BỆNH LOÃNG XƯƠNG

PTS. BS LÊ ANH THƯ

Bệnh viện Chợ Rẫy

Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta đều được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó có một loại bệnh lý của con người khi có tuổi mà nổi cộm là các bệnh tim mạch, xương khớp và chuyển hóa. Tuổi già đang là một thách thức lớn của nhân loại, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người có tuổi đang là những yêu cầu rất chính đáng của xã hội. Riêng đối với ngành thấp khớp học. Loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, rất cần được quan tâm để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ cho người có tuổi và giảm bớt các chi phí về y tế xã hội cho việc điều trị các biến chứng mà bệnh có thể gây nên như: gãy lún cột sống, gãy cổ xương đùi...

Một trong những thành tựu rất lớn của Y học nói riêng và của khoa học kỹ thuật nói chung là nâng cao tuổi thọ cho con người. Với sự gia tăng tuổi thọ, số người có tuổi (65 tuổi) ngày càng cao và chiếm một vị trí rất đáng kể trong dân số (hiện chiếm khoảng 12% dân số thế giới, dự tính con số này sẽ là 17% vào năm 2020). Có sinh tất có tử và có lão ắt khó tránh khỏi bệnh vì vậy tuổi tác đang là thách thức đối với nhân loại cũng là thách thức đối với mỗi chúng ta. Loãng xương là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở người có tuổi, là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sống, gây tàn phế và làm giảm tuổi thọ cho con người. Hàng năm, chi phí cho điều trị loãng xương ở các nước phát triển không ngừng tăng lên. Ở nước ta các chi phí về y tế cho việc điều trị loãng xương còn chưa tính được nhưng riêng ở Mỹ, một đất nước phát triển vào loại hàng đầu của thế giới, chi phí cho điều trị loãng xương luôn là một con số rất đáng được toàn xã hội quan tâm: 5,1 tỷ USD/năm (1986), 6,1 tỷ USD/năm (1990), 7 tỷ USD/năm (1992) và gần 10 tỷ USD (cuối thập niên 90).

LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ?

Loãng xương (còn được gọi xốp xương hay thưa xương) là một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương (Bone Mineral Density-BMD) hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, hậu quả của sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương, khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay... Nói đơn giản hơn loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương.

BỘ XƯƠNG ĐƯỢC CẦU TẠO NHƯ THẾ NÀO?

Bộ xương chiếm khoảng 15 - 17% trọng lượng cơ thể, được coi là ngân hàng khoáng chất của cơ thể. Cấu tạo của bộ xương gồm hai phần chính là các chất hữu cơ và các khoáng chất. Các chất hữu cơ chiếm 30% trọng lượng của bộ xương, tạo nên một khung protein để các khoáng chất như calci, phospho, magnesi... gắn vào. Các khoáng chất chiếm 70% trọng lượng của bộ xương, quan trọng nhất là calci, phospho và magnesi.

Cấu tạo xương được điều hòa chủ yếu nhờ hai loại tế bào chính: các tế bào sinh xương (tạo cốt bào - osteoblast) và các tế bào hủy xương (hủy cốt bào - osteoclast). Ở tuổi trẻ (dưới 25 tuổi), khi cơ thể đang phát triển, hoạt động của các tế bào sinh xương sẽ trội hơn hoạt động của các tế bào hủy xương, khối lượng khoáng chất của bộ xương tăng dần cùng sự phát triển của cơ thể để đạt tới khối lượng đỉnh. Ở độ tuổi 25 - 40 hoạt động của các tế bào sinh xương và các tế bào hủy xương cân bằng giữ cho khối lượng của bộ xương ổn định. Đây cũng chính là giai đoạn bộ xương có khối lượng khoáng chất cao nhất (optimal peak bone mineral density). Từ tuổi 40 trở đi, hoạt động của các tế bào hủy xương sẽ trội hơn hoạt động của các tế bào sinh xương, khối lượng khoáng chất của bộ xương sẽ giảm dần theo tuổi với tốc độ mất xương từ 0,5 đến 1% mỗi năm. Riêng ở phụ nữ, sau khi mãn kinh, tốc độ mất xương sẽ nhanh hơn hẳn nam giới cùng tuổi. Trong 5-10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương là 2-4% khối lượng xương mỗi năm.

NHỮNG AI SẼ BỊ LOÃNG XƯƠNG?

Tất cả chúng ta, đến lúc có tuổi (trên 65 tuổi) ai cũng bị loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát còn gọi loãng xương người già hay loãng xương type II, một tất yếu của quá trình phát triển, lúc này các tế bào sinh xương (osteoblast) bị lão hóa, sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế và có sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục. Loãng xương tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.

Quá trình loãng xương sẽ xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, gây nhiều hậu quả nặng nề như gãy, xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay (xương cổ tay)... và được gọi là loãng xương thứ phát hay loãng xương type I khi có thêm các nguyên nhân:

1. Phụ nữ sau khi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính (oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương). Khối lượng xương sẽ mất đi từ 2 - 4% mỗi năm trong suốt 10 đến 15 năm đầu sau mãn kinh. Khối lượng xương của đa số phụ nữ (65 tuổi giảm từ 30 đến 50%, có người chỉ còn không tới 30% khối lượng xương. Chính vì vậy, ở phụ nữ tuổi (65 thường gặp các biến chứng nặng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay... hơn hẳn nam giới cùng tuổi.

Hình 1: Cắt ngang qua 2 xương cổ tay ở nam giới 70 tuổi (dưới) và nữ giới 70 tuổi (trên) Loãng xương ở nữ giới nặng hơn rất nhiều so vớ nam giới cùng tuổi

2. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất động), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)... vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.

3. Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường... và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).

4. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều calci qua đường tiết niệu.

5. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

6. Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (insulin), thuốc chống đông (heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid (corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

Xin xem tiếp kỳ sau: YẾU TỐ NGUY CƠ, BIỂU HIỆN VÀ HẬU QUẢ CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương

Bệnh bại liệt sắp được thanh toán trên phạm vi toàn cầu
Bệnh cơ xương khớp và đái tháo đường
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh về xương
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các bệnh Xương Khớp trong Thập niên 2000 - 2010
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Liệt hai chi dưới
Lắp đặt xương hông giả kỹ thuật nào, kết quả ra sao?
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Phòng chống loãng xương ở phụ nữ trẻ
Protein giúp chống loãng xương
Stress sau sang chấn
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Thứ Hai - ngày đột quỵ
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Tại sao bạn bị chuột rút
Tại sao cần bổ sung canxi
Vì sao nữ hay bị loãng xương hơn nam
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Đừng tin quảng cáo thuốc tăng chiều cao

Các bệnh xương

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chạy bộ giúp chống thoái hoá xương
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Để xương chắc khỏe: Tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi

Các bệnh cột sống

20 bài thuốc chữa đau lưng
6 biện pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng
Bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh dày xương đốt sống
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Bệnh Đau Thắt Lưng (back Pain) 
Chứng đau lưng nguyên nhân, cách phòng và chữa trị
Chữa bệnh đau lưng bằng xi măng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Các chứng đau lưng thường gặp
Các cách thức ngăn ngừa đau lưng
Cơ hội mới chữa thoát vị đĩa đệm
Gai cột sống có phải là nguyên nhân gây các chứng đau lưng thông thường
Gai cột sống, thoái hóa cột sống, ðau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm?
Gãy đốt sống cổ do sơ suất
Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách
Những phát hiện mới về đau lưng
Những tiến bộ trong chuyên ngành phẫu thuật cột sống
Phương pháp CHIROPRACTIC chữa bệnh đau lưng
Thoái hóa đốt sống cổ
Tìm ra cách phục hồi dây cột sống bị tổn thương
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp - bệnh dễ gây tàn phế
Vẹo cột sống bẩm sinh
Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì
Đau thắt lưng không hẳn là đau thận
Điều trị lao cột sống
Điều trị đau thắt lưng tại nhà

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ