KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN HÔN MÊ.

Hôn mê bao giờ cũng là một biểu hiện nặng, là triệu chứng  hoặc biến  chứng cuối cùng  của rất nhiều bệnh. Tùy theo nguyên nhân mà hôn mê có thể  xảy ra đột ngột hay dần dần. Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi rất khó, nhất là khi người bệnh  chỉ đến có một mình,  không có người nhà đi kèm để phản ánh tình trạng trước khi hôn mê. Mặc dù những khó khăn đó, người thầy thuốc cần cố gắng phát hiện nguyên nhân, vì trong khá nhiều trường hợp người ta thường  thấy công hiệu rất rõ và rất chắc chắn của các loại thuốc dùng đúng lúc, đúng nguyên nhân của hôn mê, ví dụ: quinin đối với hôn mê do sốt rét cơn ác liệt, các loại thuốc kháng sinh đối với hôn mê do viêmmàng não hoặc viêm não, insulin đối với hôn mê do đái tháo đường, dung dịch ngọt ưu trương đối với hôn mê hạ glucoza máu, v.v….

Phát hiện hôn mê thường dễ vì đó là  một trạng thái bệnh lý, trong đó người bệnh mất hẳn liên hệ ngoại giới, nhưng sự sống dinh dưỡng vẫn tồn tại cho nên chẩn đoán hôn mê  có thể dựa trên:

1. Ba yếu tố mất:

- Mất vận động tự chủ.

- Mất trí tuệ.

- Mất cảm giác.

2. Ba yếu tố còn:

- Phổi vẫn còn thở.

- Tim vẫn còn đập.

- Bài tiết vẫn còn.

Trái lại, chẩn đoán nguyên nhân hôn mê có khi dễ biết ngay, nhưng nhiều khi rất khó, cần phải có một cách khám có hệ thống mới phát hiện được hướng chẩn đoán lâm sàng.

  1. Cách khám một người bệnh hôn mê

  2. Chẩn đoán

  3. Nguyên nhân

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân