BÁC SĨ VUI TÍNH TRẢ LỜI


Bác sĩ vui tính trả lời (phần 42)

Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?

Không chỉ các cô gái trẻ dưới xuôi lên miền núi mới có hiện tượng tăng cân, mà các thiếu nữ sống ở miền núi trung du đều như vậy. Trong khung cảnh núi rừng nổi bật lên những cô gái H' Mông, Thái, má mọng như quả đào chín Sa Pa, leo dốc thoăn thoắt với những bắp chân chắc đẹp. Rõ ràng là khí hậu vùng cao có những yếu tố thuận lợi đối với sự phát triển thể lực của các cô gái thời kỳ xuân sắc.

Đặc điểm của khí hậu vùng cao là mát lạnh và ít ấm hơn dưới xuôi. Càng lên cao, nhiệt độ càng xuống thấp. Ở miền Bắc Việt Nam, vùng Đông Bắc là lạnh nhất; mùa đông ở đây thường đến sớm. . Vùng Đông Bắc đón những đợt sóng lạnh của gió bấc từ “cửa gió” Móng Cái, Lạng Sơn tràn về. Gió rét thấu tận Đèo Ngang, lan sang Việt Bắc, tới sườn đông dãy Hoàng Liên Sơn. Còn Tây Bắc tuy được dãy núi Hoàng Liên chắn gió lạnh nhưng vì địa hình rất cao nên mùa rét cũng đến sớm. Mùa thu, tuy các thung lũng hấp thụ nhiều nắng nóng vào ban ngày nhưng về đêm vẫn lạnh, khiến người dân ở đây phải đắp chăn bông.

Những thống kê y học cho thấy, trẻ em thường phát triển chiều cao nhanh nhất về vào mùa đông và tăng cân nhiều nhất vào mùa xuân, tức là vào những tháng tiết trời lạnh giá. Các thiếu nữ đang sức lớn ở tuổi “mười bảy bẻ gãy sừng trâu” cũng theo quy luật phát triển thể lực này.

Nhiệt độ thấp vừa phải của miền núi Việt Nam (20-22 độ C) là nhiệt độ tối ưu đối với sức khỏe con người. Với khí hậu hơi lạnh và khô ráo, cơ thể cảm thấy thoải mái hơn cả. Con người không phải ra mồ hôi nhễ nhại để thải nhiệt, do đó chỉ mất ít nước và không gầy sút. Cái lạnh kích thích ăn ngon và tiêu hóa tốt. Khí hậu mát mẻ thường khiến con người mát da mát thịt, béo tốt, nở nang, nhất là các bạn gái trẻ, ở lứa tuổi mà thần kinh và nội tiết rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống.

Ngoài ra, không khí vùng cao lại thoáng đãng, tinh khiết hơn so với thành thị và những vùng khác của đồng bằng nên rất tốt cho sức khỏe con người.

Liệu có chuyện rừng thiêng nước độc làm sinh bệnh “ngã nước” như trước đây người ta vẫn nói không?

“Ngã nước” là từ mà ngày xưa dân gian vẫn dùng để gọi bệnh sốt rét. Trước đây, đây là một căn bệnh khủng khiếp ở mạn ngược. Ai đi lên miền núi cũng lo sợ do ngã nước mà “có đi không có trở về” như câu ca dao này tả:

Những người lử khử lừ khừ

Chẳng ở Đại Từ cũng ở Võ Nhai

Người bệnh sốt rét mặt bủng da chì, bụng to như có mang:

Giếng Đồng Thịnh, chó rụng lông

Gái không chồng đi qua cũng chửa

Nào có chửa đẻ gì đâu, chẳng qua là có cái lá lách sưng to, cái bụng báng nước (y học gọi là cổ trướng) do xơ gan, hậu quả của việc nhiễm trùng sốt rét nặng.

Người ta đã khiếp sợ và đổ tội oan cho nước, cho rằng và núi rừng có “ma thiêng nước độc”. Ngày nay, y học đã tìm ra thủ phạm thực sự; đó là những con ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, làm vỡ các hạt máu đỏ. Ký sinh trùng này truyền bệnh từ người này sang người khác qua vật trung gian gây bệnh là muỗi anophen. Vì thế, để phòng bệnh sốt rét và để bệnh không tái phát, ngoài việc uống thuốc, người ta còn phải phun thuốc DDT trừ muỗi, phát quang bụi rậm, lấp vũng nước đọng nơi muỗi đẻ trứng, nằm màn chống muỗi… 

Bệnh sốt rét không chỉ lưu hành ở vùng rừng núi mà còn lác đác xảy ra ở đồng bằng và thành phố. Và không phải vùng rừng núi nào cũng là xứ sở của bệnh dịch sốt rét cả. Chẳng hạn, những vùng rẻo cao quanh năm lạnh giá hoàn toàn không có bệnh sốt rét vì muỗi truyền bệnh không chịu nổi khí hậu ở đây.

Như vậy, bệnh sốt rét chẳng liên quan gì đến nước lành hay nước độc. Nước suối trong nếu được giữ sạch, đun sôi thì hoàn toàn đảm bảo vệ sinh. Bà con miền núi thường bắc máng lần, xây giếng mó để có thể sử dụng nước suối trong sinh hoạt. Khi chảy qua máng và vào giếng, nước được lắng vôi và ôxy hóa trong ánh nắng và không khí thoáng sạch, hoàn toàn không gây bệnh.

(Còn tiếp)


Bác sĩ vui tính

Anh lính bạch cầu tiêu diệt tên vi trùng xâm lược như thế nào?
Bạn bị đau họng, mẹ bạn cho là sưng cục thịt thừa
Chúng ta khoẻ hay yếu so với thuỷ tổ là người vượn? Sau này, khi lên ở Sao Kim, Sao Hỏa, Mặt Trăng, cơ thể người ta có biến đổi gì không?
Các bắp thịt được phân công, phối hợp ra sao?
Cái răng bé xíu mà sao cứng khỏe? Răng mọc vào tuổi nào là bình thường? Không mọc răng khôn là người… khôn hay dại?
Có bao nhiêu vị? Tại sao người ta lại nếm bằng lưỡi mà không phải bằng ngón chân như ruồi ?
Có phải nhân loại đang khát nước không? Làm gì để có nước sạch đủ dùng?
Có phải sinh vật nào cũng thở bằng phổi không?
Có phải từ đống rác rưởi có thể thu hồi được khối của quý không?
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cơ thể chống nóng lạnh ra sao để thân nhiệt luôn ở khoảng 37 độ C?
Cơ thể con người có đối xứng không?
Cồn - một nhiên liệu lỏng thay thế xăng.
Gan là một nhà máy hoá chất lớn nhất cơ thể, điều này nghĩa là gì?
Hệ sinh thái của ao có tự làm sạch môi trường nước tù đọng không?
Khai thác những mạch nước nóng trong lòng đất để làm gì? Suối khoáng nóng có phải là nước thần không?
Làm thế nào mà người giữ được thăng bằng?
Mùi và hương có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Mũi biết mùi như thế nào ?
Người bị mất một phần ba diện tích da có thể tử vong. Da dùng làm gì mà quan trọng thế?
Người cùng đi hai chân như gà, tại sao bàn chân người khác bàn chân gà?
Nếu cho rằng người và động vật là “ký sinh trùng” của cây cỏ thì có ngoa không? Không có cây xanh thì sự sống có tồn tại không?
Ruột thừa có thừa không?
Tai người có gì tài giỏi? Có nên xâu tai để đeo hoa tai không?
Thịt lợn sau khi ăn vào đã biến hoá thành thịt của bạn như thế nào? Ăn óc bò có sinh “đầu bò”, bướng bỉnh không?
Tại sao bác sĩ lại khuyên các em nhỏ cứ nô đùa thoả thích ngoài nắng để đỡ tốn tiền mua dầu cá uống trị bệnh còi xương ?
Tại sao chúng em cứ khổ mãi về cái khổ người cao, thấp, béo, gầy, so le với chúng bạn?
Tại sao con người lúc nào cũng phải hoà mình với thiên nhiên mới có sức khoẻ?
Tại sao khi chạm vào lửa, ta liền rụt tay lại? Làm sao để bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng có hại từ bên ngoài?
Tại sao khi ngủ hay nghiến răng? Như thế có phải là số vất vả và sẽ chết non không?
Tại sao khi ngủ phải nhắm mắt, ban ngày mắt cứ chớp luôn? Tại sao người bạch tạng thích đeo kính râm đen kịt? Mắt cần bóng tối để làm gì?
Tại sao lúc máy bay hạ cánh, tai thường ù và đau?
Tại sao lại bị bóng đè? Có phải là do yếu bóng vía hay không?
Tại sao những chị lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới đều béo tốt, hồng hào và lớn phổng lên?
Tại sao quả tim cứ đập mãi, đến chết mới chịu nằm yên?
Tại sao ta có hai mắt mà không có một hoặc một nghìn con mắt? Đôi mắt đặt ở hai bên thái dương như đôi tai có được không?
Tại sao tóc chỉ mọc trên đầu và trẻ em, phụ nữ có râu lại bị xem là “trái khoáy”?
Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân?
V.A là gì? Tại sao người lớn không phải nạo “nấm họng” như trẻ em?
Vân tay là gì, tại sao vân tay của mọi người lại không giống nhau?
Y học đã làm được những gì để thay thế các bộ phận tàn tật của cơ thể, ngoài chân tay giả, tim phổi nhân tạo, máy trợ thính…
Đôi tay lắp ráp thế nào mà có thể với tới mọi chỗ trên thân mình?


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO