ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN


CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG

1. TầM QUAN TRọNG

Bệnh nhân thường có nhiều thời gian trên giường bệnh. Giường bệnh là nơi nghỉ ngơi, khám bệnh và điều trị, sinh hoạt của bệnh nhân. Một số bệnh nhân không có khả năng ra khỏi giường nên việc nuôi dưỡng, tắm hay đại tiểu tiện có thể gây loét ép. Do đó việc chuẩn bị giường là hết sức quan trọng. Chuẩn bị giường cẩn thận, chu đáo là tạo sự THOẢI MÁI CHO BỆNH NHÂN.

2. GIớI THIệU CáC LOạI GIƯờNG Về PHƯƠNG TI? CƠ HọC.

2.1. Giường thông thường: (H.27)

Hình 27 Giường bệnh thông thường (trang 75)

Giường được cấu tạo đơn giản, gọn, dễ di chuyển, dễ tẩy uế. Thường dùng giường khung làm bằng sắt, ống rỗng, phía đầu giường có bậc nâng cao thấp, chân có bánh xe bọc cao su.

Giát giường bằng gỗ, gồm hai phần: 1/3 ở phía đầu giường, 2/3 ở phía cuối giường.

Kích thước của giường:

- Chiều dài: từ 1,8m đến 2m.

- Chiều rộng; từ 0,8m đến 1,0m.

- Chiều cao: 0,6m

2.2. Giường hiện đại:

Giường làm bằng inoc, ống rỗng, chân có bánh xe bọc cao su để tiện di chuyển. Giường có nhiều tính năng, tác dụng, giát giường bằng lò xo, hai bên giường có thành chắn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Giường có nút ấn hoặc tay quay để điều chỉnh mức cao thấp khác nhau và cố định giường. Giường có 4 cọc ở 4 góc giường dùng để treo chai dịch truyền hay mắc màn (khi cần thiết) (H.28).

Hình 28. Giường vạn năng (trang 75)

2.3. Các phương tiện kèm theo:

- Ðệm và vỏ đệm, đệm phải phẳng, nhẵn, nhẹ xốp, vỏ bọc đệm phải làm bằng vải bền, dễ tẩy uế.

Hình 29. Trải vải giường.(trang 76)

- Vải trải giường: Kích thước 3,0m x 2,0m

- Tấm nylon: 2m x 0,8m

- Vải lót: 2m x 0,8m

- Chăn, vỏ chăn và khăn khoác.

- Gối và vỏ gối.

- MÀN.

3. PHÂN LOạI GIƯờNG.

Có hai loại

3.1. Giường trống: Gồm có:

3.1.1. Giường kín: là giường được chuẩn bị sau khi đã làm vệ sinh khoa phòng. Giường được trải kín (giường đợi bệnh nhân) (H.30).

Hình 30. Giường trống đón bệnh nhân. (trang 76)

3.1.2. Giường mở:

Giường nội khoa: là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp về phía cuối giường (H.31).

Hình 31. Giường mở đón bệnh nhân nội khoa (trang 77)

Giường ngoại khoa: là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp theo chiều dọc

của giường (H.32).

Hình 32. Giường mở đón bệnh nhân ngoại khoa (trang 77)

3.2. Giường có bệnh nhân: (nội khoa hay ngoại khoa)

Bệnh nhân nằm nghỉ hoàn toàn trên giường đã được đắp chăn. Các phần vải còn lại 2 bên được dắt xuống dưới đệm. (H.33 và 34).

Hình 33. Giường có bệnh nhân.(trang 78)

Hình 34. Giường có bệnh nhân.(trang 78)

4. NGUYên TắC CHUẩN Bị GIUờNG.

4.1. Những quy định chung:

- Không được sử dụng mảnh vải bị rách.

- Không được sử dụng vải trải giường cho mục đích khác.

- Kiểm tra đồ vải trước khi thay (vì bệnh nhân có thể để tiền, vàng, hoặc các đồ có giá trị khác ở trong gối hay dưới vải).

4.2. Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh:

- Không được rũ tung vải trải giường (rũ vải sẽ làm lây lan mầm bệnh cho mọi người trong buồng bệnh và ngay cả cho bản thân mình).

- Không được vứt đồ vải bẩn dưới sàn nhà, phải bỏ vào túi đựng vải bẩn.

Túi đựng đồ vải bẩn phải để ở xa buồng bệnh.

4.3. Nguyên tắc đảm bảo kỹ thuật.

- Giường phải trải phẳng, căng và được dắt kỹ dưới đệm.

- Không được để bệnh nhân nằm trực tiếp lên vải nylon (vải sơn) - phải có vải lót lên trên.

- Giường có đệm thì phải có vải trải, nylon và vải lót.

- Trải giường phải trải xong một bên rồi mới được sang bên KIA (TRÁNH ÐI LẠI LÀM MẤT THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC).

5. Kỹ THUậT TRảI GIƯờNG.

5.1. Chuẩn bị giường kín (giường đợi bệnh nhân).

5.1.1. Mục đích:

- Ðể giường được sạch sẽ, tiện nghi và sẵn sàng đón bệnh nhân.

- Ðể bệnh phòng được gọn gàng đẹp mắt.

5.1.2. Quy trình kỹ thuật.

a) Chuẩn bị đụng cụ:

- Ðiều dưỡng rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.

- Vải trải giường, gấp theo chiều đọc, mặt trái ra ngoài.

- Vải nylon (vải sơn) gấp theo chiều ngang.

- Vải lót: (phủ trên vải nylon) gấp như vải nylon.

- Chăn và vỏ chăn: Gấp theo chiều dọc.

- Gối và vỏ gối - Màn.

b) Kỹ thuật.

- Ðể ghế hoặc xe đẩy cạnh giường, điều chỉnh giường, đệm ngay ngắn, cao thấp vừa phải (nếu giường có bánh xe thì chốt lại).

- Sắp xếp các đồ vải đã chuẩn bị theo thứ tự sử dụng để lên ghế hoặc xe đẩy.

- Vải trải lên 1/4 phía đầu giường, sau đó trải đều lên mặt đệm, đường giữa của vải nằm theo dọc giữa của giường. Giắt chặt vải phía đầu giường và cuối giường.

- Cách gấp góc:

Gấp vải bọc lấy đầu đệm và cuối đệm.

Gấp góc vải trải giường ở phía đầu giường như gấp góc bánh chưng.

Ði về phía cuối giường gấp góc như phía đầu giường.

Hình 35. Gấp góc ga giường (trang 80)

Nhét phần vải thừa ở giữa giường xuống đệm (lưu ý kéo căng và nhét sâu).

Hình 36. Nhét phần vải thừa xuống đệm. (trang 80)

Hình 37. Trải vải nylon vào 1/3 giữa giường (trang 81)

- Trải vải nylon vào 1/3 giữa giường, trải vải lót lên trên vải nylon, nhét một bên vải xuống dưới.

- Ði vòng về phía cuối giường, sang bên kia giường và tiến hành gấp góc phía đầu giường và cuối giường như phía bên kia.

- Kéo căng vải và nhét sâu phần vải thừa ở giữa giường xuống dưới đệm.

- Cách trải chăn:

Lồng vỏ chăn (lưu ý các góc của vỏ chăn nằm ngang ở góc chăn)

Trải đầu chăn bằng đầu đệm phía đầu giường.

Dắt phần chăn còn lại phía cuối giường xuống dưới đệm.

Mép chăn ở 2 bên giường buông thõng.

- Lồng vỏ gối và xếp gối lên đầu giường (lưu ý các góc của vỏ nằm ở góc gối)

- Xếp đặt ghế, tủ đầu giường gọn gàng.

BảNG KIểM

Quy trình

Không

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Rửa tay

- Chuẩn bị đồ vải đầy đủ gấp đúng quy cách

- Sắp xếp đồ vải theo thứ tự

2. Quy trình kỹ thuật

2.1. Ðiều chỉnh giường, đệm

2.2. Ðể đồ vải trên ghế hoặc xe đẩy

2.3. Cách trải

- Vải trải

- Vải nylon

- Vải lót

2.4. Cách gấp góc và dắt vải

2.5. cách trải chăn

2.6. Luồn gối và xếp gối

2.7. Xếp đặt ghế - tủ đầu giường

   

5.2. Chuẩn bị giường mở.

5.2.1. Giường nội khoa: là giường đã chuẩn bị sẵn, chăn được gấp làm 3 nếp về phía cuối giường tạo điều kiện cho bệnh nhân dễ đắp chăn khi cần thiết.

Quy trình kỹ thuật

a) Chuẩn bị dụng cụ: Giống như trải giường kín.

b) Kỹ thuật:

+ Các bước tiến hành giống như trải giường kín.

+ Chăn được gấp làm 3 nếp xuống phía cuối giường.

5.2.2. Giường ngoại khoa:

a) Chuẩn bị dụng cụ: Giống như trải giường kín nhưng tấm vải nylon và lót phải to, dài để

phủ kín giường.

Thêm:

- Khay quả đậu

- Gạc 4-5 miếng

- Khăn lau miệng.

B) QUY TRÌNH KỸ THUẬT.

BảNG KIểM

Quy trình

Không

1. Chuẩn bị dụng cụ

- Rửa tay

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để trải giường mở, gấp đúng quy cách giường nội khoa, giường ngoại khoa.

- Sắp xếp đồ vải theo thứ tự.

2. Quy trình kỹ thuật

2.1. Như trải giường kín

2.2. Gấp chăn theo kiểu giường nội khoa

2.3. Gấp chăn theo kiểu giường ngoại khoa

2.4. Sắp xếp lại buồng bệnh

   

Cách trải giống như trải giường kín (vải phủ nilon và vải lót phủ kín giường)

Gập phần còn lại của chăn ở phía cuối giường ngược lên trên.

Chăn được gấp làm 3 nếp về một bên giường. Theo chiều dọc của giường

Ði vòng sang phía bên kia để dắt nếp chăn còn lại xuống đệm.

Ðặt khay quả đậu, gạc, khăn lau miệng lên tủ đầu giường.

Sắp đặt ghế, tủ giường gọn gàng.

5.3. Thay vải trải giường có bệnh nhân nằm.

Không phải tất cả bệnh nhân đều tự ra khỏi giường. Những bệnh nhân nằm liệt giường không thể dậy được, thời gian thay vải trải giường cho bệnh nhân tùy theo quy định của mỗi bệnh viện. Tuy nhiên nếu đồ vải trên giường bị bẩn, ướt thì phải thay ngay.

5.3.1. Mục đích:

Ðể chỗ nằm của bệnh nhân được sạch và tiện nghi.

Ðể ngăn ngừa loét ép.

5.3.2. Một số chỉ dẫn khi thay vải trải giường cho bệnh nhân.

Ðảm bảo an toàn cho bệnh nhân: (đặc biệt là những bệnh nhân khó thở phải duy trì tư thế Fowler, bệnh nhân sau mổ gãy xương đùi, liệt, xuất huyết não, vỡ xương chậu... cần chuyển bệnh nhân sang một bên nhẹ nhàng, thích hợp tùy theo tình trạng bệnh nhân).

5.3.3. Quy trinh kỹ thuật:

Có 2 cách:

Chỉ thay những đồ vải bẩn.

Thay hết đồ vải.

a) Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân trước khi tiến hành.

b) Chuẩn bị dụng cụ: (cho trường hợp thay thế hết đồ vải)

- Vải trải

- Vải nylon

- Vải lót: tùy bệnh nhân nội khoa hay ngoại khoa mà chuẩn bị cho thích hợp.

- Chăn

- Vải khoác

- Gối và vỏ gối

- Túi đựng đồ bẩn.

c) Kỹ thuật tiến hành.

- Ðể đồ vải lên ghế hoặc xe đẩy theo thứ tự sử dụng.

- Ðóng cửa tránh gió lùa (mùa rét chuẩn bị lò sưởi nếu có)

- Kéo nới chăn: Trường hợp bệnh nhân có thể ngồi dậy được, điều dưỡng viên giúp bệnh nhân mặc quần áo và ra khỏi giường (kỹ thuật thay như trải giường mở).

- Bệnh nhân yếu không ra khỏi giường được cần có người phụ giúp bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa về một bên giường - bỏ chăn sang ghế, đắp cho bệnh nhân một vải khoác. Người phụ đứng về phía bệnh nhân, giữ cho bệnh nhân khỏi ngã. (Nếu không có người phụ lấy dụng cụ, thanh gỗ hoặc sắt chắn thành giường để phòng bệnh nhân ngã).

- Tháo vải bẩn ở 1/2 giường, nhét sát dưới lưng bệnh nhân.

- Ðặt vải trải giường, đường giữa của vải nằm dọc theo dọc giữa của giường, kéo thẳng nhét 2 đầu vải bọc lấy đệm, nửa bên kia cuộn lại nhét dưới lưng bệnh nhân.

- Trải vải nylon và vải lót vào giữa giường, cuộn một nửa nhét dưới lưng bệnh nhân (đối với bệnh nhân nội khoa). Trải vải nylon và vải lót khắp mặt đệm (đối với bệnh nhân, ngoại khoa).

- Nhét sâu phần vải còn lại xuống dưới đệm.

- Giúp bệnh nhân nằm về phía giường vừa trải xong.

- Sang bên kia giường tháo phần vải bẩn cho vào túi đựng đồ bẩn.

- Kéo thẳng vải trải bọc hai đầu đệm.

- Gấp góc như trải giường kín.

- Kéo thẳng vải trải, vải nylon và vải lót, nhét sâu dưới đệm.

- Giúp bệnh nhân nằm lại giữa giường (ở tư thế thích hợp), đắp chăn cho bệnh nhân, nhét mép chăn xuống dưới đệm (không nên kéo căng để bệnh nhân có thể trở mình và co duỗi chân khi cần).

- Thay vỏ gối (như trải giường kín).

- Sắp xếp ghế - tủ đầu giường cho ngăn nắp, gọn gàng, mang vải bẩn xuống nhà giặt.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam

 

Bài 01 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 02 - NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG
Bài 03 - QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 05 - VỆ SINH ĐÔI TAY, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG
Bài 06 - TIẾP ĐÓN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN, CHUYỂN VIỆN, XUẤT VIỆN
Bài 07 - HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
Bài 08 - TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH
Bài 09 - CHĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG
Bài 10 - CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG
Bài 11- CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG
Bài 13 - CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO BỆNH NHÂN
Bài 14 - DỰ PHÒNG, SẮN SÓC VÀ ĐIỂU TRỊ MẢNG MỤC
Bài 15 - CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Bài 16 - CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM
Bài 17 - CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
Bài 18 -TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU
Bài 19 - CHƯỜM NÓNG - CHƯỜM LẠNH
Bài 20 - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ
Bài 21 - KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
Bài 23 - RỬA DẠ DÀY
Bài 24 - THỤT THÁO
Bài 25 - HÚT DỊCH DẠ DÀY
Bài 26 - THÔNG TIỂU, LẤY NƯỚC TIỂU 24 GIỜ
Bài 27 - RỬA BÀNG QUANG
Bài 28 - HÚT ĐỜM DÃI
Bài 29 - CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY
Bài 30 - PHỤ GIÚPTHẦY THUỐC CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG
Bài 31 - KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Bài 32 - KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ
Bài 33 - SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
Bài 34 - CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦMMÁU VÀ LÀM GARO
Bài 35 - PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP - NGỪNG TUẦN HOÀN
Bài 36 - CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN ĐƯỜNG HÔ HẤP
Bài 37 - SƠ CỨU BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG
Bài 38 - SƠ CỨU BỎNG
Điều dưỡng cơ bản