MẮC BỆNH NGOÀI DA CẦN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO?

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Ngày hè oi bức dễ làm cho da bị tổn thương do ngứa ngáy phải gãi hoặc một số bệnh như dị ứng, Eczéma, hắc lào v.v... dễ phát sinh và phát triển. Để giúp trong việc chữa bệnh có hiệu quả cần lưu ý đến việc ăn uống thường ngày vì bệnh ngoài da có liên quan trực tiếp đến ăn uống ví dụ sinh bệnh mày đay hay sẩn ngứa có thể do ăn tôm, cua, nhộng... lên mụn nhọt do ăn quá nhiều đường, bánh kẹo và những sản phẩm có đường v.v... Da có chức năng tham gia tích cực trong các quá trình chuyển hóa, dự trữ các chất nên mọi rối loạn trong các chức phận nội tạng nói chung và rối loạn tiêu hóa nói riêng cũng đều ảnh hưởng đến tình trạng của da như táo bón, yếu gan gây sẩn ngứa, mày đay. Một số bệnh ngoài da nặng như duhring, pemphigut, nhiễm độc dị ứng thuốc gây lở loét ngoaài da và niêm mạc, suy kiệt do thoát huyết tương... cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà trong đó có da.

Vậy đối với người mắc bệnh da cần phải ăn uống như thế nào?

Cụ thể với một số bệnh dị ứng, bệnh gây ngứa nhiều như Eczéma, viêm bì thần kinh, mày đay, sẩn ngứa, ban đỏ đa dạng v.v... cần phải ăn hạn chế đường, muối nhất là trong giai đoạn cấp tính vì nồng độ đường cao sẽ gây phản ứng quá mẫn của cơ thể, muối Natri clorua gây tăng kích thích thần kinh ngoại vi. Không ăn, hoặc giảm các chất gây kích thích như gia vị rượu, cà phê, chè đặc... vì dễ kích thích thần kinh làm tăng cảm ứng da. Dối với các thương tổn như trợt, loét chảy rước nhiều trong bệnh Eczéma, viêm da cấy tinh... cũng phải giảm muối Natri để hạn chế tình trạng thoát dịch, phù nề...

Cần ăn nhiều thực phẩm chứa các vitamin A, B, C - nên dùng các thức ăn có tính chất lợi siêu, chống táo bón để giải độc như bắp cải, chanh, cam, cà chua, khoai lang, canh cải, đậu đen, đậu xanh...

Đối với Eczéma ở trẻ em cần ăn uống điều độ, đúng giờ, hạn chế đường, sữa bò đặc và lòng trắng trứng.

Khi biết cụ thể chất gây dị ứng cần kiêng hẳn không được ăn nữa như tôm, cua, cá bể, nhộng, lòng trắng trứng, đồ hộp... vì những thuốc ăn này thường là thủ phạm sinh bệnh.

Đối với viêm bì mủ mạn tính như nhợt, sycosis, chốc lỡ... cũng cần hạn chế đường vì đường tạo điều kiện tốt cho các cầu khuẩn gây mỡ phát triển. Nếu có táo bón cần ăn thêm rau tươi và cho các thức ăn có nhiều vitamine A, B, C để tăng sức đề kháng của cơ thể và da, song còn giúp chuyển hóa đường, tăng cường chức năng chống độc. Khi cơ thể suy nhược cần phải bồi dưỡng để làm tăng sức đề kháng cơ thể và da.

Các bệnh vẩy nến, da dầu, trứng cá: cần hạn chế ăn đường mỡ mỗi ngày ăn không quá 28gr vì trong chống vẩy nến thường gây rối loạn chuyển hóa đường, mỡ. Cũng hạn chế các chất kích thích như gia vị, rượu, cà phê... vì các bệnh trên ít nhiều có kèm theo suy nhược thần kinh. Nếu có táo bón cũng thêm rau tươi. Không ăn quá no trước khi đi ngủ vì dễ gây rối loạn tiêu hóa, hoặc khó ngủ. Nên có chế độ hàng tuần ăn chay một hai ngày bằng rau quả, đạm thực vật... ăn thêm các thức ăn có nhiều vitamone A, B, C vì sẽ giúp cho việc tạo sừng và chuyển hóa đường mỡ.

Phải ăn nhiều sinh tố trong một số bệnh sau:

Bệnh loét lưỡi, trứng cá đỏ ăn các chất chứa nhiều sinh tố B2 như trong men da, đậu, trứng, sữa, gan, thận trâu bò...

Bệnh da rắn, da cóc, dày sừng chân lông cần ăn thức ăn chứa nhiều vitamine A, C như cà rốt, cà chua, rau sống, rau dền đỏ, chanh, cam, đậu...

Các bệnh lỡ loét da niêm mạc nặng do lỡ loét niêm mạc miệng do nhiễm độc dị ứng thuốc, duhring nặng, pemphigut... thì ăn loãng từng bữa nhỏ, bệnh tiến triển đỡ dần thì ăn đặc thêm. Hạn chế muối bếp để giảm tình trạng thoát nước và phù nề nhất là khi có tổn thương ở thận. Kiêng các chất kích thích, các chất chua cay. Cho chế độ bồi dưỡng nhiều đạm để giúp bồi lại cơ thể suy kiệt thoát nhiều huyết tương nhưng lưu ý số đạm cho vào phải tương xứng với khả năng chuyển hóa của gen, dạ dày, ruột, ăn thêm các thức ăn có nhiều vitamine A, B, C và rau có tác dụng lợi tiểu, giải độc. Lưu ý nếu gan có tổn thương cần hạn chế mỡ.

Trên đây là một số vấn đề cần biết để người bệnh cũng như gia đình hiểu hướng dẫn thực hiện trong quá trình điều trị một số bệnh da thường gặp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác chữa trị bệnh ngoài da.

THƯ MỤC DA LIỄU

Bệnh da liễu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ