A B C D E F G H I K L M N O P Q  R  S T U V W X Z

C

CAFFEINE

Thuốc kích thích có trong các hạt cà phê, lá trà, hạt coca và hạt cola. Caffeine có trong thành phần một số thuốc.

Caffeine trong thức uống chỉ gây các tác dụng phụ khó chịu  như lo âu, run khi dùng một lượng lớn hoặc ở những người quá nhạy cảm. Những người có thói quen sử dụng một lượng lớn Caffeine  (hơn 5 tách cà phê mỗi ngày) quen dần với chất caffein và do đó khi muốn đạt được tác dụng kích thích họ phải uống nhiều hơn nữa. Có khi họ bị các triệu chứng dội ngược hay mệt mỏi, nhức đầu, cáu gắt  khi họ không uống Caffeine. Vì có hiệu quả kích thích, Caffeine được dùng cho các vận động viên tăng thành tích, nhưng không được dùng dưới dạng viên hoặc dạng chích và ưu tiên cho các vận động viên nghiệp dư. Đánh giá mức Caffeine trong cơ thể bằng thử nghệm nước tiểu.

Caffeine có trong thành phần nhiều loại thuốc chẳng hạn như phối hợp với các thuốc giảm đau. Tuy nhiên các giá trị của nó chưa rõ, vì nó không làm tăng các tác dụng giảm đau. Caffeine kết hợp với ergotamine dùng trong điều trị dự phòng các cơn nhức nửa đầu vô căn.

 

Độ đậm đặc và cách thức pha chế liên quan đến nồng độ  caffeine trong thức uống

(tính bằng đơn  vị miligam/ tách)

Trà loãng

50

Trà đậm

80

Cà phê loãng

80

Cà phê đậm

200

Coca

10-17

Cola

43-75

CALAMINE

Chất màu hồng tím gồm oxy kẽm và oxyt sắt thoa lên dưới dạng thuốc mỡ, dung dịch hoặc bột. Calamine có tác dụng bảo vệ, làm mát và làm khô, dùng để giảm kích thích và ngứa da. Đôi khi calamine phối hợp với thuốc mê tại chỗ , thuốc corticoid hoặc thuốc kháng sinh histamine. Băng tẩm calamine dùng trong loét chân.

CALCITOMIN

Nội tiết tố tuyến giáp. Calcitomin điều hoá mức calci trong máu bằng cách làm giảm tốc độ lấy calci từ xương.

Dạng tổng hợp của calcitomin dùng điều trị bệnh paget. Trong bệnh này, xương phát triển bệnh thường, bị biến dạng, gây đau, nguy cơ gảy xương tăng lên. Calcitomin dùng đường chích ngăn chặn sự tạo xương bất thường trong khoảng một tuần và giảm được đau trong vài tháng.

Caicitocin còn dùng trong điều trị bệnh tăng calci máu do tuyến cận giáp hoạt động quá mức hoặc do ung thư xương. Calcitomin làm giảm buồn nôn và ói ở các bệnh nhân bị bệnh calci máu cao nhờ nó làm giảm nhanh chóng  mức calci trong máu. Calcitorin có thể dùng phối hợp với thuốc corticoid để làm giảm mức calci trong máu.

Tác dụng phụ

Calcitonin thường không gây tác dụng khó chịu nào. Các phản ứng dạ dày ruột như buồn nôn, ói tiêu chảy thường giảm đi khi tiếp tục dùng thuốc.

CAPTOPRIL

Thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển , điều trị cao huyết áp và suy tim.

CARBACHOL

Thuốc co đồng tử, tác dụng giống acetylcholin. Dùng điều trị tăng nhãn áp.

CARBAMAZEPIN

Thuốc chống co giật, có từ năm 1960, về mặt hoá học có mối liên hệ với thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Thuốc làm giảm bớt các cơn động kinh do các tính hiệu não bất thường, chủ yếu dùng điều trị lâu dài bệnh động kinh. Tác dụng gây buồn ngủ ít hơn so vối các loại thuốc chống co giật khác.

Carbamazepin còn dùng điều trị đau thần kinh (các cơn đau cách hồi do tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh). Đôi khi dùng điều trị một số rối loạn tâm thần và hành vi  như cơn hưng phấn.

Tác dụng phụ

Gây buồn ngủ, đặc biệt nếu có uống rượu.

CARBENOXOLONE

Thuốc điều trị loét dạ dày. Thuốc kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy tạo thành một lớp áo phủ trên niêm mạc dạ dày. Carbennoxolon dạng viên nang đặc biệt, chỉ phóng thích chất thuốc sau khi đã qua khỏi dạ dày. Dùng trong điều trị loét tá tràng. Carbanoxolon dạng gel điều trị loét miệng.

Tác dụng phụ

Do thuốc làm mất kali và làm tăng natri trong cơ thể  làm nhức đầu và yếu cơ.

CARBON TETRACHLORIDE

Chất độc, dạng nước, dễ bay hơi, không màu, có mùi đặc biệt, có trong một số dung dịch rửa nhà hoặc được làm dung môi trong công nghiệp. Cấu tạo của Carbon Tetrachloride gồm một nguyên tử carbon kết hợp vớ 6 nguyên tử chlor, công thức hoá học là CCL4.

Tác dụng phụ

Carbon Tetrachloride gây chóng mặt, lú lẩn, tâm thần, tổn thương gan và thận. Triệu chứng ngô độc biểu hiện bằng đau bụng, buồn ói, nhức đầu, co giật.

CARISOPRODOL

Chất giãn cơ, điều trị tình trạng co thắt cơ nhẹ, đau, cứng cơ. Thuốc gây chóng mặt và buồn ngủ.

Thuốc gây chóng mặt và buồn ngủ.

CAROTENE

Sắc tố cam có trong cà rốt, cà chua và các loại rau xanh.

Đa số carotene hấp thu từ thức ăn chuyển thành vitamin A  trong thành ruột, là một chất thiết yếu cho thị giác, da và các cơ quan khác.

Aên quá nhiều thức ăn có chứa caroine như cà rốt sẽ bị tăng  sẽ bị tăng carotene  trong máu. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng làm vàng da, nhất là da lòng bàn tay, bàn chân; nhưng mắt không vàng (khác với vàng da do bệnh lý).

Khi nhưng ăn các thức ăn này, triệu chứng này sẽ mất đi nhanh chóng.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng carotene có tác dụng chống lại một số bệnh ung thư, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh.

CEPHALOSPORIN

Thuốc thông dụng

Cefaclor, Cefadroxil, Cefamanfole, Cefazolin, Cefotoxamine, Cefuxomime, Cephalexin, Cephradine.

Nhóm thuốc kháng sinh chiết xuất từ nấm Cephalosporium acremonium. Thuốc Cephalosporin được phát hiện đầu tiên ở sardinia vào năm 1948. sau đó, người ta sản xuất ra rất nhiều thuốc cephalosporin tổng hợp, các thuốc mới có phổ diệt trùng rất rộng. Một số cephalosporin chỉ có tác dụng khi dùng dưới dạng chích.

Cephalosporin dùng rộng rãi trong điều trị nhiễm trùng ở tai, họng và đường hô hấp. Cephalosporin  dùng trong điều trị nhiễm trùng tiểu (do nhiễm các loại vi khuẩn đã kháng với kháng sinh loại penicilin), điều trị lậu  (khi kháng với kháng sinh khác). Cephalosporin dùng sau mổ có tác dụng ngừa nhiễm trùng vết mổ.

Thuốc có thể dùng thay thế  khi bệnh nhân bị dị ứng với penicillin. Tuy nhiên có khoảng 10% bệnh nhân bị dị ứng với penicillin cũng bị dị ứng với Cephalosporin.

Cephalosporin ngăn cản sự phát triển của màng tế bào vi khuẩn, ngăn cản sự tổng hợp pritein bên trong vi khuẩn. Do đó vi khuẩn không hoạt động được  và bị chết. Tuy nhiên, một số vi khuẩn sản xuất ra một loại men gọi là men bê ta –lactamase  làm bất hoạt một số Cephalosporin thế hệ cũ. Các thuốc mới gần đây không làm men này bị bất hoạt.

Tác dụng phụ

Một số người bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa, sốt. Cũng có thể gây sốc phản vệ nhưng hiếm.

CEFACLOR

Thuốc kháng sinh thuộc họ Cephalosporin

CEPHALEXIN

Thuốc kháng sinh thuộc họ Cephalosporin.

CHLORAL HYDRATE

Thuốc gây ngủ lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng. Dùng thuốc để điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ ở người lớn.

CHLORAMBUCIL

Thuốc chống ung thư, điều trị một  số loại ung thư như bệnh  Hodgkin và ung thư buồng trứng.

CHLORAMPHENICOL

Thuốc kháng sinh dùng rộng rãi dưới dạng thuốc nhỏ mắt, hoặc dưới dạng thuốc mỡ điều trị viêm kết mạc do nhiễm trùng.

Chloramphenicol dạng viên uống hay dạng chích có nguy cơ gây tình trạng thiếu máu bất sản tuỷ xương, nên chỉ dùng điều trị các tình trạng nhiễm trùng nặng nề đã đề kháng với các loại kháng sinh khác.

CHLORDIADEPOXIDE

Nhóm thuốc benzodiazepine, chủ yếu điều trị tình trạng lo lắng , hoặc dùng điều trị tình trạng khó chịu do cai rượu.

CHLORHEXIDINE

Một loại thuốc sát trùng. Chlorhexidine dùng rộng rãi để rửa da trước khi phẫu thuật hoặc trước khi lấy máu thử. Cũng được dùng để rửa bàng quang trong điều trị nhiễm trùng tiểu ở bệnh nhân đặt thông tiểu dài ngày.

Chlorhexidine có khi gây kích thích da. Rửa bàng quang với dung dịch đậm đặc có thể gây tiểu máu.

CHLORINE

Hơi độc, màu xanh hơi vàng, có tình tẩy và sát trùng mạnh. Hít một lượng nhỏ cũng đủ gây kích thích phổi; hít một lượng lớn gây chết người.

CHLOROFORM

Dung dịch không màu, sinh ra hơi có tác dụng gây mê. Vì gây tổn thương gan và gây các rối loạn trên tim  nên chloroform đã được thay thế bằng các thuốc khác an toàn hơn.

Chloroform hiện vẫn còn được dùng trong cấp cứu ở một số nước.

Đôi khi người ta dùng chloroform để thêm mùi và bảo quản một số thuốc, mặc dù các nghiên cứu gần đây cho rằng nó là một chất sinh ung.

CHLOROQUINE

Thuốc ngăn ngừa và điều trị sốt rét. Có khi dùng điều trị thấp.

Nếu dùng điều trị sốt rét, thường phải kết hợp với các thuốc khác, vì một sối loại ký sinh trùng sốt rét đã kháng chloroquine vẫn còn là thuốc chính điều trị cơn số rét cấp tính.

Cholroquine còn dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus đỏ khi không đáp ứng với các thuốc khác.

Tác dụng phụ

Buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, nổi mẫn , đau bụng. Nếu điều trị kéo dài có thể làm tổn thương võng mạc, nhìn mờ, đôi khi gây mù; do đó phải khám mắt thường xuyên để phát hiện sớm.

CHLORPHENIRAMINE

Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay, phù mạch (sưng mạch do dị ứng).  Chlorpheniramine là thành phần của một số thuốc điều trị cảm.

CHLORPROMAZINE

Thuốc ức chế tâm thần. Có mặt trên thị trường từ những năm 50, vẫn còn là loại thuốc dược dùng rộng rãi. Đôi khi dùng với tác dụng chống nôn.

Dùng đầu tiên trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt, các cơn hưng cảm, các rối loạn tâm thần khác như các hành vi bất thường. Thuốc không chữa được nguyên nhân, chỉ làm giảm triệu chứng. cholorpromazine làm giảm triệu chứng hoang tưởng và ảo giác, giảm kích thích và kích động trong cơn hưng cảm. Chlorpromazine còn dùng điều trị buồn nôn và ói, nhất là ói  do thuốc, xạ trị hay gây mê.

Tác dụng phụ

Có thể gây các tác dụng phụ nặng như hội chứng parkinson, phản ứng chậm chạp, nhìn mờ. Cũng có thể gây tình trạng nhạy cảm với ánh sáng (da tăng nhạy cảm với ánh sáng).

CHLORPROPAMIDE

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường không lệ thuộc Insulin (xem thuốc hạ đường huyết uống)

CHLORTHALIDONE

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide tác dụng mạng và kéo dài. Thuốc giúp cơ thể thải muối và nước qua nước tiểu nên được dùng trong điều trị phù và cao huyết áp. Thuốc cùng làm giảm calci trong nước tiểu nên được dùng điều trị sỏi thận.

Thuốc cũng làm mất kali qua nước tiểu, gây rối loạn nhịp tim. Do đó khi dùng thuốc, thường bổ sung thêm kali.

CHOLESTYRAMINE

Thuốc hạ lipid máu dùng trong điều trị một số loại bệnh tăng lipid máu. Cholestyramine làm giảm tải hấp thu muối mật từ ruột non. Lượng muối mật trong máu giảm xuống, kích thích gan phải tăng tạo muối mật từ cholesterol, do đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Cholestyramine cũng dùng điều trị tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá chất mỡ như bệnh Crohn.

CIMETIDINE

Thuốc ức chế thụ cảm H2 dùng điều trị loét dạ dày tá tràng, có mặt trên thị trường từ năm 1976. thuốc làm dạ dày giảm tiết acid chlorhydric, do đó, giúp làm lành các vết loét ở dạ dày và tá tràng, giảm tình trạng viêm ở thực quản.

Cimetidine thường làm giảm triệu chứng trong vòng 1 – 2 tuần lễ và làm lành ổ loét sau 1-2 tháng trong 75% trường hợp. Khi ổ loét đã lành, nên tiếp tục duy trì cimetidine thêm một thời gian nữa để tránh tái phát.

Lưu ý: cimetidine có thể làm giảm trạm thời các triệu chứng của ung thư dạ dày, làm chuẩn đoán bị chậm trễ. Do đó, không được cho dùng cimetidine quá 2 tháng, trừ phi đã loại trừ được ung thư dạ dày bằng nội soi hay bằng chụp X quang dạ dày có cản quang.

Tác dụng phụ

Cimetidine ngăn cản quá trình chuyển hoá một số thuốc tại gan như thuốc chống đông, thuốc chống động kinh. Một số bệnh nhân dùng cimetidine bị lú lẩn, chóng mặt, nhức đầu. Các tác dụng phụ mất đi khi ngưng thuốc.

CISPLATIN

Thuốc chống ung thư, điều trị một số bệnh ung thư buồng trứng và tinh hoàn. Có thể dùng một mình hay phối hợp với cá thuốc khác.

CLINDAMYCIN

Thuốc kháng sinh có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng không đáp ứng với các loại kháng sinh khác.

CLOFIBRATE

Thuốc hạ lipid máu điều trị tình trạng tăng cholesterol và triglyceride trong máu.

CLOMIPHENE

Thuốc điều trị vô sinh không rụng trứng. Đôi khi có thê gây đa thai.

Bình thường quá trình rụng trứng xảy ra do kích thích của hai nội tiét tố hướng sinh dục (nội tiết tố kích thích nang trứng và nội tiết tố hoàng thể hoá) giải phóng từ tuyến yên, dưới sự điểu khiển của vùng hạ đồi.

Không rụng trứng là nguyên nhân gây vô sinh thường gặp nhất. Thường do cơ thể sản xuất quá ít nội tiết tố hướng sinh dục. Clomiphene ngăn chặn tác động của nội tiết tố estrogen trên vùng hạ đồi. Bình thường estrogen làm giảm phóng thích các nội tiết tố hướng sinh dục từ tuyến yên. Do đó, khi tăng sản xuất các nội tiét tố hướng sinh dục sẽ kích thích quá trình rụng trứng. Đôi khi, kết hợp clominphene với nội tiết tố hướng sinh dung trong điều trị vô sinh.

Tác dụng phụ

Cơn bốc hoả, buồn nôn, ói, nhức đầu, đau ngực, có khi bị mờ mắt. Các tác dụng phụ sẽ giảm nếu dùng liều thấp hơn hoặc dùng phối hợp với nội tiết tố hướng sinh dục. 5 – 15% bệnh nhân bị đa nang buồng trứng do thuốc. Các nang này nhỏ đi nếu giảm liều thuốc.

CLOMIPRAMINE

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, dùng điều trị lâu dài chưng trầm cảm. Clomipramine ít có tác dụng gây ngủ, rất  có lợi trong điều trị trầm cảm kèm lo lắng phi lý và các hành vi ám ảnh.

Tác dụng phụ

Khô miệng, nhìn mờ, táo bón. Nếu uống quá liều có thể bị loạn nhịp tim và hôn mê.

CLONAZEPAM

Thuốc nhóm benzodiazepine chủ yếu dùng trong điều trị và ngăn ngừa các cơn động kinh. Thuốc đặc biệt có hiệu quả  khi dùng ngăn ngừa cơn động kinh nhỏ ở trẻ em.

Tác dụng phụ

Buồn ngủ, chóng mặt và dễ bị kích thích.

CLONIDINE

Thuốc hạ huyết áp làm giả các xung động thần kinh từ não đến tim và hệ tuần hoàn.

Nếu dùng clonidine liều cao và ngừng thuốc đột ngột, hoặc quên uống thuốc có thể bị tăng huyết áp rất nguy hiểm. Đôi khi bị tăng huyết áp khi dùng với thuốc ức chế be ta.

Tác dụng phụ

Hay gặp ở người dùng thuốc liều cao như buồn ngủ, khô miệng, bón. Các tác dụng này sẽ giảm khi tiếp tục điều trị hoặc phải giảm liều thuốc.

CLORAZEPATE

Thuốc nhóm benzodiazepine, điều trị lo lắng bồn chồn. Thuốc gây buồn ngủ, chóng mặt, nếu dùng dài ngày có thể bị nghiện thuốc.

CLOTRIMAZOLE

Thuốc điều trị nấm, nhất là nhiễm nấm candidas.

CLOXACILLIN

Thuốc kháng sinh họ penicillin điều trị nhiễm trùng do Staphylococus.

COBALAMIN

Phức chất chứa cobalt, là một phần của sinh tố B12.

COBALT

Chất kim loại, là thành phần cấu tạo của sinh tố B12. chất đồng vị phóng xạ Cobalt dùng trong xạ trị.

COCAINE

Thuốc trích từ lá cây Erythroxylon coca.

Coain trước dây được dùng để gây tê tại chỗ, chủ yếu là các phẫu thuật trên mắt, tai,mũi,họng. Có khi người ta xịt cocain vào cổ họng trước khi làm nội soi phổi hoặc dạ dày. Do bị lạm dụng quá nhiều, nên cocain được thay thế  bằng một loại thuốc tê tại chỗ khác.

Tác dụng gây tê rất nhanh, kéo dài khoảng một giờ. Cocain làm co mạch, do đó càng có tác dụng khu trú. Tuy nhiên, do một ít cocain được hấp thu vào máu, ngăn chận dẫn truyền thần kinh trong não gây ra trạng thái sảng khoái và tăng lực.

Lạm dụng

Do tác dụng trên não,nên cocain dễ bị lạm dụng. Hít cocain đều đặc làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Nếu tiếp tục dùng có thể  dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc. Dùng liều cao có thể bị loạn tâm thần. Quá liều có thể bị động kinh hoặc  ngưng tim. Dạng cocain nguyên chất có tác dụng nhanh, mạnh nhưng cũng mau hết, có thể gây chết do tác dụng phụ lên tim.

CODEINE

Thuốc giảm đau gây ngủ, trích từ cây thuốc phiện. Codeine không mạnh như các thuốc giảm đau gây ngủ khác, thường dùng dưới dạng phối hợp với các giảm đau khác.

Codeine dùng cac cơn đau nhẹ và trung bình; có trong thành phần thuốc trị ho vì có tác dụng lên não chi phối phản xạ ho; hoặc dùng điều trị tiêu chảy vì tác dụng làm giảm co cơ đường tiêu hoá.

Tác dụng phụ

Gây chóng mặt, buồn ngủ, nhất là khi uống với rượu. Khi dùng kéo dài có thể gây táo bón và nghiện thuốc.

COLCHICINE

Thuốc trích từ hoa cây nghệ tây. Được dùng từ thế kỷ thứ 19 để trị thống phong (bệnh gút). Mặc dù hiện nay đã có nhiều loại thuốc khác thay thế   (vì colchicine có nhiều tác dụng phụ), nhưng người ta vẫn tiếp tục dùng colchicine trong điều trị các cơn gút cấp tính và giảm bớt số cơn.

COLISTIN

Thuốc kháng sinh thuộc nhóm polymyxin, dùng điều trị các nhiễm trùng nặng đề kháng với các kháng sinh khác, có nguy cơ gây tổn thương thận và thần kinh.

CORTICOSTEROID

Là nhóm thuốc thuộc loại nội tiết tố  được sản xuất từ tuyến thượng thận, điều khiển việc dùng dưỡng chất của cơ thể  và bài tiết muối, nước qua đường tiểu.

Các loại thông thường

Beclomethason, betamethasone, cortisone, dexamethasone, fludrocortisone, hydrocortisone, prednisolone, prednisone.

Khuyến cáo

Việc ngưng thuốc này đột ngột có thể gây bệnh nặng và chết. Nếu bạn đang dùng hay gần đây bạn đã dùng loại thuốc này, bạn phải báo cho bác sĩ biết. Thuốc corticosteroid là nhóm thuốc giống kích thích tố corticosteroid của cơ thể do tuyến thượng thận tiết ra.

Thuốc corticosteroid được sử dụng như một liệu pháp thay thế kích thích tố  cho những bệnh nhân thiếu kích thích tố corticosteroid (gây bệnh addision), sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận hoặc khi tuyến yên bị tổn thương do bệnh, phẫu thuật, hoặc chiếu xạ.

Người ta dùng corticosteroid  trong điều trị chứng viêm ruột non và bệnh viêm loét đại tràng. Trong bệnh viêm động mạch thái dương, cần phải điều trị khẩn bằng corticoid để giảm viêm ở động mạch cung cấp máu cho võng mạc, nhờ đó tránh được mù mắt.

Một số các bệnh khác cũng được dùng corticosteroid để cải thiện tình trạng như bệnh suyễn, viêm khớp dạng thấp , chàm, viêm mống mắt và viêm mũi dị ứng. Tiêm corticosteroid qua một cân cơ  hoặc khớp bị đau để giảm đau như trong bệnh khuỷu tay quần vợt và viêm khớp.

Ngoài ra, chứng còn được dùng để làm suy giảm hệ thống miễn dịch để phòng ngừa tình tình trạng thải ghép và cũng được dùng điều trị vài trường hợp ung thư như ung thư hạch bạch huyết và ung thư máu.

Tác dụng phụ

Phạm vi và mức độ trầm trọng của bất kỳ một tác dụng phụ nào đều phụ thuộc vào liều dùng, dạng thuốc dùng và thời gian điều trị.

Tác dụng phụ ít xảy ra khi cho thuốc dạng mỡ hoặc dạng xịt vì chỉ có một lượng nhỏ được hấp thu vào máu. Nếu cho dạng  viên nén, liều cao, thời gian dài sẽ gây phù, tăng huyết áp, tiểu đường, loét đường tiêu hoá, hội chứng cushing, chứng rậm lông ở phụ nữ, chậm phát triển ở trẻ em và các trường hợp hiếm hơn, gây đục thuỷ tinh thể hoặc chứng loạn tâm thần. Dùng liều cao sẽ dễ bị nhiễm trùng do phá huỷ hệ thống miễn dịch.

Điều trị bằng corticoid lâu ngày sẽ làm giảm sản xuất ACTH của tuyến yên do đó làm giảm nội tiết tố  corticoid của tuyến thượng thận. Việc ngưng thuốc đột ngột sẽ gây đột quỵ, hôn mê và chết.

 

 

CORTISONE

Là loại thuốc corticosteroid  tổng hợp, dùng để giảm viêm trong trường hợp dị ứng nặng, bệnh thấp khớp và bệnh mô liên kết. Ngoài ra nó còn được dùng  để thay thế nội tiết tố trong bệnh Addision (là bệnh thiếu nội tiết tố corticosteroid ) và sử dụng sau khi cắt tuyến thượng thận.

CO-TRIMOXAZOLE

Là loại thuốc kháng sinh kết hợp giữa trimethoprim và Sulfamethoxazole. Co-Trimoxazole thường được dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu và để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hoá, da và tai. Còn được dùng để điều trị viêm tiền liệt tuyến, bệnh lậu, viêm bàng quang, viêm phổi.

Tác dụng phụ

Buồn nôn, nôn, đau lưỡi,phát ban và hiếm hơn, có thể rối loạn về máu và vàng da.

CURA,NHỰA

Được chế biến từ vỏ cây và nước quả của nhiều loại trái cây khác nhau mà người Nam Trung Mỹ dùng để làm tên độc trong nhiều thế kỷ. Các thành phần chính là tubocurarin, một loại dược phẩm ức chế sự co cơ bằng cách hạn chế sự hoạt động của acetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh (chất hoá học được phóng thích từ đầu tận cùng của dây thần kinh). Nhực độc cura giết người bằng cách làm liệt cơ hoàn toàn.

CYANIDE

là một nhóm chất chứa nguyên tử C và nguyên tử N nối với nhau bằng ba mối liên kết hoá học (C=N) hầu hết các cyanide đều có độc tính cao vì nó ức chế một men đặc biệt cytochrome oxidase là loại men tham  gia vào chu trình thiết yếu để cung cấp oxy cho tế  bào, phản ứng chạn này làm cho tế bào mất khả năng sử dụng oxy, từ đó làm gia tăng cac triệu chứng khó thở , do liệt cơ hô hấp và bất tỉnh sau đó là chết.

Vì độc tính của chúng, nên việc sử dụng cyanide trong công nghiệp (mạ điện, “làm cứng bề mặt”, khai thác mỏ vàng, tạo chất trùng hợp) phải được kiểm soát cẩn thận. Hydrogen cyanide  có thể giết loài gậm nhấm , xông khói khử trùng. Một số cyanide khác gây kích thích  mắt và được dùng đề làm chảy nước mắt.

CYANOCOBALAMIN

Tên của sinh tố B12

CYCLOBENZAPRINE

Là loại thuốc giãn cơ có cấu trúc hoá học  tương tự như trycyclic, một loại thuốc chống trầm cảm. Chủ yếu được dùng để điều trị tình trạng đau cơ dữ dội do chấn thương.

CYCLOPHOSPHAMIDE

Loại thuốc chống ung thư, chủ yếu trong điều trị ung thư vú, bệnh Hodgkin và ung thư máu và thường được kết hợp với các lo::1i6:: thuốc ung thư khác. Ngoài ra Cyclophosphamide còn được dùng như một loại thuốc ức chế miễn dịch để phòng ngừa hiện tưởng thải ghép. Đôi khi được điều trị bệnh mô liên kết như bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Tác dụng phụ

Cũng giống như loại thuốc chống thư khác, có thể gây một dạng viêm bàng quang nặng.

CYCLOOSPORINE

Loại thuốc ức chế miễn dịch, để ức chế sự chống đỡ tự nhiên của cơ thể đối với các tế bào bất thường. Cycloosporine được sự dụng từ năm 1984.

Tác dụng ức chế miễn dịch của Cycloosporine đặc biệt có hiệu quả sau phẫu thuật ghép mô khi cơ thể có hiện tượng thải bỏ cơ quan ghép (trừ phi hệ thống miễn dịch bị suy giảm). Cycloosporine ngày nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại phẫu thuật mô khác nhau, gồm ghép tim, thận, tuỷ xương, gan và tuỵ. Thuốc làm giảm nguy cơ thải ghép  nên không cần dùng corticosteroid liều cao. Việc uống Cycloosporine trong khoảng thời gian không xác định sau phẫu thuật  ghép mô cũng rất cần thiết.

Tác dụng phụ

Vì Cycloosporine làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch, nên người điều trị bằng thuốc này rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó khi có bất kỳ một tình trạng  bệnh nào  ví dụ bệnh cúm hoặc nhiễm trùng tại chỗ cẩn phải được điều trị kịp thời.

Sưng nướu và tăng mọc lông là phản ứng phụ thường thấy. Cycloosporine còn gây tổn thương thận ở một vài người . do đó cần thiết phải kiểm tra thường xuyên  chức năng thận đối với bệnh nhân dùng thuốc này. Nếu có dấu hiệu thận bị tổn thương như có protein niệu thì phải giảm liều  Cycloosporine hoặc dùng thuốc khác thay thế.

CYPROTERONE ACETATE

Là loại nội tiết tố tổng hợp ức chế các hoạt dộng của nội tiết tố  androgen (nội tiết tố sinh dục nam) Cyproterone Acetate có tác dụng tương tự nội tiết tố sinh dục nữ – progesterone. Cyproterone Acetate dùng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Đôi khi còn được dùng để làm giảm hoạt động sinh dục nam. Cyproterone Acetate kết hợp với thuốc Cyproterone Acetate kết hợp với thuốc estrogen để điều trị mụn trứng cá và chứng rậm lông ở phụ nữ.

Tác dụng phụ

Thường giảm đi khi tiếp tục điều trị , gồm tăng tức ngực và tăng cân.

Danh mục thuốc gốc

A B C D E F G H I K L M N O P Q  R  S T U V W X Z