Rượu thuốc cho người cao tuổi

Không nên coi rượu rắn là rượu bổ.
Để bổ khí huyết, những người cao tuổi có khí huyết hư có thể dùng rượu bất lão thang, gồm các vị sau: long nhãn, nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, nhục quế, đương quy, thục địa, mạch môn, hà thủ ô, xuyên khung, phòng phong, đại táo. Không nên dùng rượu này cho người cao huyết áp hoặc đang sốt.

Rượu thuốc có hai thành phần: rượu và thuốc. Rượu có tác dụng làm dung môi hòa tan các chất thuốc, giúp thuốc hấp thu vào cơ thể nhanh. Thuốc có tác dụng nâng cao sức khỏe, bổ sung cái mà cơ thể đang thiếu hụt, loại trừ yếu tố gây bệnh. Không phải bất cứ loại rượu thuốc nào cũng đều tốt cho bất cứ ai uống nó; có loại dùng được cho người này, song không dùng được cho người khác. Vì vậy, khi mua rượu thuốc, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để biết trạng thái cụ thể của mình, sau đó mới chọn rượu. Sau đây xin giới thiệu vài loại rượu cụ thể:

- Rượu tắc kè: Tắc kè, vỏ quýt, đẳng sâm, huyết giác tiểu hồi, đường trắng. Công năng của rượu tắc kè là bổ phế, ích khí, tráng dương, dùng để chữa suy nhược cơ thể, ho hen, thận yếu (hay đái rắt), người già sức khỏe kém. Không được dùng cho người âm hư, người mới mắc ho hen.

- Rượu rắn: Rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo, cẩu tích, tiểu hồi, hà thủ ô đỏ, kê huyết đằng, vỏ quýt, ngũ gia bì, thiên niên kiện. Công năng của rượu rắn là trừ phong tê thấp, dùng để chữa chứng đau nhức xương cơ khớp (thấp khớp), bán thân bất toại, đổ mồ hôi chân tay, người già đau mỏi cơ xương khớp khi thời tiết thay đổi. Những người tạng nhiệt (trong người thường cảm thấy nóng) không nên dùng.

- Rượu bổ huyết trừ phong: Cẩu tích, ngũ gia bì, tang chi, ngưu tất, hà thủ ô đỏ, thiên niên kiện, kê huyết đằng. Công năng của rượu là bổ huyết, trừ phong thấp, dùng chữa chứng đau cơ xương khớp, đau gân. Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai, trẻ em dưới 15 tuổi mắc phong thấp cũng không nên dùng.

- Rượu đại bổ trường sinh: Nhân sâm, đẳng sâm, ngũ gia bì, dỏ dẻ, râu ngô, rễ cỏ tranh. Công năng của rượu này là bổ khí, tráng dương, dùng để bồi bổ cơ thể, tăng sức, chữa chán ăn, huyết áp thấp. Không nên dùng cho người có âm huyết hư. 

GS Hoàng Bảo ChâuSức Khoẻ & Đời Sống

TRÀ DƯỢC
10 loại trà dược chống mệt mỏi
Những tác dụng của việc uống trà
Những điều cần tránh khi uống trà
Rượu dâm dương hoắc
Rượu thuốc cho người cao tuổi
Rượu thuốc dùng trong mùa thu
Trà có thể giúp xương thêm chắc
Trà cúc giúp giảm đau trong
Trà cúc giúp giảm đau trong 'ngày ấy'
Trà dược an thần
Trà dược cho người bị hen phế quản
Trà dược cho người bị hen phế quản
Trà dược phòng chống tiểu đường
Trà dược phòng chống tiểu đường
Trà kỷ tử - vị thuốc chữa nhiều bệnh
Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim
Trà tang thầm, đồ uống dân gian độc đáo
Trà thuốc làm giảm mỡ máu
Trà và những điều cấm kỵ
Trà xanh có thể bảo vệ tim
Trà xanh không có tác dụng với bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Trà xanh ngăn chặn sự lây lan của ung thư
Trà xanh trị viêm họng
Trà ô long ngừa tăng huyết áp
Trà đen cải thiện tuần hoàn máu
Trà đen làm giảm cholesterol xấu
Trà, cà phê có thể cắt cơn đau đầu
Uống trà có lợi cho tóc và da
Uống trà giúp ngăn ngừa ung thư
“Trà vi bách bệnh chi dược”

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y