ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN


ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA

1. ÐạI CưƠNG

- Trong cơ thể con người tỷ lệ cân đối của dịch khác nhau phụ thuộc vào tuổi, người béo, gầy, chiều cao...

- Tất cả các dịch quan trọng trong cơ thể (dung dịch muối...) được chuyển hóa thành các thành phần điện giải ion (-) và (+) phối hợp cho đến khi cơ thể có sự cân bằng và dịch đó chuyển dộng liên tục trong cơ thể giúp cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng tới nuôi tế bào và đưa chất thải bỏ ra ngoài tế bào.

- Bình thường lượng nước đưa vào trong cơ thể bằng lượng nước thoát ra: Thận và phổi có trách nhiệm lớn đối với việc điểu chỉnh cân bằng dịch.

- Khi cơ thể bị bệnh có nhiều kiểu mất dịch:

Do bệnh nhân có dẫn lưu vết thương, có dẫn lưu (drain) và các ống thông sau khi mổ, do bỏng, sốt, ỉa chảy, nôn, mất lượng máu quá nhiều do tai nạn làm cho cơ thể mất đi sự cân bằng dịch. Vậy người điều dưỡng phải biết nguồn dịch và nguồn điện giải. Sự đáp ứng cho các nhu cầu nguồn đó bằng thức ăn, rau quả.

Thức ăn chiếm khoảng 1/2 nhu cầu bình thường.

- Thành phần nước trong rau tươi chiếm 90%, trong hoa quả tươi chiếm 85%.

- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.

NA+: CÓ Ở muối, cá, phomat

K+: thịt, cá

Mg++: Ðậu, bơ

Ca++: Sữa, phomat

Thức ăn lỏng chiếm gần một nửa của dịch

OXY HÓA THỨC ĂN CŨNG SINH RA NƯỚC.

2. XáC ÐịNH NGUồN DịCH VàO RA

Các nguồn nước trung bình của người lớn.

+ Nguồn vào 2600 ml / ngày:

Nguồn nước tiêu thụ: 1500ml

Nước trong thức ăn: 750ml

Oxy hóa: 350ml

Tỉ lệ 4:2:1

+ Nguồn ra 2600 ml / ngày:

Nước tiểu thải qua thận: 1500ml

Phổi (hơi nước): 400ml

Da: 500ml

Mồ hôi: 100ml

Phân: 10-200ml

Nhưng trên bệnh nhân, một số vấn đề ta thừa nhận rằng:

+ Quá nhiều nước (phù)

+ Mất nước.

Nên người điều dưỡng phải biết theo dõi và đo lượng nước ra và lượng nước đưa vào với nhiều lý do khác nhau (sau mổ, truyền tinh mạch, có những ống dẫn lưu (drain), và những ống thông đặc biệt... để đảm bảo lượng dịch vào hoặc hạn chế lượng dịch vào.

3. QUY TRìNH Kỹ THUậT

3.1. Chuẩn bị dụng cụ.

Bảng theo dõi dịch vào và dịch ra có ghi chi tiết.

Bút chì để ghi

Dụng cụ để đo lường

Ca (có vạch chia độ), cốc, bát...

Cốc có chân, ống đong, bộ túi nylon, các dụng cụ này đều có vạch chia độ rõ ràng để biết được số lượng chính xác.

3.2. Chuẩn bị bệnh nhân.

Giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân không tỉnh) biết tầm quan trọng của việc đo lượng dịch vào và ra để họ giữ lại nước tiểu, chất nôn, dịch ở các lọ dẫn lưu... và ghi cẩn thận thức ăn, nước uống (đặc lỏng), hoa quả... giúp người điều dưỡng, làm cho kết quả càng chính xác.

3.3. Tiến hành.

Ghi tên bệnh nhân, ngày tháng trên phiếu theo dõi và đật ngay cạnh giường.

- Ðo lượng dịch vào từ các đường:

+ Ðường miệng: thức ăn, sau bữa ăn, ghi lại tất cả vào bảng theo dõi lượng đưa vào bằng bát, cốc, ấm..., thống kê chi tiết tất cả những thức ăn vào bằng đường miệng như kem..., nước cam, chanh..., ghi vào bảng theo dõi rồi chuyển đổi ra đơn vị đo lường các thức ăn thành mililit.

- Các đường khác:

+ Truyền tĩnh mạch

+ Tiêm

+ Cho ăn bằng ống thông nhỏ giọt vào dạ dày

Cộng lại tất cả dịch trên để tính lượng dịch đưa vào chính xác.

- Ghi lượng dịch ra bao gồm:

+ Nước tiểu, các loại dịch được dẫn lưu ra ngoài cơ thể, NƯỚC MẤT QUA MỒ HÔI, HƠI THỞ, phân, muốn đo được ta phải dùng các biện pháp đo lường đặc biệt.

+ Ðo nước tiểu: dặn bệnh nhân đi đái vào bô.

Khi đo đổ tất cả lượng nước tiểu ở các túi nylon, bô, chai... vào bình chia đô đo chính xác (chú ý để nơi có bề mặt bằng phẳng hãy đọc kết quả, đọc ở ngấn phía trên), ghi vào phiếu theo dõi mỗi lần đo (khi hết ca cộng lại lượng nước tiểu 24 giờ).

* Dùng ống đong có chia độ ghi số đo tất cả các đường thải dịch.

* Chất nôn.

* Chất dịch tiết qua các ống thông

* Lượng phân (đặc biệt là khi ỉa chảy, đo giống đo nước tiểu).

Sau khi đo xong ghi kết quả vào phiếu theo dõi và đổ các chất đó vào nhà vệ sinh rửa sạch ống đo hoặc bô để vào nơi quy định.

* Ðo nhịp thở (nếu bệnh nhân thở nhanh sẽ mất nước nhiều hơn là thở bình thường).

* Ðo nhiệt đô (nếu bệnh nhân sốt cao sẽ mất nước)

* Ghi lại tình trạng mồ hôi toát ra.

* Cân bệnh nhân hàng ngày bằng ghế cân hoặc giường cân.

Tổng kết lượng dịch vào, ra cuối ca hoặc sau 24 giờ, ghi chép tính toán cẩn thận, chính xác.

Ðặt phiếu theo dõi dịch vào - ra cạnh giường sau 24 giờ.

Tất cả các thông tin này người điều dưỡng phải nắm được vì có nguồn bài tiết phải tính toán theo công thức để tính lượng nước mất và giúp cho lượng dịch trong cơ thể được cân bằng.

Chú ý:

+ KHÔNG ÐƯỢC ÐỔ HẾT DỊCH Ở các lọ dẫn ra.

+ Nếu bệnh nhân đi lại được, nhắc và giải thích họ biết sự cần thiết của việc theo dõi dịch vào và ra yêu cầu họ phải thực hiện nghiêm túc.

Bảng quét

Các khu vực nước và sự vận chuyển nước trong cơ thể.

DTH: Dịch tiêu hóa, BH: Bạch huyết, DNT: Dịch não tủy, DK: DỊCH KHỚP..., DỊCH KHÁC

Bảng theo dõi dịch vào - dịch ra

Ngày ...... tháng ...... năm ......

Họ tên bệnh nhân

Chẩn đoán

Cân nặng

Dịch vào

Dịch ra

Thời gian

Uống

Ăn

Truyền

Nôn

Thở

Nước tiểu

Phân

Mô tả

8 giờ

9

10

11

12

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 giờ đêm

1 giờ sáng

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng cộng

(giờ)

               
 


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam

 

Bài 01 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 02 - NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG
Bài 03 - QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 05 - VỆ SINH ĐÔI TAY, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG
Bài 06 - TIẾP ĐÓN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN, CHUYỂN VIỆN, XUẤT VIỆN
Bài 07 - HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
Bài 08 - TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH
Bài 09 - CHĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG
Bài 10 - CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG
Bài 11- CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG
Bài 13 - CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO BỆNH NHÂN
Bài 14 - DỰ PHÒNG, SẮN SÓC VÀ ĐIỂU TRỊ MẢNG MỤC
Bài 15 - CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Bài 16 - CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM
Bài 17 - CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
Bài 18 -TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU
Bài 19 - CHƯỜM NÓNG - CHƯỜM LẠNH
Bài 20 - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ
Bài 21 - KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
Bài 23 - RỬA DẠ DÀY
Bài 24 - THỤT THÁO
Bài 25 - HÚT DỊCH DẠ DÀY
Bài 26 - THÔNG TIỂU, LẤY NƯỚC TIỂU 24 GIỜ
Bài 27 - RỬA BÀNG QUANG
Bài 28 - HÚT ĐỜM DÃI
Bài 29 - CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY
Bài 30 - PHỤ GIÚPTHẦY THUỐC CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG
Bài 31 - KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Bài 32 - KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ
Bài 33 - SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
Bài 34 - CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦMMÁU VÀ LÀM GARO
Bài 35 - PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP - NGỪNG TUẦN HOÀN
Bài 36 - CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN ĐƯỜNG HÔ HẤP
Bài 37 - SƠ CỨU BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG
Bài 38 - SƠ CỨU BỎNG
Điều dưỡng cơ bản