ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN


KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ

1. đạI CưƠNG VếT THƯƠNG.

Chăm sóc bệnh nhân có vết thương, vết mổ phải băng bó cần thực hiện đúng kỹ thuật vô khuẩn, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

2. NGUY? TắC THAY BĂNG.

2.1. Sát khuẩn vết thương sạch sẽ

2.2. VÔ KHUẨN triệt để dụng cụ, vật liệu và tay thủ thuật viên.

2.3. Ðủ bông gạc thấm hút dịch trong 24 giờ.

2.4. Nhẹ nhàng nhanh chóng, không làm tổn thương thêm các tổ chức, rút ngắn thời gian đau đớn cho bệnh nhân.

2.5. Che kín vết thương ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

3. Kỹ THUậT THAY BĂNG.

3.1. Vết thương.

3.1.1. Chuẩn bị:

a) Ðịa điểm: Nếu có điều kiện thì nên có phòng thay băng vô khuẩn, hữu khuẩn, thoáng, sạch có đủ ánh sáng, kín đáo, có bàn ghế để thay băng.

b) Bệnh nhân:

- Làm công tác tư tưởng động viên bệnh nhân.

- Tốt nhất là đưa bệnh nhân lên phòng thay băng, cho bệnh nhân nằm ngồi thoải mái tiện cho việc thay băng, bộc lộ vùng cần băng.

c) Dụng cụ, thuốc men:

* Dụng cụ: Trước khi chuẩn bị dụng cụ người điều dưỡng đeo khẩu trang và rửa tay:

- Chuẩn bị một khay vô khuẩn trong đó gồm có:

+ 1 kéo cắt chỉ

+ 3 kẹp (phẫu tích, peang, Kocher)

+ Cốc nhỏ

+ Bông cầu, bông miếng, gạc, số lượng tùy tình trạng vết thương

+ Que thăm dò

- Dụng cụ khác

+ Kéo cắt băng

+ Lọ cắm 2 kìm

+ Băng dính hoặc băng vải

+ Tấm nylon nhỏ

+ Túi giấy hoặc khay quả đậu đựng băng bẩn

* Thuốc và dung dịch sát khuẩn các loại

- Tùy hoàn cảnh, điều kiện của bệnh viện

- Các dung dịch sát khuẩn thường dùng

+ Cồn iod 1%

+ Dung dịch oxy già

+ Dung dịch NaCl 0,9%.

+ Dung dịch Zephiran 0,1%

+ Dung dịch Betadin

- Các loại thuốc dùng tại chỗ:

+ Thuốc bột: sulfamid, kháng sinh tổng hợp

+ Thuốc mỡ: oxyt kẽm, mỡ kháng sinh

3.1.2. Tiến hành

a) Thay băng một vết thương vô khuẩn thông thường:

- Ðem dụng cụ đến bên giường bệnh nhân

- Giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm

- ĐỂ BỆNH NHÂN Ở tư thế thuận tiện cho việc thay băng

- Che bình phong (nếu cần)

- Lót giấy báo hoặc mảnh nylon nhỏ phía dưới vết thương giữ cho giường không bị bẩn.

- ĐẶT TÚI GIẤY HOẶC KHAY QUẢ ÐẬU Ở chỗ thuận tiện để đựng băng bẩn.

- Tháo bỏ băng bẩn vào túi giấy, chỉ cầm vào phần sạch của băng, nếu bấn quá phải dùng kìm.

- Nếu là băng cuộn: Tháo ngược chiều băng hoặc cắt bỏ ở cạnh gạc hay dùng kìm nâng lên rồi cắt.

- Nếu là băng dính: Bóc bỏ các chân băng nếu có điều kiện dùng ete nhỏ vào các chân băng.

- Nếu là khăn tarn giác và băng có dải: tháo hoặc cắt băng.

- Tháo bỏ băng gạc:

+ Vết thương dính: tưới dung dịch NaCl đẳng trương lên gạc và vết thương.

+ Vết thương khô: tháo dọc theo vết mổ

- Quan sát và đánh giá tình trạng vết thương

- Rửa tay

- Dùng một kìm vô khuẩn gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển bông sang kìm thứ hai, rửa vết thương từ trong ra ngoài. Rửa trong

vết thương trước, sau đó rửa xung quanh. Nếu muốn rửa lại dùng rniếng bông khác đến khí sạch.

- Rửa rộng xung quanh vết thương và các vùng lân cận.

- Dùng gạc thấm khô vết thương bằng dung dịch muối đẳng trương vắt khô.

- Dùng bông lau khô xung quanh vết thương.

- Ðắp thuốc vào vết thương theo chỉ định điều trị.

- Ðắp gạc phủ kín vết thương.

- Dùng băng dính hoặc băng vải băng lại.

- Ðặt bệnh nhân nằm lại thoải mái.

- Thu dọn dụng cụ

- Ghi hồ sơ:

+ Ngày giờ thay băng

+ Tình trạng vết thương

+ Dung dịch sát khuẩn đã dùng

+ CẮT chỉ hay mở kẹp?

+ Tên người thay băng.

b) Thay băng vết thương nhiễm khuẩn:

Từ bước 1-9 giống như thay băng vết thương vô khuẩn thông thường.

- Rửa xung quanh vết thương trước

- Nặn hết mủ trong vết thương ra.

- Rửa trực tiếp vào vết thương.

- Vết thương có nhiều ngõ ngách: Dùng bơm tiêm bơm dung dịch muối đẳng trương rửa nhiều lần sau đó rửa bằng nước oxy già, cuối cùng rửa lại bằng dung dịch NaCl 0,9%.

- Nếu có tổ chức chết phải lấy hết.

- Thấm khô vết thương rồi cho thuốc điều trị vết thương theo chỉ định của thầy thuốc.

3.2 Cắt chỉ vết thương.

3.2.1. Vết thương khô:

Sau 7 ngày cắt chỉ: trước hết sát khuẩn xung quanh vết thương, sau sát khuẩn từng sợi chân chỉ, dùng kìm Kocher kẹp đầu chỉ bên cao và cắt sát về một phía rút ra rồi sát khuẩn lại.

3.2.2. Vết thương nhiễm khuẩn:

Có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau thì phải cắt chỉ sớm vào ngày thứ 2 hoặc 3, cắt một mũi bỏ một mũi để dịch và máu trong vết thương thoát ra ngoài làm giảm và hạn chế viêm nhiễm ở BÊN TRONG, ÐẾN NGÀY THỨ 7 CẮT NỐT CHỈ còn lại.

* Những điểm cần chú ý

- ÁP DỤNG kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trong khi băng, rửa vết thương.

- Phải thay băng những vết thương sạch trước khi thay băng những vết thương khác.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam

 

Bài 01 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 02 - NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG
Bài 03 - QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 05 - VỆ SINH ĐÔI TAY, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG
Bài 06 - TIẾP ĐÓN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN, CHUYỂN VIỆN, XUẤT VIỆN
Bài 07 - HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
Bài 08 - TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH
Bài 09 - CHĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG
Bài 10 - CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG
Bài 11- CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG
Bài 13 - CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO BỆNH NHÂN
Bài 14 - DỰ PHÒNG, SẮN SÓC VÀ ĐIỂU TRỊ MẢNG MỤC
Bài 15 - CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Bài 16 - CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM
Bài 17 - CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
Bài 18 -TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU
Bài 19 - CHƯỜM NÓNG - CHƯỜM LẠNH
Bài 20 - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ
Bài 21 - KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
Bài 23 - RỬA DẠ DÀY
Bài 24 - THỤT THÁO
Bài 25 - HÚT DỊCH DẠ DÀY
Bài 26 - THÔNG TIỂU, LẤY NƯỚC TIỂU 24 GIỜ
Bài 27 - RỬA BÀNG QUANG
Bài 28 - HÚT ĐỜM DÃI
Bài 29 - CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY
Bài 30 - PHỤ GIÚPTHẦY THUỐC CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG
Bài 31 - KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Bài 32 - KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ
Bài 33 - SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
Bài 34 - CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦMMÁU VÀ LÀM GARO
Bài 35 - PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP - NGỪNG TUẦN HOÀN
Bài 36 - CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN ĐƯỜNG HÔ HẤP
Bài 37 - SƠ CỨU BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG
Bài 38 - SƠ CỨU BỎNG
Điều dưỡng cơ bản