TRÒ CHUYỆN TINH YÊU, TÌNH DỤC VÀ GIỚI TÍNH


Một số điều cần biết về việc cho con bú

  • Cho bé bú sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của bé. Bé tiêu hoá và hấp thụ sữa mẹ dễ hơn sữa bò, nên bé bú mẹ ít bị táo bón hơn. Sữa mẹ có nhiều chất kháng thể bảo vệ bé chống các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy, những bé bú mẹ ít bị ốm hơn, đặc biệt là ít bị viêm phổi và tiêu chảy (những bệnh nguy hiểm đối với bé). Cho bé bú cũng có ích cho mẹ bé vì động tác mút vú của bé kích thích cơ tử cung co, giảm chảy máu sau khi đẻ, và cũng giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Một điều nữa là bé bú mẹ sẽ được gần gũi mẹ, được mẹ luôn âu yếm, yêu thương. Điều đó rất tốt cho sự phát triển thể lực và tinh thần của bé.

Cho con bú là bản năng của các bà mẹ, nhưng chúng tôi vẫn muốn nhắn nhủ mẹ bé đôi điều:

Sữa non (sữa tiết ra trong tuần sau đẻ, màu vàng nhạt, đặc sánh) là thức ăn tốt nhất cho bé. Sữa non không những chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn mang nhiều kháng thể và bạch cầu để bảo vệ bé chống lại nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, tống phân su ra nhanh, làm bé không vàng da. Mẹ bé hãy cho bé bú sữa non càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong nửa giờ đầu sau khi sinh), và chỉ cho bé bú sữa này, không cho ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì để bé tận dụng toàn bộ nguồn sữa non của mẹ. Cho bé bú sớm, mẹ bé sẽ nhanh cầm máu và sữa xuống nhanh hơn.

Khi cho bú, mẹ bé hãy bế bé sát vào lòng sao cho đầu, thân mình bé thằng hàng để bé được thoải mái, bú được lâu hơn. Chính bản thân mẹ bé cũng nên ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái. Cách cho bú đúng là cho bé ngậm sâu vào quầng vú, miệng bé mở rộng, môi dưới của bé trề ra, cằm chạm vào vú mẹ, má bé căng phồng. Như vậy, bé sẽ mút được nhiều sữa hơn, và cũng kích thích vú mẹ tiết sữa nhiều hơn.

Trong 6 tháng đầu sau đẻ, mẹ bé hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cho bé ăn hoặc uống bất cứ cái gì khác, kể cả nước trắng, vì sữa chứa đủ nước cho bé rồi. Muốn bé nhận đủ sữa và chóng lớn, mẹ bé hãy cho bú bất kỳ khi nào bé ọ ẹ muốn bú, cho bú đến khi bé no và tự rời vú. Bé càng bú nhiều càng kích thích vú mẹ sản xuất nhiều sữa, nhất là khi mẹ cho bé bú vào ban đêm.

  • Làm thế nào để có đủ sữa cho bé bú ?

Khoảng 90% các bà mẹ có khả năng sản xuất đủ sữa cho con, kể cả bà mẹ sinh đôi. Đa số các trường hợp thiếu sữa chỉ là do con bú không đúng cách và cho bú không thường xuyên. Muốn có đủ sữa, mẹ bé hãy cho bé bú ngay sau đẻ, cho bé bú thường xuyên theo nhu cầu của bé, cho bú nhiều vào ban đêm, và giúp bé ngậm vú đúng cách như đã nói ở trên. Mẹ bé hãy ăn uống tốt và giữ tinh thần thoải mái; điều này có lợi cho việc tạo sữa.

  • Làm gì khi mẹ bé bị căng tức sữa hoặc nứt núm vú?

Căng tức sữa là do mẹ bé cho bú không thường xuyên hoặc không đúng cách khiến sữa không ra được. Mẹ bé hãy chườm nóng vú, dùng tay vắt sữa và cố gắng cho bé bú thường xuyên, đúng cách. Nếu vú bị tắc tia sữa hoặc sưng đỏ, đau, mẹ bị sốt, hãy đi khám để điều trị.

Nứt núm vú thường xảy ra do bé bú không đúng cách, bé chỉ ngậm núm vú, không ngậm sâu vào quầng vú mẹ. Chỗ nứt dễ nhiễm nấm khiến mẹ bé rất đau khi cho bú. Mẹ bé phải cần tiếp tục cho bú và cho bú đúng cách để bé được đảm bảo dinh dưỡng, để mẹ bé không bị đau tức và mất sữa. Khi bắt đầu bú, bé thường mút mạnh hơn, mẹ bé hãy cho bé bú bên không đau trước. Nếu quá đau mới nên vắt sữa cho bé uống. Thường thì chứng nứt đầu vú sẽ tự khỏi. Riêng đối với các trường hợp bé bị nhiễm nấm, miệng bé có tưa dày màu vàng, mẹ bé và bé hãy cùng đến bác sĩ để chữa.

  • Cho bé ăn bổ sung và cai sữa như thế nào?

Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé cần ăn thêm thức ăn khác. Hai bạn hãy cho bé ăn thêm bột, rau, hoa quả, thịt... Cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Bé sẽ quen dần.

Mẹ bé nên cho bé bú ít nhất là đến 1 tuổi. Nếu có thể, hãy cho bé bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn. Khi cai sữa, hãy theo phương pháp cai dần dần: Tập cho bé ăn các thức ăn khác, khi bé đã quen ăn và ăn được nhiều, hãy cho ăn trước khi cho bú, cho bú ít bữa dần, sau bỏ hẳn. Làm vậy sẽ khiến bé dần dần bớt hào hứng bú, khi bị cai sữa hẳn sẽ đỡ nhớ, đỡ khóc, còn vú mẹ tiết sữa ít dần đi, không bị tức sữa.

  • Còn nếu không cho bú sữa mẹ?

Có một số trường hợp do tình trạng sức khoẻ hoặc do điều kiện làm việc của mẹ mà bé phải bú sữa bò. Nếu vậy, bố mẹ bé hãy tìm loại sữa phù hợp với số tháng tuổi của bé, pha sữa theo đúng chỉ dẫn, đừng bao giờ cho thêm nước hoặc thêm đường. Các dụng cụ pha và bình sữa phải thật vệ sinh (như luộc nước sôi, rửa bằng nước đã đun sôi). Nước pha sữa phải là nước sạch đun sôi. Hai bàn tay pha sữa phải thật sạch. Khả năng chống bệnh của bé còn yếu lắm, vệ sinh sẽ là vô cùng quan trọng.


Bệnh lây qua đường tình dục
Chăm sóc bà mẹ và em bé
Các biện pháp tránh thai
Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ
Các khối u và ung thư
Các thủ thuật y tế thường dùng trong hộ sinh
Các vấn đề phức tạp đối với việc sinh nở
Có thai ngoài ý muốn
HIV/AIDS là gì?
HIV/AIDS đã trở thành một nạn dịch
Hoóc môn
Hút, nạo thai là thế nào?
Hệ sinh dục nam giới
Hệ sinh dục nữ
Khi nào nên đi “giải quyết” ?
Làm thế nào để mẹ bé và bé khỏe?
Mách mẹ bé một số cách để dễ chịu hơn khi mang thai
Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh
Một số chủ đề về tình dục thường được quan tâm
Một số thay đổi khác thường gặp
Một số trường hợp khó khăn
Một số tâm trạng của tuổi tứ ngũ lục tuần
Một số vấn đề chung của cả hai giới
Một số vấn đề khác
Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục
Một số điều cần biết về việc cho con bú
Một số điều liên quan đến tình dục
Một số điều lầm tưởng về tình dục
Người khỏe mạnh nên đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Người ta có dễ thụ thai không?
Những quan niệm thường gặp về giới nam, giới nữ
Những thay đổi về sinh lý
Những thay đổi về tâm lý
Những yếu tố quan trọng trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
Những đường lây truyền HIV và cách phòng tránh
Nếu yêu nhưng không muốn quan hệ tình dục thì phải làm sao?
Quá trình chuyển dạ thông thường
Sinh nở
Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé
Sự thụ thai, phép màu của tạo hoá
Thanh niên nhìn nhận về tình dục trước hôn nhân
Thay đổi về khả năng sinh sản
Thế nào là tình dục đẹp?
Tránh thai có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ?
Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Trứng và tinh trùng - khởi đầu cuộc sống
Tác động đến sức khoẻ
Tình bạn khác giới
Tình dục khi mang thai
Tình dục ở tuổi tứ ngũ lục tuần
Vô sinh
Vẻ đẹp cơ thể mẹ
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Đây là lúc thực sự cần có cả hai người
Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào?
Địa chỉ cần đến


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO