LƯƠNG LỄ HOÀNG

TRỄ CHUYẾN TÀU ĐÊM

BS Lương Lễ Hoàng

*** Chỉ cần vâ.n tốc của dòng máu không phù hợp với nhu cầu của cơ thể, biết bao vấn đề vốn không có gì quá phức tạp bỗng trở thành nhiêu khê..... ***

Không riêng gì với phản ứng vật lý hay hóa học, vận tốc cũng giữ vai trò quyết định cho hiệu quả của nhiều tiến trình sinh học trong cơ thể con người. Đã nói tới vận tốc thì phải nhắc đến hệ tuần hoàn vì còn hình ảnh nào phản ảnh trung thực hai tiếng luân lưu cho bằng dòng máu xuất phát từ con tim rồi lại trở về tim. Nếu tìm cách diễn tả một cách tượng hình thì dòng máu chẳng khác nào đoàn tàu hỏa ngày lại ngày vận chuyển hàng hóa theo hai chiêù qua lại. Thơì gian tàu ngừng ở nhà ga nếu quá ngắn ngủi thì không đủ thời gian chuyển hàng xuống bến. Giao hàng cũng có thủ bàn giao, nghĩa là phải có đủ thời gian ký nhận. Tàu phải rời bến đúng giờ mà còn kẹt hàng tươi sống trong toa thì hàng chỉ còn có nước chờ ôi. Tương tự như thế, nếu dòng máu chảy quá nhanh, do tim đập quá mạnh, do máu quá loãng... thì hồng huyết cầu sẽ không có đủ điều kiện để cung ứng tối đa lượng dưỡng khí. Dòng máu cũng không thể bàn giao chất dinh dưỡng cho các vùng cơ thể nơi dòng máu vừa đi qua.

Ngược lại, nếu tàu dừng bến quá lâu thì đường rầy dễ thành nơi xả rác. Trong cơ thể cũng thế, nếu dòng máu chảy quá chậm vì tim đập yếu, vì máu quá đậm đặc... thì khó mà tải hết lượng thán khí và phế phẩm tồn đọng từ quy trình biến dưỡng. Chất độc nào chịu bó chân ngồi yên. Chất độc khi có đủ thời giờ nhờ máu chảy theo kiểu cà rịch cà tang sẽ tìm đủ mọi cách phân tán vào vùng lân cận. Vận tốc của dòng máu về tim nếu quá chậm chính là yếu tố thích hợp, hay nói đúng hơn, là đòn bẩy cho đủ loại phản ứng bệnh lý dẫn đến tình trạng thái hóa, lão hóa và biến thể ác tính.

Chính vì thế mà không lạ gì khi trong nhiều bệnh chứng nghiêm trọng như thấp khớp, xơ vữa động mạch, ung thư... bao giờ cũng phảng phất đâu đó dấu hiệu thiếu máu, thiếu dưỡng khí và thừa độc chất tại vùng cơ thể tương ứng.

Như thế, nếu không dễ gì thay đổi mức độ ô nhiễm của môi trường ngoại vi, nghĩa là giảm thiểu cường độ của độc chất ngoại lai, nếu không phải lúc nào cũng có cách hữu hiệu để tăng cường sứ đền kháng, nếu hầu như không có hy vọng ngăn chặn hiện tượng xơ vữa hay lão hóa, chẳng hạn do chất béo trong máu, thì biện pháp tuy chỉ có giá trị tương đối để phòng bệnh nhưng khả thi trên thực tế chính là làm sao giữ cho dòng máu đừng quá đậm đặc. Chính vì thế mà nhiêù nhà điều trị không ngần ngại khi áp dụng các loại thuốc làm loãng máu, mặc dù tính an toàn của dược phảm rõ ràng còn nhiều giới hạn, cho các đối tượng đang là môì ngon cuẻa tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mach... Nếu là điều chẳng đặng đừng khi nguy cơ tắc mạch trên thành tim, trên não bộ....rõ ràng đang đe dọa tính mạng của ngươì bệnh thì không còn gì phải thảo luận thêm khi thầy thuốc kê toa cho thuốc loãng máu. Nhưng với người chưa bệnh thì sao đây? Không lẽ họ cũng phải cắc răng buộc bụng để uống thuốc mỗi ngày? Ai dám cả quyết là tác dụng phòng ngừa tắc mạch của thuốc làm loãng máu đáng quan tâm hơn tác dụng phụ của thuốc trên thận, trên gan? Chắc chắn không có nhà điều trị chuyên khoa tim mạch nào sẽ cả quyết là người còn khỏe mạch nên dùng thuốc làm loãng máu, không chỉ vì nguy cơ xuất huyết, mà vì kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy một số không ít người dùng thuốc loãng máu trên tinh thần cường điệu rất dễ bị nhô7i máu cơ tim chỉ vì quên uống thuốc ít ngày ! Con dao hai lưỡi là thế.

Điều đáng lưu ý hơn nữa là trái với định kiến của nhiều người, dòng máu có khuynh hướng dễ trở nên đậm đăc thường không vì sai lầm trong chế độ dinh dưỡng mà do cuộc sống căng thẳng. Stress rõ ràng nguy hiểm hơn cholesterol. Người phải nhức đầu vì nghề nghiệp, như giới doanh nhân, nếu không tự thu xếp được ít phút thư giãn, thì tối thiểu nên tìm đến thầy thuốc một cách định kỳ để nhờ theo dõi tính trơn tru của dòng máu. Nào khó gì đâu với vài xét nghiệm. Thêm vào đó, hình thức ăn uống chú trọng vào rau trái, hay ngay cả với một số dược thảo có tác dụng ngăn không cho máu trở nên đậm đặc, là biện pháp cần được chú trọng cho mọi đối tượng, không phân biệt nam nữ, từ tuổi 50. Có khó gì đâu với ít phút tư vấn qua thầy lang giỏi về cây thuốc, sành về thực phẩm.

Giữ sao cho dòng máu luôn lưu thông thoe vận tốc thích hợp với nhu cầu và khả năng của cơ thể chính là biện pháp phòng bệnh đơ giản mà hữu hiệu. Nhiều tác giả đã không ngần ngại tán dương các phương án giữ cho máu loãng khi tuổi càng cao như bí quyết kéo dài tuổi thọ và ngăn chặn hiện tượng lão hóa. người vì quá coi trọng cuộc sống nghề nghiệp, vì quá ơ thờ với chế độ dinh dưỡng nhằm mục tiêu phòng bệnh mà coi thường độ loãng của máu trên thưc tế chẳng khác nào ngươì uổng công chuẩn bị chuyến du lịch bằng cách sắm hành lý cho tốt, chọn nơi nghỉ hè thật đúng ý rồi vụng về sau đó mà ra ga trễ mất ít phút. Biết làm gì khác hơn là nhìn theo bóng taù khuất dần trong màn đêm mà chắc lưỡi tiếc thầm. Tàu chở khách có khi nán lại ít phút chờ người chậm chân nhưng con tàu sức khỏe thì bao giờ cũng rời bến đúng hẹn.


'Bệnh' lạm dụng siêu âm
Bứt mây động rừng
Giữ nếp sống cân bằng để tránh Hội chứng Ngày thứ hai
Nuôi ong tay áo
Trễ chuyến tàu đêm
Đổi e thành i
Đừng quên lên dây “đồng hồ sinh học”


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn