A B C D E F G H I K L M N O P Q  R  S T U V W X Z

I

IBUPROFEN

Là thuốc kháng viêm không steroid dùng giảm đau trong các bệnh nhức đầu, đau do kinh nguyệt , đau do chấn thương phần mềm (cơ và dây chằng). Tác dụng kháng viêm của ibuprofen có thể gây đau bụng, đau phỏng rát và choáng váng, nó có thể làm loét dạ dày nhưng ít hơn so với các thuốc kháng viêm không steroid khác.

ISONIAZID

Thuốc kháng lao được dùng kết hợp với các thuốc kháng lao khác, trong một khoảng thời gian ít nhất là sáu tháng. Thuốc ít gây tác dụng phụ, nhưng có thể gây tổn thương thần kinh do làm tăng lượng sinh tố B6 mất đi khỏi cơ thể ; vì vậy cần bổ sung loại sin tố này trong khi dùng isoniazid.

IDOXURIDINE

Là thuốc kháng virus dùng điều trị tại chỗ  nhiễm các virus bệnh mụn rộp.

Idoxuridine có thể là kích thích vùng bôi thuốc.

Thuốc nhỏ mắt có thể làm tăng nhạy cảm với ánh sáng và lám mờ mắt.

IMIPRANINE

Là thuốc chống trầm cảm ba vòng, đựơc dùng nhiều nhất trong điều trị lâu dài bệnh trầm cảm  nhưng có thể đến sáu tuần mới có hiệu quả.

Tác dụng phụ

Đổ mồ hôi nhiều, mờ mắt, khô miệng, choáng váng, táo bón, buồn nôn và ở người lớn tuổi có thể bị tiểu khó.

dùng quá liều, nhất là ở trẻ con có thể gây tử vong.

IDOMETHACIN

Là thuốc kháng viêm không steroid dùng giảm đau, giảm cứng khớp và viêm như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, viêm dính cột sống, viêm gân.

Indomethacin còn làm giảm đau do chấn thương phần mềm, như cơ và dây chằng.

Tác dụng phụ

Đau bụng, buồn nôn, đau rát, đau đầu, choáng váng, có nguy cơ loét dạ dày.

INSULIN

Là một nội tiết tố  do tuỵ sản xuất có số lượng thay đổi tuỳ theo lượng đường trong máu. Carbonhydrate được hấp thu thành đường làm tăng lượng đường trong máu, kích thích tụy sản xuất insulin . insulin làm tăng hấp thu đường vào gan và tế bào cơ (ở đây đường đường được chuyển thành năng lượng). Trong gan, đường được dự trữ dưới dạng glycogen, sẽ được chuyển lại thành đường để đáp ứng  với stress hoặc vận  động. Như vậy insulin, ngăn cản tạo nhiều đường trong máu và đảm bảo mọi mô có đủ lượng đường.

Tiểu đường xảy ra khi tuỵ không sản xuất hoặc sản xuất ít insulin  làm tăng đường huyết. Bướu đảo tuỵ là một bướu lành hiếm gặp làm tăng sản xuất insulin.

Insulin dùng  điều trị bệnh tiểu đường lần đầu tiên năm 1922 do các nhà nghiên cứu Canada thực hiện.

Thuốc insulin đựơc sản xuất từ tuỵ heo hoặc bò bằng các công nghệ di truyền từ các vi sinh vật. Có ba dạng chính tuỳ theo thời gian tác dụng ngắn, trung bình hoặc dài.

Insulin được dùng cho mọi trường hợp tiểu đường lệ thuộc insulin (tuỵ hoàn toàn không sản xuất insulin), dùng cho bệnh nhân đã uống thuốc hạ đường huyết  mà vẫn không thể kiểm soát được bệnh tiểu đường  không phụ thuộc insulin (thiếu sản xuất insulin); dùng cho bệnh nhân tiểu đường khi bị bệnh nặng, khi phẫu thuật lớn hoặc khi có thai. Điều trị bằng insulin để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp và nhiễm cetone (tạo acid trong máu bệnh nhân) trường hợp nặng có thể bị hôn mê.

Insulin được dùng để bắt chước insulin tự nhiên  của cơ thể sản xuất ra. Có thể tự tiêm insulin trước các bữa ăn  để ngăn đường huyết tăng lên sau khi ăn, ngoài ra còn có thể dùng một máy bơm insulin   để phóng insulin cả ngày lẫn đêm, liều lượng tăng trước mỗi bữa ăn.

Cần phải điều chỉnh liều khi có sự thay đổi chế độ ăn, lúc vận động và lúc bị bệnh (nhất là khi bị ói). Cần theo dõi lượng đường huyết bằng xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đảm bảo  kiểm soát đủ lượng  đường huyết.

Tác dụng phụ.

-          tiêm insulin có thể gây đau hoặc lõm da.

-          Liều cao quá sẽ gây hạ đường huyết với các triệu chứng như choáng váng ,  đổ mồ hôi, bức rức,  mệt mỏi; sẽ giảm khi ăn hoặc uống đừơng. Hạ đường huyết nặng sẽ gây hôn mê, cần điều trị cấp cứu bằng tiêm glucose  hoặc glucagon (một nội tiết tố kháng với tác dụng của insulin).

-          Phản ứng dị ứng với insulin gây phát ban, hoặc khó thở. Insulin của heo hoặc bò có thể làm cơ thể tạo kháng thể làm giảm tác dụng của thuốc insulin.

INTERFERON

Là một nhóm các protein do tế bào sản xuất để đáp lại sự nhiễm virus và các kích thích khác. Interferon ức chế sự sinh sản xủa virus  và làm tăng hoạt động của tế bào tiêu diệt – loại lympo bào tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể.

Điều trị bằng interferon:

-          có loại interferon được dùng điều trị bệnh bạch cầu. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng interferon  điều trị nhiều loại ung thư nhất là sarcom Kapoosi (một loại ung thư da thường gặp ở người bệnh AIDS).

-          Interferon còn được dùng điều trị bệnh nhiễm virus nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi xảy ra ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

-          Interferon được sản xuất từ canh cấy tế bào người tiếp xua1c với tế bào đặc hiệu hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm  từ acid nucleic đặc hiệu (chất liệu di truyền).

-          Sử dụng bằng đường tiêm hoặc xịt vào niêm mạc mũi.

Tác  dụng phụ

Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt, buồn nôn và ói, rụng tóc,  xuất huyết bất thường.

ISOPROTERENOL

Loại thuốc chích được sử dụng trong cấp cứu bệnh tim có nhịp tim chậm; thuốc này cũng thường được dùng  để làm tăng nhịp tim trong lúc chờ đặt máy  tạo nhịp. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, nhức đầu, hồi hộp và đau ngực.

ISOSORBIDE

Loại thuốc nitrat có tác dụng giãn mạch, được dùng để làm giảm cường độ và tần số các cơn đau thắt ngực. Thuốc cũng được dùng để điều trị các cơn suy tim nặng. Tác dụng phụ gồm có nhức đầu, cảm giác nóng  phừng mặt và chóng mặt.

ISOTRETIOIN

Một loại thuốc chiết xuất từ sinh tố A, được dùng trong điều trị bệnh trứng cá nặng. Thuốc tác dụng bằng cách la2mgia3m lượng chất bã và keratin của da.

Tác dụng phụ

Có thể gặp gồm có ngứa da, khô da, da bong vẩy và nứt môi. Thuốc có thể gây hại cho thai nhi do đó phải ngừng thuốc ít nhất ba tháng trước khi bắt đầu có thai cũng như tránh dùng thuốc trong lúc mang thai.

ISOXSUPRINE

Một loại thuốc giãn mạch làm cải thiện tuần hoàn ngang qua các mạch máu bị chít hẹp, tuy nhiên hiệu qủa thực sự cuả nó vẫn chưa được chứng minh.

Danh mục thuốc gốc

A B C D E F G H I K L M N O P Q  R  S T U V W X Z