NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DƯỢC PHẨM

(PHẦN I)

 

THUỐC

Thuốc là chất hoá học là thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể  và làm thay đổi tiến trình của một bệnh.

Nhiều loại thuốc phải có bác sĩ kê toa mới được dùng, nhưng có loại có thể mua tự do. Nhiều loại thức uống cũng chức một lượng nhỏ chất thuốc như trà, cà phê, nước cocacola. Các nước uống kể trên đều có chứa chất caffein có tính kích thích và lợi tiểu.

Thông thường mỗi thuốc có 3 tên: Tên hoá học (chi tiết), tên nhóm (ngắn hơn), và tên biệt dược (do công ty sản xuất đặt tên).

 

Thuốc gốc

Mỗi loại thuốc có 3 tên: tên hoá học, tên gốc và tên thương mại. Mỗi loại thuốc gốc có thể mang nhiều tên thương mại. Ví dụ diazepam là tên gốc của một số tên thương mại như: apo-diazepam, novo-dipam và valium. Thường thường một số loại thuốc được bán dưới tên gốc có giá rẻ hơn thuốc cùng loại có tên thương mại.

 

Nguốn gốc

Trước đây , tất cả các thuốc đều được chiết xuất trong tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất. Ngày nay đa số các loại thuốc đều được sản xuất nhân tạo trong phòng thÍ nghiệm, đảm bảo độ tinh khiết và hiệu quả của thuốc, an toàn hơn cho điều trị. Một số loại thuốc như : Insulin được tổng hợp bằng công nghệ di truyền gen.

Ngày nay các loại thuốc mới được tạo ra bằng nhiều cách: nghiên cứu các hoạt tính khác nhau của một chất, sàng lọc và lựa ra những hoạt tính chống lại một bệnh nào đó; làm thay đổi cấu trúc củamột thuốc; hoặc tìm một cách thức mới sử dụng một loại thuốc, nhờ vậy, có thể ứng dụng trong điều trị một loại bệnh khác.

 

Phân loại

Thuốc được phân biệt theo nhiều cách:

*     Theo công thức hoá học.

*     Theo loại bệnh mà thuốc điều trị.

*     Theo tác dụng đặc biệt, của thuốc lên cơ thể (ví dụ: thuốc nhóm lợi tiểu có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu bài tiết).

 

Đánh giá.

Tất cả các loại thuốc đều phải được kiểm tra vê hiệu quả và độ an toàn trước khi sử dụng rộng rãi. Các thử nghiệm kiểm tra thưởng được tiến hành theo 3 giai đoạn: thử nghiệm trên động vật thí nghiệm, thử nghiệm ttre6n những người tình nguyện; cuối cùng là thử nghiệm trên bệnh nhân.

 

Lý do dùng thuốc.

Thuốc dùng trong điều trị, phòng ngừa, chẩn đoán bệnh. Cho các thuốn nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng cơ năng và thực thể, hoặc để thay thế một chất tự nhiên trong cơ thể bị thiếu hụt (chẳng hạn như nội tiết tố), hoặc để ngăn cha85cn cơ thể sản xuất quá mức một loại nội tiết tố hoặc một chất hoá học nào đó. Một số thuốc được dùng với mục đích tiêu huỷ các vi sinh vật  xâm nhập vào cơ thể như vi kghua63n, virus. Một số thuốc gọi là thuốc chủng ngừa, khi tiêm vào cơ thể , sẽ kích hích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể  kháng lại các vi sinh vật gây bệnh.

Thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau và thuốc an thần là các thuốc chỉ dùng khi có toa bác sĩ. Các thuốc giảm đau nhẹ, thuốc trị ho, thuốc trị cảm, cúm, sinh tố và thuốc bổ là những thuốc có thể mua mà không cần toa bác sĩ.

 

Cơ chế tác dụng của thuốc.

Thuốc tác dụng lên các tế bào của cơ thể hay của các vi sinh vật gây bệnh bằng các kích thích hoặc ức chế bằng các phản ứng hoá học của tế bào. Tác động này xảy ra đều là nhờ thuốc có cấu trúc tương tự như những chất hoá học tự nhiên trong cơ thể.

Một số thuốc tác động bằng cách gắn lên các thụ thể tiếp nhận thuốc (là một ví dụ đặc hiệu trên trên bề mặt tế bào có cấu trúc phù hợp với cấu trúc hoá học của thuốc). Sự gắn kết này sẽ gây ra những biến đổi hoá học trong tế bào. Một số loại được háp thu trong tế bào, tác động trực tiếp trên các chu trình hoá học ngay bên trong tế bào.

Ngoài ra còn những thuốc giả dùng như thuốc thật để tác động lên tâm lý bệnh nhân, có thể đem lại những hiệu quả tốt. Loại này gọi là giả dược hay placebo (xem thuốc, giả dược).

 

Cách sử dụng thuốc

Thuốc được dùng dưới nhiều dạng và nhiều cách khác nhau, cách sử dụng thuốc tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ trầm trọng của bệnh, cơ quan bị bệnh, tính phù hợp của thuốc, thời gian và vận tốc tác dụng của thuốc.

 

Đào thải thuốc

Lượng thuốc uống không được hấp thu hết vào ruột, sẽ được thải ra ngoài qua phân. Thuốc dùng đường máu, sẽ được bài tiết qua thận, trong nước tiểu. Một số thuốc bị các men gan phân cắt thành dạng không hoạt động, sau đó mới được thải ra ngoài.

 

Tính phù hợp

Nếu điều trị tiến triển thuận lợi loại thuốc đang dùng sẽ được cho tiếp trong suốt thời gian điều trị bệnh. Có khoảng 2/5 số bệnh nhân không dùng thuốc đúng cách, có thể do: bệnh nhân không hiểu lời hướng dẫn của bác sĩ, hoặc sợ các phản ứng phụ của thuốc, hoặc vì không thích uống loại thuốc đó.

 

Tác dụng qua lại (tương tác thuốc)

Nhiều loại thuốc khio sử dụng kết hợp với nhau hoặc khi dùng chung với thức ăn hoặc với rượu có thể gây ra các tác dụng khác khi dùng riêng lẻ. Tác dụng qua lại này do các thuốc có thành phần hoá học khác nhau tác động lên cùng một thụ thể. Hoặc thuốc làm thay đổi cách hấp thụ, phân cách hoặc bài tiết của thuốc khác.

Bác sĩ thường dùng tác dụng này làm tăng hiệu quả điều trị. Thường kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị nhiễm trùng ung thư hoặc cao huyết áp. Tuy nhiên, đôi khi kết hợp thuốc cũng gây ra các bất lợi như làm giảm  tác dụng của một loại thuốc hoặc làm tăng nồng độ của một thuốc trong máu và gây ra các tác dụng phụ.

Bệnh nhân đang dùng một loại thuốc lâu dài, nên có một tấm thẻ ghi tương tác thuốc của loại thuốc mình đang sử dụng để dự phòng trong những trường hợp khẩn cấp. Bệnh nhân cũng nên nhắc cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng, để phòng ngừa tương tác thuốc với loại thuốc mà bác sĩ mới cho thêm.

 

Tác dụng phụ

Hấu hết các thuốc đều có tác dụng phụ.- là những tác dụng hại hoặc những tác dụng xấu.những tác dụng phụ có thể được chia ra thành: tác dụng phụ có thể dự đoán (do cấu trúc hoá gọc của thuốc), và tác dụng phụ ngoài dự đóan ( không có liên hệ với tác dụng hoá học của thuốc lên tế bào).

Rất khó có thể tạo ra những loại thuốc chỉ có tác dụng trên một cơ quan đích duy nhất. Các triệu chứng do thuốc tác dụng trên những cơ quan khác ngoài ý muốn gọi là các tác dụng phụ có thể dự đoán trước . Ví dụ : thuốc kháng sinh cholin được dùng điều trị giảm co cơ đường ruột, có tác dụng phụ là gây nhìn kém và khô miệng. Các triệu chứng này có thể mất khi cơ thể dung nạp được với thuốc. Nếu không phải giảm liều thuốc hoặc tăng khoảng cách thời gian  giữa hai lần cho thuốc.

Các bệnh gan, thận làm giảm khả năng hấp thu, phân huỷ, bài tiết thuốc, do đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu, làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ có thể dự đoán.

Tác dụng phụ ngoài dự đoán do các rối loại di truyền (ví dụ: thiếu một loại men đặc biệt để làm bất hoạt thuốc), do phản ứng dị ứng, hoặc do tạo ra các kháng thể gây tổn thương mô cơ thể. Tác dụng phụ loại này thường làm nổi ban , sưng mắt, vàng da. Đôi khi có thể bị sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng)., bệnh nhân bị khó thở và suy hô hấp. Khi dùng các tác dụng phụ loại này phải ngưng dùng thuố ngay.

Nhiều loại thuốc có thể đi qua nhau thai và một số có sự ảnh hưởng lên sự phát triển của thai. Hầu hết các thuốc đi qua đường sữa mẹ, và một số gây các tác dụng phụ cho trẻ.

Thuốc chỉ có ích khi tác dụng cò lợi của thuốc  đối với bệnh nhân lấn át nguy cơ và mức độ nặng của các tác dụng phụ. Một khuynh hướng nghiên cứu các thuốc mới hiện nay là tìm ra các loại thuốc có tác dụng chọn lọc trên cơ quan đích, nhằm loại bỏ các tác dụng phụ không mong muốn lên các mô khác trong cơ thể.

Ngoài ra, một số thuốc có thể gây nghiện (xem thuốc, nghiện).

 

Các dạng thuốc

*  Thuốc uống: gồm thuốc viên nén và thuốc nước, được tiêu hoá và hấp thu trong ruột giống như cách ruột tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng. Tác dụng nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mức độ hấp thu của ruột. Qúa trình hấp thu cũng phụ thuộc vào thành phần thuốc, sự hoà tan của thuốc và ảnh hưởng của các dịch tiêu hoá lên thuốc.

*  Thuốc tiêm: thuốc có tác dụng nhanh. Cho thuốc lên đường tiêm đối với các thuốc có thể bị dịch tiêu hoá phân huỷ khi dùng đường uống.

*  Thuốc dùng tại chỗ: (dạng thuốc mỡ, thuốc nhét, thuốc xịt, thuốc hít): thuốc này thường có tác dụng tại chỗ trên phần cơ thể tiếp xúc với thuốc, nhưng cũng có tác dụng toàn thân nếu thuốc được hấp thu từ vị trí tại chỗ vào máu. Thuốc nhét hậu môn (toạ dược) ngoài tác dụng tại chỗ (như trong điều trị bệnh trĩ) còn được dùng đưa hoạt chất thấm vào niêm mạc  trực tràng, vào máu, qua gan, về tim để có tác dụng toàn thân (như thuốc nhét hậu môn trị sốt , giảm đau...), thuốc xịt và hít vào miệng hay mũi , ngòai một số thuốc có tác dụng tại chỗ (như trong điều trị viêm họng viêm mũi), còn có một số thuốc được hấp thu  qua niêm mạc miệng vào máu, qua nhiêm mác đường hô hấp (như thuốc làm giãn phế quản trị suyễn).

 

Các phương pháp cho thuốc

Mới đây, người ta còn điều chế một dạng thuốc  dán vào da ( giống như dán băng keo)để hoạt chất thấm dần qua da vào máu tạo tác dụng từ từ (ví dụ thuốc dán ở ngực trong bệnh mạch vành).

 

 

 

Khái niệm về thuốc

Khái niệm thuốc
Những vấn đề liên quan đến dược phẩm
THUỐC AN THẦN
THUỐC BỔ
THUỐC BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT
THUỐC CHẤT LÀM SE
THUỐC CHẸN BÊTA
THUỐC CHỐNG CAO HUYẾT ÁP
THUỐC CHỐNG CO THẮT
THUỐC CHỐNG GIUN SÁN
THUỐC CHỐNG LO ÂU
THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM
THUỐC CHỐNG NÔN
THUỐC CHỐNG NẮNG
THUỐC CHỐNG RỐI LOẠN TÂM THẦN
THUỐC CHỐNG THẤP KHỚP
THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY
THUỐC CHỐNG TIẾT CHOLINE
THUỐC CHỐNG TIẾT MỒ HÔI
THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM
THUỐC CHỐNG UNG THƯ
THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
THUỐC CÓ BỌC NGOÀI BẢO  VỆ
THUỐC CẦM MÁU
THUỐC Digitalis
THUỐC DÙNG TRONG KHI MANG THAI
THUỐC DỊÊT TINH TRÙNG
THUỐC GIÃN CƠ
THUỐC GIÃN MẠCH
THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN
THUỐC GIẢI ĐỘC
THUỐC GIẢM SUNG HUYẾT
THUỐC GIẢM ĐAU
THUỐC GÂY NÔN
THUỐC GÂY SUNG HUYẾT DA
THUỐC GÂY VÔ CẢM
THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO
THUỐC GÂY ẢO GIÁC
THUỐC HO
THUỐC HUỶ GIAO CẢM
THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN
THUỐC HẠ LIPID MÁU
THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT UỐNG
THUỐC HỒI SỨC
THUỐC KHÁNG ACID
THUỐC KHÁNG CHOLINE
THUỐC KHÁNG Histamine
THUỐC KHÁNG HUYẾT THANH
THUỐC KHÁNG KHUẨN
THUỐC KHÁNG NẤM
THUỐC KHÁNG NỌC ĐỘC NỘI TIẾT TỐ
THUỐC KHÁNG NỌC ĐỘC NỘI TIẾT TỐ
THUỐC KHÁNG NỘI TIẾT TỐ
THUỐC KHÁNG SINH
THUỐC KHÁNG THỤ THỂ Hiostamione 2
THUỐC KHÁNG VIRUS
THUỐC KHÁNG VIÊM
THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG Steroid
THUỐC KHÁNG ĐÔNG
THUỐC KHÁNG ĐỘC TỐ
THUỐC KÍCH DỤC
THUỐC KÍCH THÍCH
THUỐC KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH
THUỐC KÍCH THÍCH ĂN NGON
THUỐC LONG ĐỜM
THUỐC LÀM MỀM DA
THUỐC LÀM RỤNG LÔNG TÓC
THUỐC LÀM TAN CỤC MÁU ĐÔNG
THUỐC LỢI TIỂU
THUỐC MỠ
THUỐC NGHIỆN
THUỐC NGỦ
THUỐC NGỪA THAI UỐNG
THUỐC NHUẬN TRƯỜNG
THUỐC NHÓM ORPHAN
THUỐC NHỎ MẮT
THUỐC PHIỆN
THUỐC PHỐI HỢP
THUỐC SINH TỐ
THUỐC STEROID
THUỐC STEROID ĐỒNG HOÁ
THUỐC SULFONAMIDE
THUỐC SÁT TRÙNG
THUỐC SÚC RỬA MIỆNG
THUỐC TIÊM TÁC DỤNG CHẬM
THUỐC VIÊN NANG
THUỐC VÀ THỂ THAO
THUỐC XOA
THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT  TÁ TRÀNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ VÔ SINH
THUỐC ỨC CHẾ ACE
THUỐC ỨC CHẾ CALCI
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH
THUỐC ỨC CHẾ ĂN NGON
THUỐC, BĂNG DÁN DA
THUỐC, LẠM DỤNG
THUỐC, LỆ THUỘC
THUỐC, QUEN THUỐC
THUỐC, TÁC DỤNG PHỤ
THUỐC,  GIẢ DƯỢC (placebo)
THUỐC  CHỦNG NGỪA


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa