26o BỆNH TẬT TRẺ EM


X. CÁC BỆNH KHÁC Ở TRẺ EM

183. Cúm, trạng thái cúm

Mỗi khi cháu bé mệt hoặc sốt, chúng ta không nên nghĩ ngay là cháu bị cúm. Bệnh gì thì phải nhờ bác sĩ xác định vì có nhiều bệnh khác nhau cùng có những triệu chứng ban đầu giống như cúm: ớn lạnh, run, thân nhiệt tăng, mặt đỏ, họng khô, đau lưng và chân tay. Hiện tượng ho càng ngày càng nhiều không phải là triệu chứng của cúm. Ða số trẻ em hễ bệnh là ỉa chảy và nôn, cứ 24 giờ hay 48 giờ là lại sốt cao một lần.

Khi đã xác định là cháu bé bị cúm, bác sĩ sẽ yêu cầu phải để cháu nằm nghỉ tại giường trong thời gian một vài ngày. Nên cho cháu uống nhiều nước trái cây, nước chanh.

Trong thời gian có dịch bệnh, tránh để các cháu bị lạnh, mệt và tập trung nơi đông người.

Nếu bà mẹ bị cúm, nên để người khác săn sóc con mình. Khi cần cho con bú, nên đeo khấu trang.

Ðối với các trẻ thơ, bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng từ viêm tai, mũi, họng tới viêm phế quản, viêm phổi, ho, hen tới độ khó thở.

Việc tiêm chủng chống bệnh cúm cho các cháu hiện nay chưa thực hiện được rộng khắp nhưng rất cần đối với các cháu có thể trạng yếu và hay có bệnh tai-mũi-họng.

184. Bệnh ban đào

Bệnh ban đào do vi rút gây ra là bệnh hay lây, có thể thành những dịch nhỏ về mùa thu và mùa đông. Bệnh thường gặp ở TRẺ EM DƯỚI 3 TUỔI, BỖNG NHIÊN BỊ SỐT cao trong nhiều ngày. Tới ngày thứ 4, thứ 5, Bé có thể khỏi sốt, đồng thời khắp người Bé nổi ban đỏ trong vài giờ hoặc một, hai ngày.

Tuy những lúc sốt cao, cháu bé có thể bị co giật, nhưng bệnh này chỉ là một bệnh nhẹ.

185. Chứng ban xuất huyết.

Chứng ban xuất huyết có đặc điểm: các vết đỏ đủ cỡ nổi cách nhau trên da, đôi khi thành từng mảng rộng do máu thoát ra từ các mạch li ti (mao mạch) dưới da tạo thành. Cháu bé bị ban xuất huyết đôi khi số, chảy máu cam, đau người v.v...

Chứng ban xuất huyết có thể liên quan đến sự giảm số lượng những tiểu cầu trong máu, làm rối loạn sự đông máu - hoặc do sự hư hại của chính những mao mạch dưới da làm máu thoát ra được.

Nguyên nhân của chứng ban xuất huyết có thể do nhiễm trùng (vi trùng màng não cầu), hoặc virút (bệnh sởi, bệnh tăng đơn bào...) hoặc do chất độc trong thuốc mà cơ thể cháu phản ứng lại. Chứng này còn là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng về máu do tổn thương của tủy xương gây RA.

ở TRẻ SƠ SINH - Các cháu sơ sinh ra đời sau một cuộc đẻ khó của bà mẹ, có thể có các nốt đỏ trên mặt: đó là những mạch máu nhỏ bị vỡ. Hiện tượng này sẽ qua đi không có gì đáng lo ngại. Kể cả hiện tượng xuất huyết nhỏ trong lòng trắng mắt cũng vậy.

Nếu chứng này đi đôi với hiện tượng giảm đáng kể số lượng tiểu cầu trong máu thì phải chú ý xem cháu có bị chứng nhiễm trùng SƠ SINH KHÔNG.

PHáT BAN Vì BệNH ÐAU MàNG óC - Nếu cùng với hiện tượng phát ban, cháu lại sốt thì phải nghĩ ngay tới một tổn THƯƠNG Ở MÀNG ÓC... VÀ PHẢI ÐƯA CHÁU TỚI BÁC SĨ HOẶC VÀO BỆNH VIỆN NGAY.

PHáT BAN DO DạNG BệNH THấP - Thường thấy ở các chi dưới. Nếu phát ban kèm theo hiện tượng đau vùng bụng thì phải nghĩ tới trẻ bị lồng ruột hoặc có liên quan tới thận, nhất là khi nước tiểu có máu và anbumin. Cũng có những trường hợp phát ban có giảm số lượng tiểu cầu mà chẳng có nguyên nhân gì cả.

Chứng phát ban nói chung thường khỏi sau vài tuần chữa trị. Nhưng cũng có những trường hợp kéo dài tới 5-6 tháng: đó là chứng phát ban mãn tính. Việc chữa trị mất nhiều công sức hơn.

186. Bệnh tinh hồng nhiệt.

Bệnh tinh hồng nhiệt do một loại liên cầu trùng tán huyết gây ra. Hiện nay bệnh này hiếm thấy và cũng không còn nguy hiểm như xưa. Thời gian ủ bệnh từ 4 tới 5 ngày. Các cháu bị bệnh đột ngột sốt cao, đau HỌNG VÀ CÓ HẠCH Ở CỔ, chóng mặt và nôn ói.

Người mẩn đỏ rất nhanh, những nốt mầu đỏ nối nhau thành từng mảng rộng, có những đường viền không đều, bắt đầu từ cổ nách, khuỷu tay rồi lan ra toàn thân kể cả mặt, trừ vùng miệng và mắt. Ðặc biệt chỉ sau vài ngày lưỡi của cháu bị bệnh có màu đỏ tươi như mầu trái dâu.

Nếu không có biến chứng, bệnh thuyên giảm trong vòng vài ngày: thân nhiệt xuống, các mảng đỏ lặn mất. Khoảng 2, 3 tuần sau, da bắt ÐẦU BONG, NHẤT LÀ Ở BÀN TAY và bàn chân có thể bóc thành mảng vảy.

Những biến chứng của bệnh này, ngày xưa rất nguy hiểm nhưng nay hầu như không còn nữa nhờ tác dụng hữu hiệu của thuốc penicilline đối với các trùng streptocoque.

Những biến chứng, nếu có, thường tác động tới thận và khớp. Khi bị bệnh, người ta thường xét nghiệm nước tiểu để xem có anbumin trong thành phần không.

Hiện nay ít gặp những trường hợp bệnh này ở TRẠNG THÁI NẶNG. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP nhẹ xảy ra trong thời gian ngắn với các triệu chứng đã biết như: bệnh dễ lây lan, đau họng, xét nghiệm thấy có vi trùng streptocoque trong mẫu tế bào lấy ở họng ra; bong da chân, tay.

187. Bệnh bại liệt.

Trước đây, bệnh bại liệt là một bệnh thật đáng sợ vì bệnh có thể gây biến chứng tức thì làm cho không thở được, hoặc sau này làm trẻ em bị teo cơ và bại liệt. Ngày nay, bệnh này gần như không còn ở CÁC NƯỚC MÀ TRẺ EM ÐƯỢC UỐNG THUỐC ngừa hay tiêm phòng bệnh này cùng với một số bệnh khác nữa.

Vậy, nên làm gì đối với các cháu nhỏ nơi còn dịch bệnh? CÓ NHIỀU TRƯỜNG HỢP:

- Trẻ em đã được tiêm phòng bệnh trong vòng 2-3 năm trở lại đây: không phải lo ngại gì.

- Trẻ em mới tiêm một lần: cần tiêm ngay lần nữa hoặc uống thuốc cho đủ liều.

- Trẻ em chưa tiêm hoặc uống thuốc phòng bệnh: đi tiêm và uống thuốc ngay.

Sau ngày tiêm hay uống thuốc 8 ngày, thuốc sẽ có tác dụng. Nhưng cần phải tiêm hoặc uống thuốc tiếp, đúng kỳ hạn, đủ liều lượng.

Các cháu mắc bệnh sẽ có các triệu chứng: nôn ói hoặc các biểu hiện khác của sự rối loạn tiêu hóa, sốt, đau trong chân, trong tay, đau đầu, họng đỏ.

Hãy cho cháu nằm nghỉ và điện thoại ngay cho bác sĩ, hoặc đưa cháu vào bệnh viện.

188. Bệnh đậu mùa.

Theo tổ chức sức khỏe thế giới (OMS) thì bệnh đậu mùa ngày NAY GẦN NHƯ KHÔNG CÒN NỮA. ĐÓ là vì việc tiêm phòng bệnh đã được tiến hành trên khắp thế giới và mỗi khi phát hiện bệnh, người ta đã biết cách ly người bệnh, nơi có dịch bệnh với mọi người.

Tuy vậy, ở một số nước có điều kiện vệ sinh kém, chứng bệnh này vẫn có thể xảy ra và chỉ cần một người ở nơi bệnh di chuyển tới nơi khác sẽ làm cho nơi đó có dịch bệnh. Nhưng nhờ có sự kiểm soát ngặt NGHÈO Ở BIÊN GIỚI VỀ Y TẾ nên hiện tượng này cũng ít khi xảy ra. Trên thế giới mỗi lần ở ÐÂU CÓ BỆNH NÀY LÀ NGƯỜI TA LẠI thông báo rộng đi khắp các nơi, và mọi người lại tiêm chủng để phòng BỆNH.

Pháp, người ta không còn chủng ngừa bệnh này nữa, nhưng những người di du lịch sang các nước khác vẫn ÐƯỢC KHUYẾN CÁO NÊN TIÊM CHỦNG ÐỂ PHÒNG NGỪA.

CHú ý - Những trẻ em đang bị ngứa dị ứng (eczema) không những không được tiêm phòng bệnh mà cũng không được tiếp xúc với các trẻ em nào vừa tiêm phòng bệnh.

Không tiêm chủng phòng bệnh cho các cháu đang có bệnh ngoài da hoặc bệnh thận, bệnh thần kinh, bệnh đau màng óc, viêm não.

Vắc xin ngừa bệnh đậu mùa đôi khi có thể gây những biến CHỨNG Ở DA VÀ NÃO. ĐẤY cũng là một lý do để người ta không tiêm chủng thường xuyên nữa, khi thấy có thể bỏ qua được.

189. Thủy đậu.

Thủy đậu là bệnh nổi mụn hay gặp nhất ở trẻ em. Bệnh này rất dễ lây nên hầu như không cháu nào tránh khỏi bệnh. Bệnh này do tiếp xúc trực tiếp, do nước bọt và những vảy mụn. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 14-15 ngày, sẽ có các triệu chứng: chóng mặt và sốt nhẹ. Ðặc biệt là người nổi mụn, bắt đầu ở thân, rồi đến mặt, quanh miệng và da đầu. Những mụn nhỏ độ vài milimét, có chứa một chất lỏng bên trong, sẽ khô lại sau 48 giờ và hình thành một cái vẩy. Chừng 5-6 ngày sau, vẩy sẽ bong ra để lại trên da một cái sẹo lâu độ vài tuần. Những mụn nhỏ có chứa virrút bên trong nên dễ lây sang các cháu khác.

Hiện tượng mụn nổi lên kéo dài 2-3 ngày, gây ngứa khiến các cháu muốn gãi làm xước da, gây nhiễm trùng và các mụn lâu đóng vẩy. Thông thường, sau 15 ngày phát bệnh thì các cháu khỏi.

Thủy đậu là bệnh nhẹ. Trường hợp mụn nổi nhiều, các cháu có thể bị sốt cao nhưng rồi cơn sốt sẽ qua đi. Cũng đôi khi có trường hợp bệnh ảnh hưởng tới vùng tiểu não và hệ thần kinh làm cháu bé đi lảo đảo trong thời gian bệnh đang phát triển. Bệnh có thể kéo dài thêm một ít nhưng cũng khỏi sau vài tuần.

Trong thời gian cháu bé bị thủy đậu, việc chính là giữ gìn vệ sinh cho cháu: cắt móng tay và giữ sạch, không để cháu gãi để tránh nhiễm trùng da và lây lan sang cháu khác, mặc quần áo rộng và nhẹ. Không cần xoa phấn và chỉ tắm sau khi đã hết mụn. Nếu cần, chỉ bôi thuốc sát trùng lên những vẩy hoặc mụn to nhất. Bác sĩ có thể cho các cháu uống một ít thuốc an thần để cháu dễ ngủ, khỏi quấy và gãi vì ngứa.

Khi khỏi hẳn, cháu mới được tới trường hoặc nhà trẻ.

190. Bệnh thiếu máu (còn gọi là bần huyết).

Nếu bạn thấy mặt con mình bị tái nhợt, xin chớ vội kết luận cháu bị thiếu máu. Bởi vì nhiều khi mầu da tự nhiên của cháu là như vậy. Tốt nhất là cho cháu tới một bác sĩ.

Màu da chỉ là một phần, cần phải nhìn màu của môi, lợi, lật mí mắt coi bên trong mí: nếu màu sắc các phần này nhợt nhạt thì chắc cháu bé bị thiếu máu rồi. Chứng này còn kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi, người có vẻ lờ đờ, uể oải, kém hoạt động, không chịu ăn.

Máu của các cháu kém đỏ hơn bình thường vì thiếu huyết sắc tố, một thành phần quan trọng nhất của hồng cầu có chứa gần như toàn bộ chất sắt trong cơ thể. Huyết sắc tố có nhiệm vụ mang ôxy từ phổi tới các tế bào của các mô.

Các cháu bé từ 4 tháng tuổi trở đi dễ bị mắc bệnh này do việc nuôi dưỡng không đủ chất sắt. Tại sao ? Vì sữa không cung cấp đủ chất sắt cho các cháu.

Vậy tất cả các cháu bé chỉ nuôi bằng sữa đều bị chứng thiếu sắt chăng? Không phải. Khi được sinh ra, các cháu đã mang sẵn trong người một lượng chất sắt cần thiết của mẹ truyền cho rồi. Nhưng, có những trường hợp đặc biệt như các cháu sinh đôi, sinh ba phải cũng chia nhau một lượng chất sắt của mẹ chẳng hạn. Ngoài ra, khi các cháu bị ốm, bị tiêu chảy, bị bệnh thiếu huyết sắc tố do di truyền hoặc uống thuốc làm một số hồng huyết cầu bị tiêu diệt, chán ăn nên lượng sắt được tiếp tế không đủ cho cơ thể.

Ðối với các cháu bé mới sinh, các bà mẹ nên chú ý tới màu phân của Bé. Nếu màu nhợt nhạt là có vấn đề!

191. Chứng cao huyết áp.

Trẻ em kể cả các cháu sơ sinh cũng có thể bị chứng cao huyết áp, dù trường hợp này hiếm. Nguyên nhân bệnh có thể do thận có vấn đề, hoặc không xác định được.

Ðo huyết áp cho các cháu bé rất khó vì các cháu hay cựa quậy. Tuy vậy, càng ngày các bác sĩ càng chú ý tới việc này và thường PHẢI LẤY SỐ ÐO CỦA CÁC CHÁU Ở trạng thái nghỉ ngơi, thoải mái, không sợ hãi, để so với các số đo mẫu của từng lứa tuổi, chiều cao của Bé trai hay Bé gái.

192. Bệnh ưa chảy máu (bệnh huyết hữu)

Nguyên nhân bệnh ưa chảy máu là do cơ thể thiếu một số yếu tố cần thiết cho sự đông máu (có nhiều thể bệnh; trong số đó thể bệnh ưa CHẢY MÁU A LÀ THƯỜNG THẤY nhất). Chỉ có các Bé trai bị bệnh này mặc dù bệnh được truyền cho Bé từ các bà mẹ không bị bệnh.

Những triệu chứng của bệnh bắt đầu từ độ tuổi cháu bé biết đi: một vết thương nhỏ như bị đứt tay cũng gây chảy máu mãi. Hiện tượng chảy máu còn có thể xảy ra bên trong cơ thể, đặc biệt ở CÁC KHỚP NHƯ ÐẦU GỐI. NẾU KHÔNG được biết từ trước, những hiện tượng chảy máu ngoài và trong cơ thể có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Ðể chữa trị bệnh, cần truyền nhiều lần cho bệnh nhân các loại máu tươi, huyết tương hoặc máu có các yếu tố đông máu. Thường cần phải có các nhóm bác sĩ chuyên ngành để theo dõi, chữa trị và đối phó với các biến chứng của bệnh.

Cháu bé bị bệnh cần phải được luôn luôn bảo vệ và tuyệt đối không tiêm chích bắp thịt.

193. Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasme.

Bệnh này gây ra bởi một loại ký sinh ở thịt chưa chín. Trẻ em có thể bị bệnh do ăn thịt chưa nấu kỹ hoặc do mẹ đã bị bệnh này khi mang thai rồi truyền lại cho con. Bệnh có các triệu chứng như: sốt, nổi hạch, mệt mỏi, đau bắp thịt, đôi khi da bị mẩn đỏ. Trẻ em đã bị bệnh một lần thì sẽ được miễn nhiễm. Bởi vậy, nếu các Bé gái đã bị bệnh lúc nhỏ thì sau này, khi các cháu tới tuổi sinh nở, cơ thể cháu đã được miễn nhiễm nên không lây sang con cái nữa.

Nhiều người mắc bệnh mà không biết, nên có tới 85% phụ nữ có máu miễn nhiễm về bệnh này.

194. Phân không bình thường

Trừ trường hợp cháu bé đi táo hoặc đi tướt, còn những NGÀY BÌNH THƯỜNG, PHÂN CHÁU CÓ THỂ NHƯ THẾ NÀO ?

PHÂN MềM, íT - Chứng tỏ sự tiêu hóa BÌNH THƯỜNG.

PHÂN Có CHấT NHầY TRắNG HAY XANH - Rối loạn tiêu hóa hoặc Bé bị sổ mũi. Nếu sự hô hấp cháu vẫn bình thường mà lại đi phân nhầy thì cần phải nói cho bác sĩ biết vì cháu có thể bị RỐI LOẠN NGAY Ở MÀNG NHẦY CỦA RUỘT.

PHÂN Có Mủ - Nếu trong chất nhầy lẫn TRONG PHÂN, CÓ CẢ MỦ THÌ CHÁU ÐÃ BỊ VIÊM Ở một bộ phận nào đó của cơ quan tiêu hóa. Mủ là các bạch huyết cầu, các vi trùng đã chết lẫn với các mảnh niêm mạc bị bong ra.

PHÂN Có MáU - Nếu bạn thấy tã hay trong "bô" của cháu bé có máu, hoặc rõ hơn là có máu chảy ở HẬU MÔN CỦA CHÁU BÉ RA, CẦN PHẢI ÐƯA cháu tới bác sĩ ngay. Nên giữ tã lại và lấy một ít phân trong bô vào một lọ nhỏ đã rửa sạch, mang tới bệnh viện để làm xét nghiệm.

Nếu cháu bé vẫn khỏe bình thường, không sốt thì trong đoạn trực tràng có thể có một cục thịt thừa (pô líp). Bác sĩ sẽ giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật nhỏ.

Việc lấy nhiệt độ cho cháu bé bằng đường hậu môn cũng có khi làm trực tràng bị thương nhẹ (dù nhiệt kế không bị vỡ). Vết thương như vậy cũng mau lành.

Ngoài ra còn có các nguyện nhân khác như: cháu bé đi táo, đi tướt, làm ruột bị tổn thương nhẹ. Trường hợp này, phải chữa bệnh táo hay đi tướt.

Một khả năng nữa cũng có thể xảy ra là cháu bị lồng ruột.

* PH?N XANH - Phân xanh không hẳn là điều đáng lo ngại vì chỉ thể hiện việc di chuyển quá nhanh của chất thải qua ruột, làm cho phân không đủ thời gian có được mầu bình thường. Hơn nữa, nên chú ý rằng việc ôxy-hóa của phân trong không khí ngoài trời, cũng có thể làm phân của cháu bé có màu xanh.

PHÂN XáM - Cháu bé ăn sữa bò cô ÐẶC CÓ THỂ LÀM CHO PHÂN CÓ MÀU XÁM.

PHÂN MầU NhạT HOặC MầU TRắNG - Phân mầu trắng có thể là biểu hiện của gan hoạt động yếu, có bệnh gan hoặc tắc ỐNG MẬT Ở CÁC TRẺ SƠ SINH.

PHÂN Có MầU SắC - Rau, củ cải đường, cà rốt đều làm cho phân có mầu sẩc của chúng. Chất sắt làm phân có màu đen.

Nếu bạn thấy phân của cháu bé khác thường, nên lấy mẫu, và mang tới bác sĩ để nếu cần thì làm xét nghiệm.

195. Nhiễm độc chì.

Trong các phòng ở lâu không sang sửa, sơn bằng loại sơn có chất chì trong thành phần, các cháu nhỏ có thể cho những mảnh sơn bị bong vào miệng và bị nhiễm độc chì. Triệu chứng của hiện tượng nhiễm độc chì là: đau bụng, đi táo hoặc đi tiêu chảy, rối loạn thần kinh, thấy người hốt hoảng, bị co giật, bị thương tổn về thận và máu.

Việc chữa trị có mục đích loại chì ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

196. Bệnh sốt nổi hạch, hay bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

Các trẻ sơ sinh ít khi mắc bệnh sốt nổi hạch, các cháu lớn hay mắc bệnh này hơn.

Các cháu mắc bệnh bị sốt và nổi hạch ở CỔ, Ở nách, ở háng.

Muốn xác định đúng là cháu đã bị bệnh này, phải làm xét NGHIỆM Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM (thử nghiệm phản ứng Paul-bunel). Bệnh thuyên giảm mau nhưng người bệnh còn thấy mệt mỏi trong nhiều tuần.

197. Sốt thương hàn.

Nước uống, sữa, kem, nước đá, hải sản (cua, sò, ốc...) đều có thể là nguyên nhân gây bệnh sốt thương hàn, nhất là về mùa hè.

Bệnh thương hàn có các triệu chứng như sau: mới đầu sốt như nhiều bệnh khác; rồi không muốn ăn, nôn, đau bụng, tiêu chảy (ở trẻ em, hiện tượng tiêu chảy có thể không xảy ra). Thân nhiệt có thể lên cao tới 40oC và không thuyên giảm mặc dù đã chữa trị như những lần sốt khác, đi phân lỏng, sức khỏe suy sụp nhanh.

Khi thấy cháu bé sốt cao, chắc các bạn phải mời bác sĩ tới ngay. Nếu nghi là sốt thương hàn, bác sĩ sẽ yêu cầu cho cháu nằm bệnh viện. Hiện nay, đã có nhiều loại thuốc kháng sinh rất hiệu nghiệm đối với bệnh thương hàn. Tuy vậy, sau khi khỏi bệnh, thời gian phục hồi được hoàn toàn sức khỏe rất lâu. Bệnh thương hàn thường làm cho người bệnh mất nhiều sức khỏe, khỏi rồi nhưng vẫn yếu và gầy.

Nếu bạn sợ cháu bé hoặc chính bạn có thể bị nhiễm bệnh, vì bạn sắp đi du lịch tới một nơi mà điều kiện vệ sinh không được đảm bảo lắm, hãy chích cho mình và cho cháu bé liều thuốc phòng bệnh thương hàn. Liều thuốc sẽ phải chích làm 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, lượng thuốc lần sau nhiều hơn lần trước. Chích một lần rồi năm sau mới chích lại. Lần thứ 3 cách lần thứ hai 5 năm. Chích thuốc đau và có thể bị sốt.

Hiện nay, việc chích thuốc ngừa bệnh thương hàn không được chú ý lắm, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên mọi người nên chích ngừa mỗi khi có dịch bệnh hoặc cần phải đi ra nước ngoài.

Trẻ em chỉ nên tiếp tục tới trường sau khi khỏi bệnh được 20 ngày trở đi. Nếu muốn tới sớm hơn, cần có chung kết quả hết trùng bệnh Ở PHÂN, SAU KHI THỬ PHÂN 2 lần, mỗi lần cách nhau 8 ngày.

Các cháu chung sống trong cùng gia đình với cháu bị bệnh, không cần thiết phải nghỉ học.

198. Hội chứng Ðao (Down).

Hội chứng do hiện tượng dị dạng nhiễm sắc thể ở CẶP NHIỄM SẮC THỂ 21, ÐÁNG LẼ CÓ 2 nhiễm sắc thể thôi thì lại có tới 3. Sự dị dạng này dẫn tới hậu quả cháu bé bị chậm phát triển về trí khôn, có một số dị tật bẩm sinh nhất là ở TIM, VÀ MỘT VẺ MẶT ÐẶC BỊỆT, HAI lông mày xếch, ngớ ngẩn vì chậm hiểu.

Người bị hội chứng này cũng như người bị tật nguyền. Các bậc bố mẹ nên liên lạc với những tổ chức nhân đạo, những trường, lớp dành riêng cho các cháu để được săn sóc đặc bịệt.

Nguyên nhân hội chứng này chưa được rõ, nhưng hay thấy ở CÁC TRẺ EM SINH RA KHI MẸ ÐÃ VƯỢT QUÁ tuổi 40.

199. Bệnh sởi.

Bệnh sởi do vi rút gáy ra, thường gặp ở các cháu bé trên 1 tuổi, có thể có dịch vào mùa xuân. Sau khi bị lây nhiễm từ 10 tới 15 ngày, các cháu bé có các triệu chứng như: ho, sốt. Hiện tượng ho của bệnh sởi có đặc điểm làm giọng cháu bé khàn khàn và làm ràn rụa nước mắt.

Sau mấy ngày bị sởi, tai, mặt, chân, tay và toàn thân cháu bé có những nốt đỏ nổi lên, rồi lại mất đi khoảng 4, 5 ngày sau. Cháu bé khỏi bệnh nhanh. Ngày nay, bệnh sởi ít khi có bịến chứng. Tuy vậy, ở NHỮNG CHÁU BÉ SỨC KHỎE KÉM VÀ NHỮNG bé da đen, bệnh sởi vẫn có thể gây ra viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi.

Cháu bé bị sởi có thể lây sang cháu khác ở THỜI KỲ TRƯỚC KHI NỔI BAN. NGƯỜI TA thường chủng ngừa cho các cháu từ tháng 12 trở đi, vì trước đó Bé còn giữ được các yếu tố miễn nhiễm trong người do mẹ truyền lại. Thuốc ngừa sởi thường pha thêm thuốc ngừa bệnh quai bị, có thể làm cháu bé sốt nhẹ, thuốc chặn được bệnh kể cả trường hợp cháu bé đã tiếp xúc với một cháu khác bị bệnh, trong vòng 5 hôm vì thuốc tác dụng nhanh hơn vi rút các cháu bé dễ bị bệnh phổi càng nên tiêm phòng bệnh sởi hoặc dùng chất gammaglobuline để tăng cường tính miễn nhiễm của cơ thể.

200. AIDS

AIDS là một bệnh nguy hiểm, chưa có phương pháp chữa trị HIỆU QUẢ, DO VI RÚT HIV GÂY ra. Vi rút này tấn công vào hệ thống miễn nhiễm của cơ thể làm cho khả năng tự bảo vệ của cơ thể bị suy yếu trầm trọng. Một người bị bệnh sẽ mang trong máu những kháng thể đặc bịệt nên khi xét nghiệm máu của người ấy sẽ cho kết quả dương tính.

Một phụ nữ thử máu thấy dương tính có 20% khả năng truyền vi rút bệnh cho con trong lúc còn mang thai hay khi sinh nở. Sữa mẹ có thể là nguồn lây bệnh. Bởi vậy, các phụ nữ máu đã dương tính không nên có mang và càng không nên đẻ.

Trẻ sơ sinh có bệnh thường thể hiện rõ từ tháng thứ 6: sức khỏe suy giảm, ngưng phát triển, bị đi bị lại các loại bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng hay virút liên quan tới các bệnh đường hô hấp như ho; đường tiêu hóa như tiêu chảy; hệ thần kinh như đau màng óc, bại liệt v.v... Bệnh thường tiến triển rất nhanh tới mức trầm trọng.

Các cháu nhỏ còn có thể mắc bệnh này do việc truyền máu tươi hoặc các chế phẩm của máu có nhiễm virút HIV.

Người phụ nữ mắc bệnh này, cần theo những lời khuyên sau đây, dù cho lời khuyên có phần khắc nghiệt :

- Nếu là con gái, không nên lấy chồng.

- Nếu lấy chồng, không nên có mang.

- Nếu có mang, phải sớm cho ra thai.

- Nếu muốn giữ thai, không được cho con bú sữa mẹ .

Vì, nếu bị nhiễm bệnh, đứa trẻ chỉ sống được vài tháng, làm bố mẹ thêm đau buồn. Nếu không lây bệnh, thì cháu cũng sẽ sớm bị mồ côi và trở thành một gánh nặng cho xã hội.

201. Quai bị.

Thông thường, các trẻ em ngoài 1 tuổi mới bị bệnh quai bị, và hay bị vào mùa đông hay mùa xuân. Nếu trước khi sinh cháu, bà mẹ đã từng bị bệnh này thì các em chắc chắn được miễn nhiễm từ 6 tới 7 tháng đầu.

Bệnh quai bị là một bệnh lây. Thời gian nung bệnh từ khi mắc bệnh tới khi có các triệu chứng vào khoảng 3 tuần, nhưng bệnh có thể lây sang cháu khác trước khi có triệu chứng bệnh mấy ngày.

Triệu chứng chính của bệnh là sự phồng lên của tuyến nước bọt dưới tai, một bên hoặc cả 2 bên. Cháu bé nuốt khó, đôi khi há miệng cũng khó. Tuyến phồng lớn nhất trong vòng 3 ngày, sờ vào sẽ làm cháu đau. Tới ngày thứ 5, chỗ phồng sẽ nhỏ dần và hết, nhưng thời gian cháu bé bị sốt có thể lâu hơn, từ 5 - 6 ngày kèm theo hiện tượng đau đầu, nôn ói và đau vùng bụng.

Bệnh có thể có các biến chứng nhẹ, đặc biệt có thể làm VIÊM CÁC TINH NOÃN Ở CÁC cháu trai đã tới tuổi trưởng thành, gây đau đớn. Bởi vậy, cháu bé có bệnh cần phải được cách ly cẩn thận với các anh trai và cả bố nữa. Hiện tượng viêm tinh hoàn ít khi ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, không như nhiều người vẫn nghĩ trước đây.

Trong thời gian bệnh, khi còn sốt thì cháu bé còn cần phải nằm nghỉ tại giường. Nhiều khi cháu hết đau ở một bên tai, cháu đã hết sốt, tưởng đã khỏi nhưng bệnh lại bắt đầu nổi lên ở BÊN TAI KIA.

Săn sóc các cháu bị quai bị, nên cho ăn thức ăn lỏng, tránh phải nhai nhiều. Ðể đỡ đau bác sĩ có thể cho các cháu dùng aspirin theo hướng dẫn và chườm khăn nóng lên trên chỗ phồng.

Các cháu có thể tiêm phòng bệnh quai bị kết hợp với việc phòng bệnh sởi và đậu mùa. Các cháu khỏi bệnh chỉ nên trở lại trường khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ.

202. Bệnh thấp.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có người già mới bị bệnh thấp. Không đúng. Trẻ em cũng bị bệnh này.

Thường thấy nhất là bệnh thấp khớp cấp, bệnh này thường ÍT GẶP Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI. CÁC CHÁU CÓ bệnh thấp, các khớp bị tấy đỏ, đau, sờ vào chỗ đau thấy nóng. Mỗi lần bị bệnh, lâu vài ngày có biến chứng đáng ngại nhất là biến chứng vào tim.

Bệnh này do vi trùng liên cầu trùng (streptocoque) gây ra, có thể là sau một lần viêm họng.

Thuốc kháng sinh péniciline rất có tác dụng với bệnh này.

Bệnh thấp khớp mạn tính thường có các triệu chứng như: sốt cao, có nốt đỏ dưới da vì các mạch máu vỡ, có hiện tượng tràn dịch ở MÀNG TIM. BÁC SĨ TRỊ BỆNH NÀY BẰNG thuốc có cortisone.

Còn một dạng khác của bệnh thấp trẻ em gần giống với bệnh THẤP KHỚP Ở NGƯỜI LỚN: CÁC khớp bị tổn thương một cách dần dần và từng đợt một dần tới sự cứng khớp và thành tật.

203. Bệnh uốn ván.

Chứng bệnh nguy hiểm chết người này may thay đã có thuốc PHÒNG CÓ HIỆU QUẢ 100%. Việt Nam 90% trẻ em đã được tiêm phòng bệnh uốn ván.

NHỮNG VI KHUẨN GÂY BỆNH UỐN VÁN Ở khắp mọi nơi: trong đất, bụi, phân người và súc vật... Bởi vậy, khả năng nhiễm bệnh đối với mọi người đều rất lớn, nhất là ở THÔN QUÊ. VẾT THƯƠNG KHÔNG CẦN SÂU hay rộng, cũng vẫn có thể nhiễm trùng uốn ván.

Phần lớn trường hợp chỉ vì giẫm phải một cái đinh rỉ, mắc chân vào một sợi dây kẽm gai, bị một cái dằm đâm vào dưới móng tay, bị xước tay vì một đồ chơi cũ đã mấy ngày không đụng đến...

Vết đốt của côn trùng, vết răng của chó, mèo, đều có thể là nơi xâm nhập của loại vi khuẩn uốn ván.

Bởi vậy, mọi vết thương dù to hay nhỏ cũng cần phải rửa sạch và sát trùng. Khi cháu nhỏ bị thương, bác sĩ sẽ quyết định có phải tiêm phòng thêm cho cháu nữa không, dù cháu đã vừa qua một đợt tiêm phòng rồi. Ðối với các cháu chưa tiêm phòng, phải tiêm phòng và theo dõi. Nếu CẦN, PHẢI TIÊM CHO ÐỦ LIỀU.

TRIệU CHứNG BệNH UốN VáN - Từ 5 tới 14 ngày sau khi bị nhiễm bệnh (sau khi giẫm phải đinh), đứa trẻ bị cứng bắp THỊT, ÐẶC BỊỆT LÀ Ở CỔ và hàm. Nạn nhân toát mồ hôi, càng ngày càng khó mở miệng, khó nuốt, đau đầu, đau chân tay, người run rảy, hơi sốt vật vã rồi bị co giật hoặc uốn cong người. Hiện tượng các bắp thịt bị co cứng lan ra toàn thân, cần phải chuyển ngay cháu bé tới trung tâm cấp cứu chuẩn về uốn ván.

204. Bệnh cơ.

Bệnh cơ có tính di truyền thường hay gặp ở CÁC CHÁU TRAI TỪ 4 TỚI 5 TUỔI. DẤU hiệu làm cho phải chú ý đến bệnh là: khi cháu ngồi xổm thì rất khó đứng lên.

Nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Hiện nay, người ta đã đề ra được các phương pháp để ngăn bệnh tiến triển và bịết trước căn bệnh của Bé bằng cách xét nghiệm mẫu máu từ lúc mới sinh.

205. Chứng đột tử hay cái chết bất ngờ chưa giải thích được của trẻ sơ sinh.

Những trường hợp trẻ em bị chết bất ngờ thường xảy ra trong thời gian dưới một năm tuổi. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa xác định được rõ ràng, nhưng hậu quả chắc chắn là một nỗi buồn vô hạn cho bố mẹ của Bé và cũng là niềm day dứt khôn nguôi cho nhiều thầy thuốc.

Chết bất ngờ được định nghĩa là cái chết tới với một cháu bé đang mạnh khỏe, mà không tìm được nguyên nhân xác đáng. Nhiều bố mẹ bỗng thấy con mình mất sắc, người mềm nhũn, đã tắt thở từ bao giờ không ai hay biết ngay trong nôi của Bé. Một số ít trường hợp, Bé lại hồi tỉnh lại khi được cấp cứu bằng các phương pháp phục hồi sự hoạt động của tim và sự hô hấp.

Hiện nay, ngành y học mới tạm dự đoán như sau: Khi ngủ, nhịp thở của các cháu không đều, có những khoảng thời gian ngưng thở quá lâu giữa 2 lần hít vào (lâu quá 20 giây) làm suy yếu cả hoạt động của tim. Hoặc trong bộ máy tiêu hóa, có thể xảy ra sự lưu thông ngược chiều của các chất từ dạ dày về ống thực quản, gây ra nghẹn thở.

Những dược phẩm có tính chất an thần, gây ngủ cũng có thể là nguyên nhân, vì ảnh hưởng tới sự hô hấp.

Từ những dự đoán trên, người ta đã chế ra những máy canh chừng các cháu bé khi ngủ. Máy được đặt tại giường của cháu bé; khi thấy thời gian ngưng thở của cháu bé lúc ngủ lâu quá mức cho phép, máy tự động phát hiệu báo động cho người lớn biết.

Hiện tượng chết đột ngột của các cháu bé hiện nay vẫn còn là một đề tài để các bác sĩ tại nhiều nước quan tâm, nghiên cứu.


MỤC LỤC

YKHOA.NET - Website Y Khoa Việt Nam

 


01. CHĂM SÓC KHI BÉ BỆNH
02. I. ÐẦU
03. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CỔ
04. III. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỰC
05. IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ PHẦN BỤNG
06. V. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TAY, CHÂN VÀ XƯƠNG
07. VI. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ BÀI TIẾT
08. VII. NHỮNG VẤN ĐẾ LIÊN QUAN TỚI DA
09. VII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHOẺ
10. XI. TAI NẠN
11. X. CÁC BỆNH KHÁC Ở TRẺ EM
12. 0XI. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
230 bệnh tật trẻ em - Mục lục


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO