Commic book - 50 câu hỏi HIV - AIDS
Phụ lục Những điều cần biết về HIV/AIDS
1. AIDS (SIDA) là gì ?
AIDS (SIDA) là một bệnh lây truyền do siêu vi(virus) tên là HIV gây ra, làm hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bị suy yếu dần, cuối cùng phát ra nhiều chứng, bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong.
2. Vì sao nói AIDS là bệnh nguy hiểm nhất?
AIDS nguy hiểm vì:
Bệnh chết người, chưa có thuốc phòng và trị.
Lây lan âm thầm do không biết ai là người đã nhiễm.
Ảnh hưởng trầm trọng:
+ Cá nhân: khủng hoảng tâm lý, có thể bị đối xử phân biệt và khi phát bệnh thì chắc chắn chết.
+ Gia đình: mất mát, đổ vỡ...
+ Đất nước: tổn thất kinh tế, xã hội, suy yếu giống nòi...
3. HIV là gì?
HIV là siêu vi gây suy giảm miễn dịch ở người.
HIV có 2 loại là: HIV1 và HIV2 .
HIV không sống lâu khi ra ngoài cơ thể. Nó dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ trong nước từ 56oC trở lên và các chất tẩy uế thông thường như nước javel, chloramine. Tuy nhiên, nhiệt độ lạnh, sự khô ráo, tia X, tia cực tím không diệt được HIV. Trên giọt máu HIV có thể sống từ 2 đến 7 ngày.
4. Cách thức gây bệnh của HIV như thế nào?
Bạch cầu là thành phần chủ yếu của hệ miễn dịch được ví như chiến sĩ bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh nhiễm trùng và một số ung thư. HIV xâm nhập vào cơ thể tấn công ngay chính bạch cầu làm hệ miễn dịch suy yếu dần. Sau một thời gian, cơ thể mất sự bảo vệ nên bị các mầm bệnh thừa cơ hủy hoại dẫn đến tử vong.
5. Diễn biến sau khi nhiễm HIV ra sao?
* Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính
Một số ít các trường hợp có các triệu chứng giống cảm cúm (sốt, mỏi mệt, sưng hạch) rồi tự khỏi.
Xét nghiệm HIV thông dụng thường chưa phát hiện được.
Giai đoạn này từ 1 3 tháng, đôi khi có thể đến hơn 6 tháng.
* Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không triệu chứng
Chỉ có xét nghiệm HIV mới phát hiện được mà thôi.
Giai đoạn này có thể thay đổi từ 6 tháng 10 năm.
* Giai đoạn 3: Giai đoạn trung gian
Bắt đầu có các triệu chứng như: nổi hạch không đau kéo dài, loét miệng, đẹn miệng, giời leo ....
* Giai đoạn 4: AIDS thực sự
Bệnh bộc phát nghiêm trọng gây tử vong vì:
+ Nhiễm trùng cơ hội
+ Gầy mòn
+ Viêm não do HIV
+ Ung thư Kaposi hoặc ung thư Lympho bào
Bệnh nhân thường chết trong vòng 6 tháng đến 2 năm.
Thời gian từ lúc nhiễm HIV đến khi phát bệnh nhanh chậm tùy thuộc: loại HIV, tuổi, thể chất, có hay không các bệnh nhiễm trùng khác kèm theo.
6. AIDS lây truyền như thế nào?
AIDS lây truyền qua 3 đường:
Quan hệ tình dục khác phái (nam nữ) hoặc cùng phái (nam nam). Đường lây qua quan hệ tình dục chiếm 75 85% các trường hợp nhiễm HIV.
Đường máu: truyền máu không an toàn hoặc tiêm chích, châm cứu, rạch da, cắt lể, ... không khử trùng đúng cách, đặc biệt là chích ma túy.
Mẹ truyền sang con khi mang thai, lúc sanh.
HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như ăn uống chung, nụ hôn ngoài miệng, bắt tay, ho, hắt hơi, mặc chung quần áo... Muỗi, súc vật không làm lây truyền HIV.
7. Phòng AIDS bằng cách nào?
Chung thủy với bạn tình (không bị nhiễm)
An toàn tình dục như sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục với người không biết rõ hoặc đã biết có nhiễm HIV.
Chỉ tiêm chích khi thật cần thiết và sử dụng kim ống chích đã khử trùng đúng cách hoặc sử dụng loại dùng một lần rồi bỏ.
Dùng riêng các đồ dùng có dây dính máu hoặc nếu dùng chung phải khử trùng đúng cách.
Khử trùng đúng cách như: nấu sôi các y dụng cụ liên tục 20 đến 30 phút kể từ lúc sôi; tẩy uế quần áo, đồ vải dính máu bằng cách ngâm nước Javel pha loãng 1/10 trong 30 phút trước khi giặt lại.
Mang găng, khẩu trang và thận trọng khi thao tác tiêm chích, mổ xẻ, chữa răng, đỡ đẻ...hoặc khi tiếp xúc máu hoặc dụng cụ xuyên da dây dính máu.
Truyền máu an toàn, tức đã kiểm tra HIV.
Phụ nữ nhiễm HIV tránh mang thai hoặc dùng AZT để phòng lây truyền HIV sang con.
8. Làm sao biết bị nhiễm HIV?
Làm xét nghiệm HIV: khởi đầu bằng xét nghiệm ELISA
Nếu kết quả âm tính: người thử không nhiễm hoặc còn đang trong "Thời kỳ cửa sổ".
Nếu kết quả dương tính sẽ làm tiếp xét nghiệm Western Blot, nếu kết quả Western Blot cũng dương tính: kết luận người thử nhiễm HIV.
Thời kỳ cửa sổ là thời gian đầu khi HIV đã xâm nhập cơ thể nhưng kháng thể chống HIV chưa có hoặc có với số lượng còn quá ít nên xét nghiệm chưa phát hiện được. Thời kỳ cửa sổ kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể.
9. Đối xử với người nhiễm HIV như thế nào?
Không rêu rao, kỳ thị, đối xử phân biệt.
Quan tâm, động viên, giúp đỡ bằng thái độ tôn trọng, lòng nhân ái và chân thành.
10. Chăm sóc người nhiễm HIV như thế nào?
Chăm sóc ngay khi còn khỏe, tại gia đình.
Chăm sóc cả về tinh thần và thể chất, lâm sàng và điều dưỡng với sự yểm trợ của xã hội.
Nếu giữ gìn sức khỏe và được chăm sóc tốt, người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh, sống hữu ích cho gia đình và xã hội.