LƯƠNG LỄ HOÀNG

'Bệnh' lạm dụng siêu âm

Siêu âm giúp chẩn đoán nhanh nhiều bệnh, nhất là trong trường hợp cấp cứu. Nhưng việc siêu âm quá thường xuyên sẽ là vô ích. Trên thực tế, nhiều người đã trở thành bệnh nhân bất đắc dĩ do thầy thuốc lạm dụng kỹ thuật này.

Siêu âm là phương pháp ghi hình gián tiếp nội tạng thông qua quy trình sinh vật lý. Sóng siêu âm, ở khía cạnh nào đó, là một dạng kích thích đối với cơ thể. Cho dù siêu âm có an toàn gấp nhiều lần chụp X-quang thì cũng không thể lạm dụng phương pháp này, bất chấp hậu quả lâu dài. Trong khi tiếng chuông cảnh báo về tác dụng phụ của phương pháp siêu âm đang được gióng cao khắp nơi trên thế giới thì ở Việt Nam, nó lại đang bị lạm dụng.

Siêu âm giúp chẩn đoán nhanh, vì thế rất hiệu quả trong nhiều trường hợp khẩn cấp. Máy đúng là “nhanh”, nhưng bệnh không phải lúc nào cũng “nhanh”. Việc người bệnh đến phòng siêu âm quá thường xuyên sẽ gây lãng phí vì bệnh không diễn tiến nhanh đến mức được ghi nhận trên màn hình máy siêu âm trong khoảng thời gian quá ngắn. Thế nhưng chuyện thày thuốc chỉ định siêu âm thường xuyên như vậy đang rất phổ biến. Đã có trường hợp bệnh nhân nhọt mông được cho làm siêu âm! 

Kỹ thuật siêu âm có thể giúp phát hiện bệnh cả khi thày thuốc khó khám phá bằng mắt trần, cho dù có đủ kinh nghiệm. Một ví dụ cụ thể là gan nhiễm mỡ. Chẩn đoán này xuất hiện trên rất nhiều phiếu kết quả siêu âm, do cuộc sống căng thẳng hiện nay, môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng ít phù hợp với sức khỏe nên khó giữ cho gan không nhiễm mỡ. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ không đồng nghĩa với bị bệnh vì cơ quan này có khả năng phục hồi rất cao. Máy siêu âm không thể ghi nhận điều này, muốn biết thì phải tổng hợp nhiều kết quả xét nghiệm khác. Nhưng nhiều bác sĩ sau khi siêu âm xong chỉ nói mấy câu "gan nhiễm mỡ" làm người bệnh hết hồn, nghĩ mình đã mắc bệnh nghiêm trong; hoặc chỉ nhìn bệnh nhân nhún vai lắc đầu khiến họ tưởng mình đã lầm vào tình trạng tuyệt vọng.

Một khảo sát cho thấy, trong 20 bệnh nhân được chẩn đoán siêu âm là gan nhiễm mỡ, chỉ 1 người được giải thích tường tận về ý nghĩa giới hạn của chẩn đoán, 1 bệnh nhân khác được khuyên nên thảo luận với thày thuốc điều trị về chức năng của gan, số còn lại thì không được giải thích gì.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Người Lao Động


'Bệnh' lạm dụng siêu âm
Bứt mây động rừng
Giữ nếp sống cân bằng để tránh Hội chứng Ngày thứ hai
Nuôi ong tay áo
Trễ chuyến tàu đêm
Đổi e thành i
Đừng quên lên dây “đồng hồ sinh học”


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn