HÃY COI CHỪNG NỐT RUỒI ĐỘC

BS. NGUYỄN ĐẮNG SẢNG

Xưa nay, nốt ruồi thường làm nhiều phụ nữ phải quan tâm. có được một nốt ruồi mọc đúng chỗ, dưới bên mép vùng cằm chẳng hạn, mặt của bạn thêm duyên dáng. Nhưng nếu nốt ruồi lại "mọc" sai chỗ, khuôn mặt của bạn có thể trở nên trơ trẽn khó chịu.

Cũng vì thế, một số bạn gái đã liều lĩnh đi đánh nốt ruồi. Bạn đó lấy kim khêu chích chung quanh nốt ruồi rồi bôi vôi chung quanh. Để vài hôm, nốt ruồi sẽ bong ra nhưng sau đó lại để rên khuôn mặt một cái sẹo lớn vì da và tổ chức dưới da bị phá hoại. Còn nhiều cách đánh nốt ruồi kỳ quặc khác như bôi mủ (nhựa) xương rồng, bôi axít, cà nốt ruồi vào xác người chết. Làm như vậy gây bỏng nặng, rất mất vệ sinh và không đem lại kết quả.

Có nên đánh nốt ruồi không? Nốt ruồi nào được phép đánh và nốt ruồi nào không được phép đánh?

Nốt ruồi là những u dị hình mang sắc tố đen hoặc đỏ, mọc trên da khắp cơ thể. Bình thường nó không độc hại gì nếu ta không sờ mó, khích thích nó. Rất hiếm trường hợp nốt ruồi tự biến chứng thành ung thư. Phần lớn trường hợp nốt ruồi trở thành u ác tính do ta sờ mó cậy gãy, kích thích những "yếu tố ung thư" đã có saün trong nốt ruồi.

Khi nốt ruồi biến chứng thành ung thư (Noevocarei - nom hay còn gọi là Mélanocarinoma) thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh, nhanh hơn các loại ung thư khác và tất nhiên sẽ đi đến tử vong. Các chuyên gia ung thư thường nhắc nhở và khuyên chúng ta một câu là: "Đừng nên động đến những khối u màu đen".

Ngày nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện được những dấu hiệu bên ngoài của nốt "ruồi ác tính". Với các bạn, nếu thấy khó coi về nốt ruồi, tốt nhất nên đi khám thầy thuốc chuyên khoa để biết hướng giải quyết. Việc cha chạy và chẩn đoán đòi hỏi phải chính xác. Chủ yếu xin lưu ý các bạn một điều: tuyệt đối không nên sờ mó, gãy hoặc tự đánh nốt ruồi ở nhà.

Người ta có nhận xét đầy đủ là hầu hết các nốt ruồi khi đã biến chứng thường có một dấu hiệu là:

a/ To nhanh dần trong khoảng thời gian ngắn, hoặc vài tuần đến vài tháng.

b/ Nốt ruồi tự nhiên thấy ngứa ngáy, muốn gãi, cạy, bóp, nặn.

c/ Nốt ruồi bắt đầu biến màu sẫm dần và đặc biệt nếu có dấu hiệu loét, sùi ra như nấm thì là gần như chắc chắn có biến chứng ung thư, cần đến ngay viện ung thư hoặc chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, chuyên khoa Da liễu để thăm khám và có phương hướng điều trị sớm.

Có bạn hỏi nốt ruồi có nhất thiết có màu không?

- Nói chung là phải có màu người ta mới gọi là u sắc tố hay u hắc tố. Những u này mang tế bào đặc biệt gọi là UNNA nó có thể phẳng, hơi gồ hoặc gồ lên như ta thường thấy nhưng cũng có trường hợp u nốt ruồi không mang màu thẩm đó là trường hợp hiếm cần xet1 nghiệm tế bào mới biết được.

- Ung thư nốt ruồi thường khó phát hiện nhưng lại rất nguy hiểm vì nó hay di căn xa, đặc biệt nhiều nhất vào gan thành ung thư thứ phát ở gan, di căn vào não thành ung thư não, ngoài ra di căn nhiều vào xương, phổi, vào các hệ thống hạch v.v.

- Một điểm đặc biệt là hệ thống nốt ruồi lành tính và ác tính thường xuất hiện nhiều nhất ở phần mặt trước và dùi chân trước ở phụ nữ hơn là nam giới.

Tỷ lệ mắc ung thư nốt ruồi thường ở mặt và đa số lại ở phụ nữ, nhưng trái lại, khi phụ nữ bị ung thư nốt ruồi mà được điều trị sớm tích cực thì tỷ lệ khỏi hoặc kéo dài sự sống lại nhiều hơn hẳn nam giới.

- Nốt ruồi xuất hiện khắp nơi trong cơ thể, kể cả chỗ kín đáo nhất.

Có bạn hỏi thế nào là nốt ruồi giả?

Nốt ruồi giả tức là loại u giống như nốt ruồi, nhưng khi xet1 nghiệm tế bào người ta không thấy có tế bào UNNA. Đặc biệt những khối u này là những loại sau đây:

1. U sắc tố thể hạt cơm (Noevus Verruqueux)

2. U sắc tố sơ mềm (Noevus molluscum)

3. U sắc tố trứng cá (Noevus Comedanien)

4. U sắc tố tuyến bã (Noevus Sobace)

5. U sắc tố dạng não da đầu (Noevus Cerébriforme du Cuir Chevelu).

Nói chung những thể u này thường không biến chứng thoái hóa thành ung thư.

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ