ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN


THÔNG TIỂU, LẤY NƯỚC TIỂU 24 GIỜ

1. Cơ sở lý thuyết

1.1. Mục đích

Thông tiểu là phương pháp dùng ống thông đưa qua niệu đạo vào bàng quang để lấy nước tiểu ra ngoaì và điều trị bệnh.

1.2. ÁP DỤNG

- Bí đái

- Thông tiểu trước khi mổ, trước khi đẻ

- Bệnh nhân hôn mê

- Lấy nước tiểu xét nghiệm tìm vi khuẩn để chẩn đoán các bệnh về hệ tiết niệu.

1.3. Không áp dụng

- Nhiễm khuẩn niệu đạo

- Giập rách niệu đạo.

- Chấn thương tuyến tiến liệt....

Nếu thông có thể gây tổn thương thêm niệu đạo.

2. CáC ÐIểM CầN Lưu ý KHI THÔNG TIểU.

2.1. Dụng cụ (nhất là ống thông) phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.

2.2. Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và vô khuẩn.

2.3. Ðộng tác phải nhẹ nhàng (tránh thô bạo) nếu vướng mắc phải làm lại hoặc bảo bệnh nhân há miệng thở đều để giảm co thắt niệu đạo.

2.4. Phải lấy nước tiểu giữa bãi (nếu cần lấy nước tiểu thử vi khuẩn) nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô khuẩn.

2.5. Không để lưu ống thông quá 48 giờ.

2.6. Không thông đái nhiều lần trong ngày.

2.7. Nếu bệnh nhân bí đái phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang sẽ làm giảm áp lực đột ngột và gây chảy máu.

2.8. Theo dõi bệnh nhân trong và sau khi thông tiểu để phát HIỆN NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG VÀ XỬ TRÍ KỊP THỜI.

3. QUY TRìNH Kỹ THUậT KHI THÔNG TIểU:

3.1. Chuẩn bị dụng cụ.

3.1.1. Dụng cụ vô khuẩn:

- NG THÔNG Nelaton, Foley (số 14-16 cho người lớn, số 8-10 cho trẻ em, tốt nhất là chuẩn bị 2 cái), chuẩn bị loại mềm hoặc cứng cho thích hợp.

- Găng tay cao su

- Gạc miếng, gạc củ ấu, khăn phủ đùi bệnh nhân.

- Khăn có lỗ, bơm tiêm 10, 20ml

- Kìm Kocher

- Dầu Paraffin

3.1.2. Dụng cụ sạch.

- Khay chữ nhật

- Dung dịch sát khuẩn. Thuốc đỏ 2%, thuốc tím 1%, argyrol 10%...

- Có bình phong (nếu thông tiểu tại giường)

- Tấm nylon

- Bốc đựng nước rửa bộ phận sinh dục (nếu bệnh nhân nặng nằm tại chỗ)

- Cọc treo bốc, nước xà phòng loãng, nước đun sôi để nguội

- BÔ DẸT.

- Khay quả đậu: 1 khay.

3.2. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích để bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân biết việc sắp làm để họ yên tâm và hướng đẫn bệnh nhân cách hít vào dài dặn nhẹ để giãn cơ thắt bàng quang (nếu cần).

- Bệnh nhân nhẹ: Chuẩn bị nước để bệnh nhân tự làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài trước khi thông tiểu.

- Bệnh nhân nặng:

+Trải tấm nylon trên giường, đặt sẵn bô dẹt dưới mông bệnh nhân, để bệnh nhân nằm ngửa co đầu gối chống chân xuống giường và hơi dạng.

+ Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước xà phòng loãng hoặc nước đun sôi để nguội, rửa từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, khi xong đổ nước bẩn đi, rửa bô dẹt và đặt lại dưới mông bệnh nhân.

- Ðiều dưỡng rửa sạch tay.

3.3. Tiến hành kỹ thuật

- Ðiều dưỡng viên đeo khẩu trang

- Rửa tay

- Kiểm tra lại địa điểm, dụng cụ, bệnh nhân.

3.3.1. Thông tiểu nam:

- Dùng vải đắp che cho bệnh nhân và cởi bỏ quần ra, quấn vải đắp để vào hai chân.

- ĐỔ DUNG dịch sát khuẩn vào bát kền đã có gạc củ ấu.

- Ðiều dưỡng sát khuẩn tay

- Ði găng vô khuẩn

- Trải khăn mổ có lỗ để lộ dương vật bệnh nhân.

- Bôi dầu parafin vào ống thông (7 - 10cm).

- Tay trái kéo bao da quy đầu xuống để lộ lỗ niệu, tay phải cầm kìm kẹp gạc củ ấu thấm dung dịch sát khuẩn lên quy đầu từ lỗ niệu ra ngoài (H.120)

Một tay cầm dương vật thắng đứng (dương vật thắng góc 90o với cơ thể bệnh nhân), tay kia cầm ống thông đặt từ từ vào lỗ tiểu khoảng 10cm, hạ dương vật xuống (song song với thành bụng) là ống thông tự trôi vào bàng

quang đến khi thấy nước tiểu chảy ra (H.122). Ðưa ống thông sâu khoảng 18 - 20cm.

- Nếu thấy mắc, vướng bảo bệnh nhân thở hít mạnh và hơi dặn ống sẽ dễ vào, nếu khó đưa vào thì không được tiếp tục đẩy ống thông, phải rút ra làm lại.

- Khi ống thông vào tới bàng quang, tùy theo chỉ định mà lấy nước tiểu để xét nghiệm hoặc tháo nước tiểu ra.

(Nếu làm xét nghiệm: Sau vài giây để nước tiểu chảy ra bô dẹt rồi hơ ống nghiệm qua ngọn đèn cồn và tiến hành lấy nước tiểu giữa bãi vào ống và hơ qua ngọn đèn cồn khi đã lấy đủ lượng nước tiểu nút miệng ống lại. Ghi

tên bệnh nhân, tuổi, số giường, buồng.

- Nếu cần lưu ống thông: Bơm dung dịch nước cất hay nước muối sinh lý vào nhánh thông với bong bóng, số lượng nước bơm vào ghi nơi đuôi ống thông (thường là 5ml) cố định thông nối ống thông với hệ thống thu gom nước tiểu (chai hoặc túi thu).

- Nếu bệnh nhân bị bí đái, khi nước tiểu chảy qua ống thông phải cho chảy từ từ và không nên lấy quá 750ml nước tiểu ở bàng quang (dễ gây chảy máu bàng quang).

- Rút ống thông để vào khay quả đậu.

+ Dùng bơm tiêm rút nước trong bong bóng ra hết.

+ Bóp ống lại và từ từ rút ra.

- Sát khuẩn lại lỗ niệu đạo bằng dung dịch sát khuẩn, làm vệ sinh vùng sinh dục lau sạch, khô.

- Kéo quần lên cho bệnh nhân và để bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.

- Thu dọn dụng cụ

3.3.2. Thông tiểu nữ:

Với bệnh nhân nữ cũng như các bước đã chuẩn bị để tiến hành như bệnh nhân nam giới.

- Dùng vải đắp che cho bệnh nhân và cởi bỏ quần ra, quấn vải đắp vào 2 chân.

- ĐẶT BỆNH NHÂN Ở tư thế nằm ngửa, 2 chân chống và ngả 2 đùi ra

- ĐỔ DUNG dịch sát khuẩn vào bát kền

- Ðiều dưỡng sát khuẩn tay

Một tay: dùng ngón cái và ngón trỏ đã quấn gạc vạch môi lớn và môi nhỏ ra, tay kia dùng kẹp gắp bông cầu (gạc củ ấu) thấm dung dịch sát khuẩn từ lỗ niệu đạo ra ngoài môi lớn và chỉ một lần rồi sau đó sát KHUẨN ÐẾN CÁC VÙNG KHÁC Ở BÊN cạnh (Nếu âm hộ quá bẩn thì phải rửa bằng nước ấm và xà phòng trước khi thông tiểu (H 125)

- Ðiều dưỡng đi găng tay

- Trải khăn có lỗ bộc lộ bộ phận sinh dục

- Bôi dầu Parafin vào đầu ống khoảng 4 - 5 cm

- Một tay cầm ống thông đưa vào niệu đạo nhẹ nhàng khoảng 5 - 6cm hoặc đến khi thấy nước tiểu chảy ra (Tránh đưa nhầm vào lỗ âm đạo), với trẻ em đưa vào 2,5cm. Nếu vướng mắc bảo bệnh nhân hít thở sâu.

Khi ống thông vào tới bàng quang tùy theo chỉ định mà lấy nước tiểu để xét nghiệm hoặc tháo nước tiểu ra hoặc rửa bàng quang để điều trị.

- Nếu lấy nước tiểu vô khuẩn làm xét nghiệm thì phải bỏ một ít nước tiểu ban đầu, chỉ lấy nước tiểu ở phần giữa bãi. Trước khi hứng nước tiểu phải hơ miệng ống qua ngọn lửa đèn cồn và nút lại ghi tên, tuổi bệnh nhân, số giường, số buồng bệnh nhân ở ống.

- Nếu bệnh nhân bị bí đái, khi nước tiểu chảy qua ống thông phải cho chảy từ từ và không nên lấy hết nước tiểu ở bàng quang ra (gây chảy máu bàng quang do tụt áp lực một cách đột ngột).

- Tùy theo yêu cầu của bác sĩ, có thể để lưu thông lại, phải cố định ống thông bằng cách bơm nước muối 0,9% vào nhánh phụ (thông với bong bóng để làm căng bóng chèn) số lượng nước bơm vào ghi nơi đuôi ống thông, thường là 5ml, cố định ống thông vào đùi và lắp với hệ thống thu nước tiểu (hình 126, 127).

- Rút ống thông nhẹ nhàng để vào khay quả đậu (nếu ống thông lưu nhiều ngày và có bóng chèn nhớ tháo nước trong bóng trước khi rút).

+ Dùng bơm tiêm rút nước trong bong bóng ra hết.

+ Bóp ống lại và từ từ rút ra.

- Sát khuẩn lại lỗ niệu đạo, alu, vệ sinh vùng sinh dục sạch, lau khô da vùng đó.

- Mặc quần cho bệnh nhân và để bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.

- Thu dọn dụng cụ - ghi hồ sơ bệnh án.

Nếu có xét nghiệm phải đưa nước tiểu đến phòng xét NGHIỆM SỚM.

4. cách lấy nước tiểu 24 giờ để làm xét nghiệm

4.1. Nguyên tắc:

- Dặn bệnh nhân phải lấy đủ nước tiểu trong 24h kể cả lúc đi đại tiện.

- Phải có hóa chất để giữ nước tiểu khỏi hỏng.

- Dụng cụ để tiến hành thủ thuật phải đủ (phải sạch)

- Phải lắc đều nước tiểu thu được (tổng cộng số lượng) trong 24 giờ rồi lấy vào bình đưa đến phòng xét nghiệm.

4.2. Kỹ thuật tiến hành:

- Cho sẵn hóa chất giữ nước tiểu với một lượng tương đương với 1/2 lít nước tiểu rồi sau đó sẽ cho thêm dần theo số lượng nước tiểu tiếp.

- Nếu bắt đầu từ 9 giờ sáng thì cho bệnh nhân đi tiểu ra ngoài hố tiểu và từ bãi sau dặn bệnh nhân tiểu vào bô đã có chất giữ nước tiểu khỏi hỏng và đậy nắp bô lại.

- Dặn bệnh nhân thu cả nước tiểu lúc đi đại tiện và đổ vào bô cho đến 9 giờ sáng hôm sau (đủ 24 giờ) dặn bệnh nhân đi tiểu lần cuối cùng vào bô.

- Ghi số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ vào hồ sơ, phiếu theo dõi, phiếu xét nghiệm.

- Lắc đều tất cả số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ

- Sau khi lắc đều xong lấy 500ml cho vào bình thủy tinh vô khuẩn và ghi phiếu xét nghiệm: Họ và tên bệnh nhân, số giường buồng, tổng số lượng nước tiểu trong 24 giờ.

- Ðưa đến phòng xét nghiệm

- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch và để vào nơi quy định.

5. TAI BIếN CủA THÔNG TIểU.

- Chảy máu

- Nhiễm khuẩn ngược dòng

- Sốc (do bệnh nhân quá sợ hãi, đau)

- Thủng trực tràng.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam

 

Bài 01 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 02 - NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG
Bài 03 - QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 05 - VỆ SINH ĐÔI TAY, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG
Bài 06 - TIẾP ĐÓN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN, CHUYỂN VIỆN, XUẤT VIỆN
Bài 07 - HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
Bài 08 - TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH
Bài 09 - CHĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG
Bài 10 - CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG
Bài 11- CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG
Bài 13 - CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO BỆNH NHÂN
Bài 14 - DỰ PHÒNG, SẮN SÓC VÀ ĐIỂU TRỊ MẢNG MỤC
Bài 15 - CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Bài 16 - CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM
Bài 17 - CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
Bài 18 -TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU
Bài 19 - CHƯỜM NÓNG - CHƯỜM LẠNH
Bài 20 - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ
Bài 21 - KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
Bài 23 - RỬA DẠ DÀY
Bài 24 - THỤT THÁO
Bài 25 - HÚT DỊCH DẠ DÀY
Bài 26 - THÔNG TIỂU, LẤY NƯỚC TIỂU 24 GIỜ
Bài 27 - RỬA BÀNG QUANG
Bài 28 - HÚT ĐỜM DÃI
Bài 29 - CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY
Bài 30 - PHỤ GIÚPTHẦY THUỐC CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG
Bài 31 - KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Bài 32 - KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ
Bài 33 - SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
Bài 34 - CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦMMÁU VÀ LÀM GARO
Bài 35 - PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP - NGỪNG TUẦN HOÀN
Bài 36 - CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN ĐƯỜNG HÔ HẤP
Bài 37 - SƠ CỨU BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG
Bài 38 - SƠ CỨU BỎNG
Điều dưỡng cơ bản