Bệnh Zona

BS Vũ Hồng Thái

(Bệnh viện Da liễu TPHCM)

Bệnh Zona- trong dân gian gọi là "giời leo"- là một bệnh lây do siêu vi trùng gây ra, tấn công chủ yếu lên da và các dây thần kinh ở vùng da đó. Mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ đều có thể mắc bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn tiến cấp tính và tự lành, chỉ một số ít trường hợp nặng, xảy ra biến chứng mới cần phải điều trị. Từ khi có bệnh AIDS xuất hiện, Zona cũng là một bệnh cơ hội ở những người bị AIDS.

Triệu chứng

Lúc khởi bệnh, bệnh nhân cảm thấy hơi đau, rát ở một vùng da kèm mệt mỏi, uể oải, ớn sốt. Sau đó nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều thành chùm trên nền da thường hay đỏ hồng. Các mụn nước này căng phồng trên mặt da, chứa dịch trong hay hơi hồng, đôi khi có mủ khi bị bội nhiễm, trên đỉnh mụn nước hơi bị lõm xuống. Sau vài ngày, các mụn nước vỡ ra chảy nước, lở nhẹ và đóng một lớp mài.

Vị trí: Các mụn nước có thể nổi trên một vùng da hay niêm mạc nhưng đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể, không khi nào lan qua phía bên đối diện. Ví dụ: một bên mắt, một bên mũi hay một bên lưng... Ðau cũng là một triệu chứng chính của bệnh, đau do các rễ thần kinh bị tổn thương. Tùy trường hợp, có khi chỉ hơi đau hay đau vừa nhưng có khi đau rất dữ dội, nhất là ở những người già.

Triệu chứng kèm theo là nổi hạch nách, cổ hay bẹn cùng bên và gần với vùng da bị bệnh. Chùm mụn nước ở một bên cơ thể, nổi hạch kèm theo và đau là các đặc điểm quan trọng để chẩn đoán bệnh Zona.

Diễn tiến và biến chứng

Các mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, đóng mài và lành không để lại sẹo xấu trong vòng 2-3 tuần. Ðó là diễn tiến tự nhiên của bệnh không cần điều trị gì trừ các trường hợp nặng, có biến chứng. Các biến chứng thường gặp là:

- Nhiễm trùng trên các mụn nước vỡ, lở ra và chảy dịch.

- Ðau sau Zona: ở những người già trên vùng da, bệnh sau khi lành triệu chứng đau vẫn tồn tại dai dẳng và dữ dội rất khó điều trị.

- Nếu bị ở vùng mắt có thể bị lở giác mạc, viêm thần kinh thị giác làm ảnh hưởng đến thị lực.

Ðiều trị

Ngoài nghỉ ngơi, không làm việc nặng, chủ yếu là điều trị triệu chứng như dùng các loại thuốc giảm đau, vitamin C, bôi thuốc kháng khuẩn tại chỗ, dùng kháng sinh uống chống bội nhiễm. Các thuốc kháng siêu vi trùng uống hoặc bôi chỉ dùng khi bệnh nặng và cần có chỉ định của bác sĩ da liễu. Khi có biến chứng ở mắt hay đau nhiều và kéo dài nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt hay nội thần kinh.

 

 

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ