS Nguyễn Xuân Hiền, Sức Khỏe & Đời Sống

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ