ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN


MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ

1. ĐẠI CUƠNG.

ăn uống rất quan trọng đối với người lành và càng quan trọng hơn đối với người bệnh. Trẻ em ăn đủ mới lớn được, người bệnh có ăn mới có sức chống đỡ với bệnh và sức khỏe mới mau hồi phục. Tuy nhiên chế độ ăn cho các loại bệnh có khác nhau, không theo đúng chế độ đó có thể làm bệnh lâu khỏi hay nặng thêm. Vì vậy một trong những nhiệm vụ của người điều dưỡng là phải hướng dẫn người bệnh ĂN UỐNG THEO ÐÚNG Y LỆNH.

2. MộT Số CHế Ðộ ĂN BệNH Lý.

2.1. Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ

2.1.1 Chỉ định:

- Bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng

- Viêm ruột

- Một số bệnh khác có tổn thương đường ruột (cọ xát kích thích niêm mạc gây đau chảy máu, lên men chua, sinh nhiều hơi).

2.1.2. Nên tránh các thức ăn

- Ðậu đỗ các loại (đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, v.v...)

- Sắn, ngô, khoai phơi khô.

- Cá rán, khoai rán, thịt nguội có nhiều gân, sụn

- Rau, dưa

- Hoa quả có nhiều bã: dứa, lê, táo

2.1.3 Các chế độ ăn.

- Hạn chế tuyệt đối: chỉ ăn sữa, cháo bột.

- Hạn chế vừa phải: cho ăn sữa, cháo, bột, trứng, khoai nghiền.

- Hạn chế ít: thêm thịt động vật non, chọn miếng nạc (bỏ bì, gân, bạc nhạc), băm nhỏ hầm nhừ, rau non.

2.2. Chế độ ăn hạn chế chất béo.

2.2.1 Chỉ định:

- Bệnh về gan, mật (viêm túi mật, sỏi mật, tắc ống dẫn mật)

- Bệnh về gan (viêm gan, suy gan)

- Cao huyết áp.

2.2.2 Chế độ ăn chủ yếu.

Ðạm, rau quả, đường

2.3 Chế độ ăn hạn chế muối.

2.3.1 Chỉ định:

- Phù cấp, mạn trong các bệnh viêm cầu thận, thận nhiễm mỡ, suy tim các giai đoạn.

2.3.2 Nên tránh các thức ăn có muối.

Cá bể, sữa bò, trứng, rau muống, cà rốt.

2.3.3. Các chế độ ăn.

- Hạn chế muối tuyệt đối: Thức ăn không cho muối và tránh những thức ăn có muối, ăn cháo đường, sữa đậu nành, rau cải luộc, nước hoa quả.

- Hạn chế muối tương đối: Nấu không cho muối nhưng được dùng thực phẩm có sẵn muối như thịt, trứng, sữa, rau muống.

2.4 Chế độ ăn giảm protid.

2.4.1 Chỉ định: Urê huyết cao, đặc biệt trong viêm thận.

- Tăng urê huyết cấp tính phải giảm protid xuống 20g đến 10 gam/1 ngày hoặc bỏ hắn protid.

- Tăng urê huyết mạn tính 30g-40g/ngày hoặc cho protid gấp 3 lần urê thải ra.

2.4.2 Chế độ ăn giảm protid thường dùng các thức ăn loại có nhiều glucid như: bánh mì, khoai, nước quả, bơ và một ít thức ăn loại có nhiều protid như: thịt, bột đậu nành.

2.5. Chế độ ăn tăng protid.

2.5.1. Chỉ định: Hồi sức sau mổ, trước mổ, suy dinh dưỡng

2.5.2 Chế độ ăn:

- Mức thấp cho 1,5 gam protid/1kg cơ thể x 2 tuần

- Mức cao cho 2g protid/1 kg cơ thể x 2 tuần - Cho ăn protid động vật và thực vật để dễ hấp thu.

2.6. Chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường:

Thường do nhược năng tuyến tụy nên rối loạn chuyển hóa đường: đường huyết cao và trong nước tiểu có đường.

2. 6.1 Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:

- Ðảm bảo vừa đủ số calo cần thiết, không nên cho quá 30 calo cho 1 kilogam cơ thể.

- Hạn chế glucid tới mức tối đa, cho bệnh nhân ăn 100g gạo/1 ngày

- Tăng protid 1 - 1,5g/kg cơ thể

- Lipid có thể cho như mức bình thường hoặc cao hơn một chút.

2.6.2. Thức ăn thích hợp với bệnh đái tháo đường.

- Thức ăn không có glucid: thịt, cá, trứng, đậu phụ

- Thức ăn có rất ít glucid (khoảng 3%) rau tươi, cải, súp lơ, dưa chuột, bầu, bí, măng, xà lách, cà chua, giá đỗ, hành tỏi tươi, v.v...

Cho bệnh nhân ăn thức ăn trên, ngoài ra cho ăn các loại ngũ cốc như gạo, khoai, sắn, mì, đường, các hoa qua ngọt đều là những thức ăn cần phải kiểm soát chặt chẽ vì là những chất có tỷ lệ glucid cao.

2.7. Chế độ ăn của bệnh nhân mổ

2.7.1 Trước mổ

- Xa ngày mổ: ăn nhiều protid, glucid, nước, cho nhiều calo

- 2-3 ngày trước mổ: chế độ ăn không có bã, giảm calo xuống 1/3 và không dùng sữa.

- Ngày mổ: Bệnh nhân nhịn ăn, uống ít nước.

2.7.2 Sau mổ

- 3-4 ngày: Truyền dung dịch muối, đường, truyền máu hay huyết tương.

- MỔ Ở NGOÀI đường tiêu hóa: uống ít nước chè loãng pha đường, nước rau, nước quả.

- Từ ngày thứ 3-4 trở đi (đã trung tiện):

+ MỔ Ở NGOÀI tiêu hóa: ăn lỏng, ít calo, ít protid, glucid, lipid, nhiều vitamin, muối khoáng, tăng dần.

+ MỔ NGOÀI đường tiêu hóa: cho ăn dần để thay thế tiêm truyền, thức ăn lỏng tăng dần calo và protid.

- Phục hồi sức khỏe: Chế độ ăn bồi dưỡng với số calo tăng dần từ 1600

đến 2000, 3000 calo, protid 1-1,5-2g/1 kg cơ thể.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam

 

Bài 01 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 02 - NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG
Bài 03 - QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 05 - VỆ SINH ĐÔI TAY, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG
Bài 06 - TIẾP ĐÓN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN, CHUYỂN VIỆN, XUẤT VIỆN
Bài 07 - HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
Bài 08 - TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH
Bài 09 - CHĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG
Bài 10 - CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG
Bài 11- CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG
Bài 13 - CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO BỆNH NHÂN
Bài 14 - DỰ PHÒNG, SẮN SÓC VÀ ĐIỂU TRỊ MẢNG MỤC
Bài 15 - CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Bài 16 - CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM
Bài 17 - CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
Bài 18 -TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU
Bài 19 - CHƯỜM NÓNG - CHƯỜM LẠNH
Bài 20 - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ
Bài 21 - KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
Bài 23 - RỬA DẠ DÀY
Bài 24 - THỤT THÁO
Bài 25 - HÚT DỊCH DẠ DÀY
Bài 26 - THÔNG TIỂU, LẤY NƯỚC TIỂU 24 GIỜ
Bài 27 - RỬA BÀNG QUANG
Bài 28 - HÚT ĐỜM DÃI
Bài 29 - CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY
Bài 30 - PHỤ GIÚPTHẦY THUỐC CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG
Bài 31 - KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Bài 32 - KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ
Bài 33 - SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
Bài 34 - CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦMMÁU VÀ LÀM GARO
Bài 35 - PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP - NGỪNG TUẦN HOÀN
Bài 36 - CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN ĐƯỜNG HÔ HẤP
Bài 37 - SƠ CỨU BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG
Bài 38 - SƠ CỨU BỎNG
Điều dưỡng cơ bản