KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN SỐT

Sốt là hiện tượng tăng  thân nhiệt, một biểu hiện bệnh lý của rất nhiều bệnh, thuộc bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, vì đấy là một phản ứng của cơ thể đối với nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố nhiễm khuẩn và các nhân tố không nhiễm khuẩn.

Phát hiện sốt rất đơn giản: nhưng cần phải có nhiệt kế mới xác định được  sốt, không nên dựa vào cảm giác của người bệnh, cũng như vài nhận định  khi sờ da, sờ trán người bệnh, vì không trung thực, không cụ thể.

Nếu phát hiện sốt thường dễ dàng và đơn giản, thì trái lại chẫn đoán nguyên nhân  sốt có khi cũng dễ dàng, nhưng nhiều khi rất khó, đòi hõi ở người thầy thuốc một sự hỏi bệnh  và khám bệnh toàn diện, tỉ mỉ và trong nhiều trường hợp vai trò của xét  nghiệm cận lâm sàng rất quan trọng, không những để chẩn đoán mà  có khi để phát hiện một chẩn đoán mà lâm sàng chưa có  hoặc không có biểu hiện gì cả.

Song song với việc tìm nguyên nhân của sốt, rất cần thiết cho việc điều trị, người thầy thuốc còn cần phãi phát hiện  và  nhận định các rối loạn chức năng, các biểu hiện toàn thân  kèm theo do hiện tượng sốt gây nên, không kém phần quan trọng vì có khi người bệnh chưa chết hoặc không thể chết  bởi các tác nhân gây sốt  mà đã chết bởi  những rối loạn chức năng hoặc toàn thân.

Cho nên trước một người bệnh sốt, việc khám bệnh cần phải theo  một trình tự nhất định.

  1. Cách khám một người bị sốt

  2. Khám và chẩn đoán phù

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân