Cách giữ sức khỏe trong mùa du lịch?

 

Du lịch tương đồng với vui chơi, thoải mái về tâm trí và thể chất, các thứ mang theo cần gọn nhẹ, thuận tiện và nên thêm một chiếc áo gió đề phòng sương lạnh. Đi bộ chiếm nhiều thời gian nhất trong chuyến du lịch, bởi vậy không đi dép hoặc giày da cứng, mà nên đi giày vải thể thao nhẹ, mềm, đế bằng cho dễ đi lại, leo trèo.

Nếu đi vùng rừng núi thì nên có giày có cổ cao bảo vệ mắt cá chân, và mang theo lọ dầu gió để đề phòng vắt bám cắn. Nếu chưa quen đi bộ nhiều có thể bôi cream chống ma sát làm giảm nóng khỏi rộp chân như Poxedine 10. Nên đem theo một ít bông băng, 1 -2 vỉ paracetamol đề phòng đau đầu cảm sốt, Oresol phòng tiêu chảy. 

Du lịch tương đồng với vui chơi, thoải mái về tâm trí và thể chất, các thứ mang theo cần gọn nhẹ, thuận tiện và nên thêm một chiếc áo gió đề phòng sương lạnh. Đi bộ chiếm nhiều thời gian nhất trong chuyến du lịch, bởi vậy không đi dép hoặc giày da cứng, mà nên đi giày vải thể thao nhẹ, mềm, đế bằng cho dễ đi lại, leo trèo. 

Nếu đi vùng rừng núi thì nên có giày có cổ cao bảo vệ mắt cá chân, và mang theo lọ dầu gió để đề phòng vắt bám cắn. Nếu chưa quen đi bộ nhiều có thể bôi cream chống ma sát làm giảm nóng khỏi rộp chân như Poxedine 10. Nên đem theo một ít bông băng, 1 -2 vỉ paracetamol đề phòng đau đầu cảm sốt, Oresol phòng tiêu chảy. 

Đặc biệt hiện nay cần đề phòng bệnh SARS (viêm đường hô hấp cấp): Nên đem theo khẩu trang để tiện dùng khi đi tàu xe gặp trường hợp nghi ngại, và không đến những vùng được thông báo là đang có những người nghi mắc bệnh SARS.

Chống say tàu xe

Trước ngày đi cần thư giãn, tránh mệt mỏi, bởi thần kinh căng thẳng thường dễ gây say tàu xe. Trước khi đi nên ăn nhẹ, không để cơ thể quá đói hoặc quá no vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Không dùng đồ uống có gas, không uống rượu trước và trong khi đi. Có thể dùng thuốc chống say xe: 30 phút trước khi khởi hành nên uống 1 viên (50mg/viên) thuốc Dimenhydrinat (các biệt dược: Dramamin, Antivomid, Marevít…); nếu cần 4 giờ sau có thể uống lại. Hoặc có thể dùng cao Scopoderm TTS dán sau tai 1 miếng dán có thể đề phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ.

Hạn chế tác hại của ánh nắng  

Say nắng, say nóng là điều có thể xảy ra, khi ánh nắng mặt trời gay gắt tác động lên da, nhất là tia nắng chiếu thẳng vào đầu, cổ, gáy. Để tránh những tác hại nói trên khi đi ngoài trời nắng cần đội nón, mũ rộng vành. Những ngày nắng chói chang chỉ nên tắm biển trước 10 giờ sáng và sau 16 giờ chiều. Dùng cream chống nắng xoa lên da 30 phút trước khi ra nắng và bôi xoa lại sau 2-3 giờ. Cần đeo kính bảo vệ mắt (chọn loại kính có thể lọc được tia tử ngoại), bởi các tia tử ngoại mặt trời có thể làm thay đổi độ chiết quang của thủy tinh thể dẫn đến mờ mắt, thậm chí gây viêm giác mạc.

Phòng bệnh đường tiêu hoá

Theo các thống kê của ngành du lịch thế giới thì có 20-30% du khách bị tiêu chảy ở mức độ khác nhau, thường bị vào ngày thứ ba của chuyến đi và kéo dài khoảng 3 ngày. Trên đường đi, ăn uống cần đặc biệt chú ý khâu vệ sinh: không ăn các hàng quán phơi bày dọc đường, không cỏ đủ nước sạch rửa bát đĩa. Không ăn rau sống, kem, nước đá, không ăn thịt gia súc, gia cầm hoặc thủy sản chưa nấu chín (món gỏi, món tái...). Cần ăn uống những thứ đã nấu chín, đun sôi nhưng chưa để lâu, hoặc dùng thức ăn, đồ uống đóng hộp, lon, trong thời hạn sử dụng. Ăn các loại rau quả tươi chín tự mình bóc vỏ, hoặc người bán bóc, gọt vỏ trước mắt mình trông thấy. Nếu không may bị tiêu chảy không nên vội vã dùng ngay thuốc cầm tiểu chảy vì có thể ruột không loại bỏ được các độc tố bị nhiễm trong quá trình ăn uống. Điều rất quan trọng chữa tiêu chảy là phải chống mất nước. Cách tốt nhất là dùng Oresol (1 gói pha với 1 lít nước sôi để nguội) để bù nước, bù chất điện giải và giúp cơ thể thải độc. Uống Oresol theo nhu cấu không hạn chế số lượng, hoặc đi tiêu bao nhiêu thì bù đắp bấy nhiêu

(Theo saigontourist)

Sức khỏe du lịch

7 lời khuyên cho người sắp đi du lịch
Bệnh nhân tim mạch có thể đi máy bay được không?
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Chạy trốn bệnh tật bằng du lịch tự sát
Cách giữ sức khỏe trong mùa du l
Du lịch chữa bệnh tại Singapore
Du lịch chữa bệnh, tại sao không?
Du lịch nghỉ dưỡng
Làm thế nào để hạn chế và điều trị tiêu chảy khi đang du lịch
Philippines mở rộng du lịch chữa bệnh
Phòng Bệnh Khi Đi Du Lịch Việt Nam
Tai nạn chấn thương và những vần đề sức khỏe khi đang du lịch
Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn
Vài Điều Cần Biết Khi Du Lịch Bằng Xe Hơi Vào Mùa Đông
Để đảm bảo sức khỏe trên chuyến bay dài

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ