TRÒ CHUYỆN TINH YÊU, TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH


Quá trình chuyển dạ thông thường

  • Bắt đầu chuyển dạ

Khi bắt đầu chuyển dạ cũng là lúc bạn cần đến ngay cơ sở y tế (hoặc mời bác sĩ, bà đỡ đến nếu bạn sinh ở nhà). Vậy lúc nào bắt đầu chuyển dạ?

Dấu hiệu quan trọng nhất là đau bụng từng cơn tăng dần. Đó là khi tử cung bạn co bóp càng lúc càng thêm mạnh, các cơn co trở nên dài hơn, mạnh hơn, lặp lại nhanh hơn. Một hiện tượng thường gặp nữa là âm đạo ra chất nhầy màu hồng. Đây chính là nút chất nhầy đóng kín cổ tử cung bạn trong những tháng mang thai. Khi chuyển dạ, nó rơi ra cùng vài giọt máu từ mao mạch cổ tử cung đang mở nên có màu hồng. Nhiều bà mẹ vỡ ối khi chuyển dạ. Nếu vỡ ối, bạn thấy âm đạo ra nước, có thể nước ào ra nhiều, cũng có thể chỉ rỉ nước nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy đau, mỏi nhừ vùng thắt lưng.

Thông thường, cuộc chuyển dạ đẻ kéo dài khoảng 5-18 giờ với con đầu, có thể nhanh hơn với con sau. Bạn trải qua ba giai đoạn:

·        Giai đoạn 1: Cổ tử cung mỏng đi và mở ra.

Giai đoạn này kéo dài vài tiếng. Tử cung bạn co bóp, khiến cổ tử cung mỏng đi và mở dần ra, cuối cùng đủ rộng cho đầu bé lọt (khoảng 10 cm). Đây thường là giai đoạn dài nhất và khó khăn nhất trong chuyển dạ. Các cơn đau ban đầu ngắn và cách xa nhau, sau cùng lúc càng dài, càng liên tục. Lúc khó khăn nhất thường là cuối giai đoạn này, khi cơn đau chỉ hai, ba phút đã lặp lại, và kéo dài đến một phút hoặc hơn. Ở bên trong, bé ép mạnh xuống, khiến bạn không chỉ đau bụng mà lưng dưới và tầng sinh môn cũng có thể đau tức. Dịch âm đạo ra nhiều. Chân bạn có thể đau, run rẩy. Bạn có thể nóng hoặc rét, mệt bã người, buồn ngủ. Một số phụ nữ buồn nôn và nôn trong thời gian này.

Trong khi cổ tử cung đang mở, điều quan trọng là không được rặn. Nếu bạn rặn quá sớm, cổ tử cung có thể bị phù, bé sẽ khó ra. Khi cảm thấy muốn rặn, bạn hãy há miệng để thở, nằm sấp chổng mông cho dễ chịu, đừng rặn. Hãy cố gắng một chút, mỗi cơn đau lại giúp bạn sớm nhìn thấy mặt con. Khi mới bắt đầu chuyển dạ, chưa khó chịu nhiều, bạn hãy nói chuyện, thư giãn, đi lại cho dễ chịu. Bạn nên ăn cho có sức, nhưng hãy tránh đồ khó tiêu. Khi các cơn co trở nên liên tục, mãnh liệt, dứt mỗi cơn bạn hãy thở sâu để lấy bình tĩnh và tiếp nhận thêm ôxy. Bạn cần đi tiểu thường xuyên (dù không mót), đừng để bàng quang đầy sẽ cản đường em bé. Nếu đã vỡ ối, bạn nhớ đừng cho gì vào trong âm đạo để tránh nhiễm khuẩn.

·        Giai đoạn 2: Rặn đẻ

Khi thấy cổ tử cung mở trọn vẹn, cán bộ y tế hoặc bà đỡ sẽ nói bạn bắt đầu rặn đẻ. Tại các cơ sở y tế hiện nay, phụ nữ sinh nở ở tư thế nằm ngửa trên bàn đẻ. Cũng có một số tư thế khác giúp người mẹ rặn đẻ dễ dàng hơn như quỳ hoặc ngồi tựa vào người khác, nhưng ở nước ta còn chưa phổ biến.

Nếu là con đầu, giai đoạn này kéo dài khoảng một tiếng. Cơn sau thì nhanh hơn. Cơn co tử cung lúc này đều đặn, mạnh nhưng thường không đau nhiều như khi trước. Mỗi cơn co bạn lại muốn rặn. Hãy rặn mạnh và đều. Hãy kêu rên nếu muốn. Sau mỗi cơn co, bạn hãy nghỉ và thư giãn để lấy sức. Cán bộ y tế hoặc bà đỡ giúp và hướng dẫn bạn. Một số phụ nữ khi rặn đẻ có tiểu tiện hoặc đại tiện một chút (nếu ruột và bàng quang căng). Điều đó là tự nhiên, nếu có xảy ra bạn đừng ngại ngùng gì cả.

Đầu bé từ trong tử cung di chuyển dần ra âm đạo. Mỗi cơn co và rặn, bé nhích thêm một chút. Khi bé ra gần đến cửa âm đạo, bạn có thể sẽ phải chờ cửa âm đạo giãn. Vài cú rặn mạnh nữa, đầu bé chui ra ngoài, rồi đến cả thân người. Bác sĩ hoặc bà đỡ hút nhớt, lau sạch người bé, kẹp và cắt rốn. Bé cất tiếng khóc chào đời.

·        Giai đoạn 3: Sổ rau

Sau khi bé ra đời, tử cung bạn còn co bóp, rau bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra âm đạo. Nhiều phụ nữ cho biết lúc này không cảm thấy tử cung co hay đau nữa, hoặc chỉ đau ngâm ngẩm như khi hành kinh. Bạn rặn tiếp để đẩy rau ra ngoài. Cán bộ y tế nhẹ nhàng đỡ rau ra. Nếu rau bong không hoàn toàn, cán bộ y tế sẽ can thiệp để lấy hết rau ra cho bạn.

Vậy là bạn đã hoàn thành một sứ mệnh cao cả. Gia đình bạn có thêm một thành viên mới.


Bệnh lây qua đường tình dục
Chăm sóc bà mẹ và em bé
Các biện pháp tránh thai
Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ
Các khối u và ung thư
Các thủ thuật y tế thường dùng trong hộ sinh
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở
Có thai ngoài ý muốn
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS đã trở thành một nạn dịch
Hoóc môn
Hút, nạo thai là thế nào?
Hệ sinh dục nam giới
Hệ sinh dục nữ
Khi nào nên đi “giải quyết” ?
Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?
Mách mẹ bé một số cách để dễ chịu hơn khi mang thai
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
Một số chủ đề về tình dục thường được quan tâm
Một số thay đổi khác thường gặp
Một số trường hợp khó khăn
Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần
Một số vấn đề chung của cả hai giới
Một số vấn đề khác
Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục
Một số điều cần biết về việc cho con bú
Một số điều liên quan đến tình dục
Một số điều lầm tưởng về tình dục
Người khỏe mạnh nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Người ta có dễ thụ thai không?
Những quan niệm thường gặp về giới nam, giới nữ
Những thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về tâm lý
Những yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
Những đường lây truyền HIV và cách phòng tránh
Nếu yêu nhưng không muốn quan hệ tình dục thì phải làm sao?
Quá trình chuyển dạ thông thường
Sinh nở
Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé
Sự thụ thai, phép màu của tạo hoá
Thanh niên nhìn nhận về tình dục trước hôn nhân
Thay đổi về khả năng sinh sản
Thế nào là tình dục đẹp?
Tránh thai có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Trứng và tinh trùng - khởi đầu cuộc sống
Tác động đến sức khoẻ
Tình bạn khác giới
Tình dục khi mang thai
Tình dục ở tuổi tứ ngũ lục tuần
Vô sinh
Vẻ đẹp cơ thể mẹ
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Đây là lúc thực sự cần có cả hai người
Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?
Địa chỉ cần đến


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO