NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CÚM GIA CẦM

Định nghĩa

Bệnh cúm gà

Có ít nhất 15 typ khác nhau của cúm gà mà thường nhiễm ở các loài lông vũ trên toàn thế giới. Vụ dịch đầu năm 2004 do chủng H5N1, có khả năng lây rất cao ở loài có lông vũ và gây chết rất nhanh. Không giống như nhiều chủng khác của virus cúm gà khác, H5N1 có thể lây nhiễm sang người, gây bệnh nặng và tử vong.

Virus cúm rất không ổn định và có khả năng đột biến rất nhanh, có khả năng lây nhiễm từ động vật này sang động vật khác. Các nhà khoa học lo ngại là virus cúm gà có thể tiến hóa thành một dạng dễ lây từ người sang người, làm lây bệnh nhanh chóng và là một bệnh nguy hiểm chết người. Điều này có thể xảy ra nếu một người nào đó đã bị nhiễm virus cúm người sau đó lại nhiễm virus cúm gà. 2 loại virus này sẽ tái tổ hợp trong cơ thể bệnh nhân, gây ra một virus lai có thể lây lan nhanh từ người sang người.

Loại virus lai này loài người chưa bao giờ tiếp xúc vì vậy không có miễn dịch và có thể gây đại dịch như đã xảy ra đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919 đã giết chết 40-50 triệu người trên toàn thế giới.

Triệu chứng

Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng. Thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, ít khi tới vài ngày, bệnh phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-40oC ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày, kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu như búa bổ, đau các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng buồn nôn, táo bón. Xét nghiệm máu: bạch cầu giảm còn 4-5000/mm3, lympho bào tương đối tăng trong công thức bạch cầu. Sau thời gian đó, nhiệt độ giảm dần, có thể hạ nhanh xuống bình thường rồi vọt lên một ngày, gọi là nhiệt độ dạng V cúm. Đồng thời các triệu chứng toàn thân dịu dần trong 5-7 ngày. Ở một số bệnh nhân cao tuổi, mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm.

Trong vụ dịch cúm, còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ giống như cảm lạnh: không sốt, chỉ hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch thần kinh.

Biến chứng hô hấp là chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát. Viêm phổi tiên phát do bản thân virus cúm là nặng đặc biệt: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu, nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, rồi tử vong. Biến chứng đó gặp trong một số đại dịch. Nếu virus đột biến và phối hợp với virus cúm người, virus mới sẽ lây từ người sang người như sự lây lan virus cúm người (1918, 1957, 1970, và năm 2004), ở một số đối tượng mắc bệnh mạn tính về tim hoặc phụ nữ có thai. Viêm phổi thứ phát do vi khuẩn bội nhiễm gây nên liên cầu, phế cầu, heamophilus influenzae, tụ cầu vv..., gặp ở những đối tượng có nguy cơ cao, người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính về phổi, tim, thận, thể hiện như sau: bệnh cúm dịu được 2-3 ngày lại thấy thân nhiệt tăng, ho, thở gấp với các triệu chứng đông đặc phổi, khám và xét nghiệm máu thấy bạch cầu máu tăng tăng 10-15.000/mm3, bạch cầu trung tính tăng.

Bệnh cúm ác tính hiếm gặp, nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường gặp, rồi xuất hiện chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong nhanh do thiếu oxy máu không khắc phục được.

Triệu chứng của bệnh cúm gà:

Cúm gà có thể gây một loạt các triệu chứng ở người. Một số bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và đau cơ. Một số người khác bị đau mắt, viêm phổi, bệnh hô hấp cấp nguy kịch và các biến chứng nặng nguy hiểm

Chẩn đoán

Mặc dù các xét nghiệm đặc hiệu để xác định chủng virus cúm từ các mẫu từ đường hô hấp, điển hình các bác sĩ dựa trên một loạt các triệu chứng và sự có mặt của cúm ở cộng đồng để chẩn đoán. Các xét nghiệm đặc hiệu được dùng để xác định typ của cúm ở cộng đồng, nhưng có chút  ít tác dụng trong điều trị. Các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm như là ngoáy họng để xác định nhiễm trùng thứ phát.

Biến chứng viêm phổi do virus: dựa vào hình ảnh Xquang thấy phổi mờ

Điều trị

Điều cốt yếu điều trị cúm phải theo một lịch trình. Các triệu chứng cúm có thể giảm khi nằm nghỉ ngơi và giữ nước tốt. Xông có thể làm dễ thở hơn và các thuốc giảm đau sẽ làm giảm đau. Tuy chán ăn nhưng cần phải cố gắng ăn nhiều chất dinh dưỡng. Việc phục hối sức khỏe không nên thúc đẩy quá nhanh. Việc trở lại các hoạt động bình th­ường quá nhanh có thể gây tái phát bệnh hoặc các biến chứng.

Bất kỳ ai khi có những triệu chứng kể trên cần nghĩ đến việc mình đã có thể bị mắc bệnh viêm phổi do virus và cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, và cấp cứu kịp thời.Bệnh viêm phổi do virus là căn bệnh nguy hiểm, hiện nay chúng ta chưa có Vacxin để phòng bệnh. Sau đây là 4 biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi:

            * Biện pháp 1: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Vệ sinh cá nhân như rửa mặt, mũi, chân tay cần thực hiện ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng 2-3 lần/ngày. Vệ sinh ăn uống bằng cách không sử dụng các loại thịt gia súc từ gia cầm đã mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.

            * Biện pháp 2: Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh.

Khi tiếp xúc với nguồn bệnh phải được trang bị bảo hộ, các trang bị bảo hộ gồm: mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ... Các trang bị bảo hộ đều phải được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa sự xâm nhập của virus vào cơ thể con người, tuy nhiên khi không có các trang bị bảo hộ thì vẫn có thể thay thế bằng các trang bị đơn giản khác. Mặc dù cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho thấy bệnh viêm phổi do virus có thể lây truyền từ người này sang người khác, thế nhưng việc trang bị bảo hộ đối với các nhân viên y tế khi vào vùng có dịch cúm gia cầm và những người dân sống trong vùng dịch vẫn hết sức cần thiết. Theo quy định của Bộ Y tế, trong một số trường hợp nhất định, một số trang bị bảo hộ sẽ được nhân viên y tế cấp phát và hướng dẫn sử dụng đến từng người dân. Bên cạnh đó những người dân sống trong vùng dịch cũng cần có các biện pháp tự phòng bệnh, tự trang bị khẩu trang, tăng cường vệ sinh cá nhân và sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên.

Việc đảm bảo vệ sinh môi trường cũng phải được tiến hành thường xuyên, bên cạnh biện pháp tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, cần phun thuốc Cloramin B ở môi trường xung quanh khu vực nhà ở, nếu cần thiết có thể phun thuốc trong từng gia đình. Sau khi ra khỏi khu vực đang xảy ra dịch, các nhân viên y tế mới được cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ. Các trang bị và quần áo được thay ra phải cho ngay vào túi nilông, buộc kín lại, sau đó ngâm vào dung dịch tẩy trùng và đưa về cơ sở y tế để tiêu huỷ bằng cách đốt hoặc chôn.

Các gia đình nằm trong vùng có dịch cúm gia cầm hoặc có người thân bị mắc viêm phổi do virus cũng cần phải có biện pháp vệ sinh nhà cửa, các đồ dùng của người mắc bệnh cũng cần phải được ngâm vào dung dịch tẩy trùng 20 phút sau đó giặt sạch và phơi khô mới đưa vào sử dụng. Tại các cơ sở y tế, phải bố trí phòng khám cách ly đối với những người có biểu hiện của bệnh viêm phổi do virus. Nhân viên y tế khi tiếp xúc với người nghi mắc bệnh cũng cần phải được trang bị bảo hộ như khi vào vùng dịch. Sau khi khám bệnh phải rửa tay bằng dung dịch tẩy trùng. Tại khoa điều trị phải bố trí các buồng bệnh cách ly, khi vào khu vực điều trị này nhân viên y tế cũng phải được trang bị, mặc quần áo bảo hộ. Tại mỗi khu vực điều trị cũng cần bố trí một phòng được quy định dành riêng cho việc thay quần áo bảo hộ sạch. Trước các buồng bệnh phải đặt các tấm chùi chân, nhân viên y tế phải chùi chân trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh. Người bệnh khi được khám bệnh cũng phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm sang nhân viên y tế, các nhân viên y tế cũng phải tuân thủ các quy định chuyên môn về việc đảm bảo vô khuẩn và sử dụng các trang bị, quần áo bảo hộ theo nguyên tắc chống lây nhiễm chéo trong khu vực điều trị. Tại trước cửa mỗi buồng điều trị cần đặt một lọ cồn sát trùng để nhân viên y tế rửa tay ngay sau khi khám và tiếp xúc với người bệnh. Khi đã xong công việc và cần ra khỏi khu vực điều trị cách ly, nhân viên y tế mới được cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ. Việc cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ phải được thực hiện tại một phòng đã được dành riêng cho việc này. Quần áo và trang bị bảo hộ cũng được đựng vào các túi nilông, sau đó buộc kín lại, ngâm dung dịch tẩy trùng trước khi mang đi tiêu huỷ.

Về nguyên tắc, tại các khu vực điều trị cách ly không cho phép những người không có trách nhiệm có mặt tại đây. Tuy nhiên, ở một số phòng bệnh chưa phải thuộc diện cách ly tuyệt đối, người bệnh đang được theo dõi chưa được chẩn đoán xác định thì những người tiếp xúc với người bệnh cũng phải được trang bị bảo hộ và tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ như với nhân viên y tế.

            * Biện pháp 3:

Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống và luyện tập thể dục thể thao.

* Biện pháp 4:

Khi có các biểu hiện của bệnh như: Sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, ho... cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Hiện đã có các thuốc chống cúm có thể được dùng cả để phòng ngừa người nhiễm cúm gà và để điều trị những người đã nhiễm cúm gà. Virus dường như kháng với hai thuốc chống cúm cũ là amantadin và rimantadin. Tuy nhiên, các thuốc chống cúm mới hơn Tamiflu và Relenza hy vọng sẽ có tác dụng và được cung cấp đủ nếu có dịch xảy ra.

Tamiflu là loại thuốc chống virus có hiệu quả cao trong điều trị cúm A và được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị. Tamiflu với tên  hoạt chất là Oseltamivir  của Hãng dược phẩm RoChe (Thuỵ Sĩ) là loại thuốc chống virus có tác dụng ức chế virus cúm thông qua việc ức chế men neuraminidase (N). Men N có tác dụng hết sức cơ bản trong việc hạn chế sự phát tán virus này trong  cơ thể. Khi người mắc cúm dùng loại thuốc  này sẽ làm  cho virus cúm không nhân lên và kìm hãm sự phát triển của virus.

Theo cuốn sách Giới thiệu thuốc và biệt dược của Hội các Dược sĩ Canada xuất bản năm 2003 ghi rõ: Thuốc Tamiflu được chỉ định để điều trị nhiễm bệnh cúm ở người lớn. Đối với trẻ em, sự an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định rõ ràng. Đối với người có thai phải cân nhắc khi sử dụng vì có những nguy cơ đối với bào thai. Liều được khuyên dùng là 2 viên Tamiflu 75mg/2 lần/ ngày. Phải dùng thuốc điều trị liên tục trong 5 ngày. Quá trình điều trị phải được bắt đầu sau khi phát hiện (không chậm hơn 2 ngày) các triệu chứng của bệnh cúm. Lý tưởng nhất là dùng thuốc ngay sau  40 giờ phát hiện có bệnh. Bệnh nhân phải được dùng đủ liều điều trị (10 viên/5 ngày), kể cả khi hết các triệu chứng bệnh vẫn phải uống thuốc đủ liều. Về tác dụng phụ của thuốc, qua nghiên cứu của Hãng RoChe trên 724 bệnh nhân uống Tamiflu 2 viên 75mg/ngày có 72 người có triệu chứng buồn nôn (chiếm 9,9%), 68 người có nôn (9,4%), 48 người đi lỏng (6,6%)...

Ở Việt Nam hiện nay, trong phác đồ điều trị bệnh cúm A của Bộ Y tế cho phép các cơ sở điều  trị bệnh nhân cúm A đưa thuốc  Tamiflu vào điều trị cho bệnh nhân và có hiệu quả rõ rệt. Theo phác đồ này, trẻ em từ 1-13 tuổi dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể: < 15kg: 30mg x 2 lần/ngày x 5 ngày;  từ 16-23kg: 45mg x 2lần/ngày x 5 ngày; từ 24-40kg: 60mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Người lớn và trẻ trên 13 tuổi: 75mg x 2lần/ngày x 5 ngày. Ngoài ra, còn có hai loại thuốc kháng virus là Amantadine và Ribavirin được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị bệnh cúm A. Việc sử dụng các loại  thuốc này phải theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Theo Bộ Y tế, chỉ có các cơ sở điều trị bệnh nhân mắc cúm A và nghi nhiễm cúm A mới có chỉ định dùng thuốc Tamiflu. Người bệnh không nên tự điều trị bằng thuốc này tại nhà mà chỉ được sử dụng dưới sự theo dõi của thầy thuốc. 

Có một số phư­ơng pháp điều trị thay thế có thể giúp chống lại virus cúm và phục hồi do bệnh cúm, để làm giảm nhẹ các triệu chứng cúm.

- Châm cứu và giác hút. Cả hai phư­ơng pháp nói trên dùng để kích thích đề kháng tự nhiên, làm giảm sung huyết mũi và đau đầu, sốt cao và giảm ho, tuỳ thuộc vào các huyệt đạo châm cứu và giác hút đ­ược sử dụng.

- Xoa bóp dầu thơm. Các thầy thuốc giới thiệu nên súc miệng và họng hàng ngày với một giọt tinh dầu của cây chè (Melaleuca spp) và chanh pha trong một cốc n­ước ấm. Nếu đã bị cúm, hai giọt tinh dầu chè hoà trong bồn tắm nước nóng có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng. Các tinh dầu thiết yếu của cây khuynh diệp (Eucalyptus globulus) hoặc bạc bà (Mentha piperita) đ­ược dùng trong xông hơi có thể giúp dễ thở và nghẹt mũi.

- Thảo dược. Thảo dược có thể đư­ợc dùng để kích thích hệ miễn dịch, để chống virus.  Tỏi (Allium sativum) có khả năng chống virus khi có các triệu chứng của bệnh cúm. Ví dụ, truyền boneset (Eupatroium perfoliatum) có thể làm giảm đau đầu và sốt, và cỏ thi (Achillea millefolium) hoặc hoa cây cơm cháy (elderflower) có thể chống lại ớn lạnh.

Phép chữa vi lượng đồng căn. Ðể phòng bệnh cúm, một ph­ương pháp chữa bệnh vi lượng đồng căn đ­ược gọi là OscilloCoCcinum có thể đ­ược áp dụng khi có dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng cúm và nhắc lại trong một đến hai ngày. Các ph­ương pháp chữa vi l­ượng đồng căn khác đư­ợc giới thiệu khác nhau tuỳ theo các triệu chứng cúm đặc trư­ng xuất hiện. Gelsemium đ­ược giới thiệu để chống lại sự mệt mỏi kèm theo ớn lạnh, đau đầu và sự sung huyết mũi. Bryonia (Bryonia alba) có thể được sử dụng để điều trị đau cơ, đau đầu, và ho khan. Với tình trạng khó ngủ, ớn lạnh, khản tiếng, và đau khớp, chất độc cây thường xuân (Rhus toxicodendron) được khuyến khích sử dụng. Cuối cùng, tình trạng đau nhức và ho khan hoặc ớn lạnh được gợi ý dùng Eupatorium perfoliatum.

- Thuỷ liệu pháp. Tắm sẽ làm cho sốt do cúm sẽ hồi phục nhanh bởi việc tạo ra một môi trường trong cơ thể mà virus cúm không thể sống được. Bệnh nhân nên tắm bằng nước nóng ở mức có thể chịu được và duy trì trong phòng tắm từ 20-30 phút. Trong khi tại phòng tắm, bệnh nhân uống một cốc nước cỏ thi hoặc chè làm từ hoa cây cơm cháy để làm toát mồ hôi. Trong khi tắm, một chiếc khăn lạnh được đặt trên trán hoặc nách để làm hạ nhiệt độ trung tâm. Bệnh nhân được hỗ trợ khi ra khỏi phòng tắm (họ có thể cảm thấy mệt và chóng mặt) và sau đó trở lại giường và đắp một lớp chăn mỏng để gây toát mồ hôi nhiều hơn.

- Vitamin. Với người lớn, 2-3g vitamin C mỗi ngày có thể giúp phòng bệnh cúm. Tăng liều 5-7g mỗi ngày trong trường hợp cúm kèm thêm bội nhiễm. (Liều nên giảm nếu bệnh nhân bị ỉa chảy).

Phòng ngừa

Trung tâm Phòng chống bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo rằng: nên tiêm vaccin hàng năm trước khi mùa cúm bắt đầu. Ở Mỹ, mùa cúm điển hình bắt đầu từ cuối tháng 12 tới đầu tháng 3. Vaccin nên được tiêm 2-6 tuần trước khi mùa cúm bắt đầu, điều này cho phép cơ thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch. Người lớn chỉ cần 1 liều vaccin hàng năm, nhưng với những trẻ dưới 9 tuổi mà chưa được miễn dịch trước đó thì nên tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng.

Vaccin mỗi mùa cúm gồm 3 chủng virus có khả năng dễ gặp nhất trong mùa cúm tới. Khi có sự so sánh tốt giữa chủng cúm đoán trước và chủng cúm được dùng trong vaccin, vaccin có hiệu quả từ 70-90% đối với người dưới 65 tuổi. Vì đáp ứng miễn dịch giảm bớt phần nào theo độ tuổi, những người trên 65 tuổi không thể nhận được mức bảo vệ như vậy từ vaccin, nhưng thậm chí nếu họ tiếp xúc virus cúm, thì vaccin cũng giúp làm giảm bớt mức độ nặng và phòng các biến chứng. Chủng virus được sử dụng làm vaccin là dạng bất hoạt và không gây bệnh cúm. Trước đây, các triệu chứng cúm thường liên quan vào các chế phẩm vaccin mà độ tinh khiết không bằng với vaccin hiện nay. Năm 1976, một nguy cơ nhỏ tiến triển hội chứng Guillain-Barre, đó là một rối loạn rất hiếm gặp, liên quan với vaccin cúm lợn. Sự liên quan này xảy ra chỉ vào năm 1976 với chế phẩm vaccin cúm lợn và không bao giờ tái xảy ra.

Tác dụng phụ nghiêm trọng với vaccin hiện nay là vô cùng hiếm. Một vài người bị đau nhẹ tại nơi tiêm, chỗ tiêm sẽ hết đau trong 1-2 ngày. Ở những người chưa tiếp xúc với virus cúm, đặc biệt ở trẻ em, có thể bị sốt nhẹ 1-2 ngày, mệt mỏi và đau cơ. Những triệu chứng này bắt đầu trong vòng 6-12 giờ sau khi tiêm vaccin.

Lưu ý là một vài người không nên tiêm vaccin cúm. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và không có lợi khi tiêm vaccin. Từ khi vaccin là chế phẩm từ trứng gà, người mà bị dị ứng nặng với trứng hoặc các thành phần khác của vaccin thì không nên tiêm vaccin cúm. Một biện pháp thay thế là họ có thể dùng một liệu trình amantadin hoặc rimantadin cũng được dùng như một biện pháp bảo vệ chống lại virus cúm. Những người khác có thể dùng thuốc mà thuốc này đã có khả chữa được sau khi mùa cúm bắt đầu hoặc người bị tổn thương hệ miễn dịch, như những bệnh nhân  HIV giai đoạn cuối. Amantadin và rimantadin có hiệu quả 70-90% trong việc phòng cúm.

Một vài nhóm người khỏe mạnh cũng được khuyên dùng vaccin vì họ có nguy cơ bị các biến chứng do cúm:

- Tất cả những người 65 tuổi hoặc hơn.

- Những người điều trị nội trú tại bệnh viện và dễ mắc bệnh mạn tính, cho mọi lứa tuổi.

- Người lớn và trẻ em bị bệnh tim phổi mạn tính, như hen phế quản.

- Người lớn và trẻ em bị bệnh chuyển hóa mạn tính, như bệnh tiểu đường và rối loạn chức năng thận, cũng như thiếu máu nặng hoặc bệnh về máu bẩm sinh.

- Trẻ em và vị thành niên điều trị liệu pháp aspirin dài ngày.

- Phụ nữ có thai tháng thứ 2 hoặc 3 trong mùa cúm hoặc những phụ nữ đang phải chăm sóc bệnh nhân.

- Người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm người nhiễm HIV, bệnh nhân ung thư, những người nhận ghép tạng, và những bệnh nhân đang dùng steroid, hóa trị liệu, hoặc xạ trị.

- Bất cứ người nào tiếp xúc với các nhóm trên, như giáo viên, nhân viên chăm sóc, nhân viên y tế và các thành viên trong gia đình.

- Du lịch nước ngoài.

Tuy nhiên, nhiều người không nằm trong các nhóm nguy cơ trên cũng nên tiêm vaccin. Bất kỳ người nào muốn thoát khỏi sự lo lắng và phiền phức khỏi sự tấn công của virus cúm thì có thể tiêm vaccin.

Lây truyền

Thông thường virus cúm truyền bệnh từ người bệnh sang người lành, thời gian lây từ ngày đầu đến ngày khỏi bệnh, trung bình 5-7 ngày. Trong khoảng cách giữa hai vụ dịch virus cúm tồn tại ở bệnh nhân mắc thể ẩn, trá hình, tản phát. Bệnh lây do tiếp xúc giữa người bệnh với người lành, khoảng cách gần, dưới 1 m, không lây ở khoảng cách xa 5-10m, không lây gián tiếp qua đồ chơi vật dụng. Bệnh lây đường hô hấp, qua hơi thở, hắt hơi sổ mũi, qua những giọt nước li ti chứa virus cúm. Các phương tiện giao thông hiện đại như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa tạo điều kiện cho dịch cúm lan rất xa, rất nhanh.

Dịch cúm xuất hiện hết sức đột ngột, lan truyền có thể rất nhanh chóng trong một địa phương, nhiều khi mang tính bùng nổ đồng thời ở nhiều vùng khác nhau. Có hai loại dịch cúm: đại dịch lan tràn nhanh, khắp hành tinh, khi xuất hiện một phân virus cúm mới, thường sau một chu kỳ 10-15 năm. Xen kẽ giữa hai đại dịch là các vụ dịch nhỏ, sức lan truyền hạn chế, liên quan đến biến đổi nhỏ các kháng nguyên virus.

Bệnh cúm gà

Ở nông thôn, virus H5N1 lây lan nhanh chóng từ các trang trại gia cầm nội địa qua phân gà và chim hoang dã. Virus này có thể sống 4 ngày ở nhiệt độ 22oC và hơn 30 ngày ở 0oC. Nếu ở băng chúng có thể sống vô thời hạn.

Vì vậy khi có dịch bệnh, một số người đã mắc bệnh cúm gà do tiếp xúc trực tiếp với gà hoặc phân gà bị bệnh. Người nhiễm virus cúm gà có thể lây sang người khác, mặc dù bệnh này thường nhẹ ở người lây từ người hơn người bị nhiễm trực tiếp từ gà.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Vaccine

Bệnh Dại và Vacxin
Chế tạo thành công vacxin chống tụ cầu vàng
Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?
Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Các loại vaccin
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
Cẩn thận khi tiêm cùng lúc nhiều loại vacxin
Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong
Hãng GenVec nghiên cứu thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2
Khi bị chó cắn
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
Lần đầu tiên Việt Nam cho phép lưu hành vacxin phòng cúm
Lịch tiêm chủng
Người lớn vẫn cần tiêm vacxin phòng bệnh
Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rubela
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin
Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người
Sản xuất vacxin viêm gan A, B bằng công nghệ gene
Sắp có vacxin phòng cúm dạng xịt mũi
Tanic - vacxin đầu tiên giúp bỏ thuốc lá
Thiếu vacxin DTC làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Tin vui cho người nghiện thuốc lá: Vắc xin cai thuốc!
Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
Tiêm phòng sởi rồi vẫn mắc bệnh?
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
Tìm hiểu bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?
VACCIN chống bệnh tiểu đường
Vacxin hôm qua và hôm nay
Vacxin mới phòng viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Vacxin phối hợp
Virus trong vacxin phòng bại liệt đường uống có thể gây bệnh
Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm nhưng có thể đề phòng
Việt Nam thử nghiệm vacxin phòng viêm gan B thế hệ 3
Vì sao vaccin ngừa bệnh sốt bại liệt lại có tên là Sabin
Ấn Độ thử nghiệm một loại vaccin AIDS mới


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa