Vài Điều Cần Biết Khi Du Lịch Bằng Xe Hơi Vào Mùa Đông

(Bài này có ích cho người Việt sống tại các nước có mùa Đông tuyết rơi)

Cuối tháng 11 năm 2006, ông James Kim, 35 tuổi, phó chủ biên một tạp chí Kỹ Thuật, đã tử vong trong bão tuyết, cách nơi chiếc xe của gia đình ông bị kẹt trong Công Viên Oregon chừng một dặm, khi ông đi bộ để tìm kiếm sự cứu hộ. Ông đã chết vì nhiệt độ trong người xuống quá thấp (hypothermia), sau khi đi loanh quanh nhiều dặm chung quanh rồi bị lạc. Người ta không biết ông đã chết bao lâu trước khi được tìm thấy. Còn gia đình ông, gồm vợ, Kati Kim và hai con, Penelope 4 tuổi và Sabine 7 tháng, được cứu thoát sau gần 10 ngày ngồi trong xe.

Gia đình ông Kim đi từ San Franciso đến Seattle chơi. Khi trở về nhà, ông đã đi lạc. Ông đã lái vượt qua chỗ rẽ vào Freeway 5 mà không thấy, rồi tiếp tục lái vào con đường đã có bảng báo là có thể bị tuyết phủ. Khi bị kẹt trong tuyết, gần hết xăng, và không liên lạc được bằng Cell phone nữa, ông đã ngừng lại trong cơn mưa tuyết. Cả gia đình ăn cầm hơi bằng những hộp đồ ăn dành cho em bé. Khi hết đồ ăn, bà vợ đã cho đứa bé bú, còn mình thì nhịn. Lúc hết nước, họ hòa tan tuyết để uống. Ban đêm, cả nhà ôm nhau cho đỡ lạnh. Đến ngày thứ 8, không chịu đựng sự căng thẳng, ông James Kim quyết định ra đi tìm người cứu. Ông chỉ mặc áo dầy mà không đội mũ. Vài ngày sau, nhờ sự may mắn, bà vợ và hai đứa con được cứu, còn người chồng can đảm thì thiệt mạng.

Từ kinh nghiệm đau thương này, chúng ta cần lưu ý chuẩn bị những vật dụng và việc làm sau đây, nếu muốn đi xa bằng xe hơi:

1-Những vật dụng cần mang theo:

-Ít nhất một bình xăng 5 galông trong xe.

-Kiểm tra bánh xe. Nếu bánh mòn, phải thay trước khi đi xa.

-Nhờ một người thợ máy kiểm tra giùm: Bình điện, đồ chống đông nước trong xe, cây gạt kính, nước rửa kính, hệ thống công tắc, dụng cụ điều hòa nhiệ độ (thermostat), đèn, hệ thống sưởi ấm, thắng xe, và nhớt xe.

-Một cái cào tuyết và một cái chổi, nếu đi vào vùng tuyết.

-Đèn pin mạnh, và pin. Hộp đồ dụng cụ nhỏ, giây câu  bình, xẻng nhỏ, bình nước 10 galông, vài cái bao cát nhỏ để lót bánh xe bị lún.

2-Việc cần chuẩn bị trước khi đi xa:

-Gọi bạn bè hỏi thăm, hay đọc báo, theo dõi tin tức trên truyền hình, radio.

-Nếu có thể chờ được thì chờ cho khí hậu tốt hãy đi.

3-Việc cần làm khi bị kẹt trong bão tuyết:

-Ngồi trong xe, và chỉ đi ra ngoài trong phạm vi 100 yard mà thôi.

-Trưng một cái áo mầu sáng, hay một vật gì lóng lánh sáng bên  ngoài xe.

-Cứ một tiếng đồng hồ, bật công tắc lên chừng 10 phút. Bật máy sưởi và đèn trong xe để giữ hơi ấm.

-Tránh hơi ngạt từ ống "bô" trở lại xe bằng cách thăm chừng đầu ống "bô" bị kẹt vì tuyết. Nên cho cửa kính xuống một tí để khỏi bị ngạt.

-Đề phòng nhiệt độ trong người xuống thấp (hypothermia)bằng cách nhìn vào mặt, nếu thấy nhợt nhạt thì phải phủ ấm lẫn nhau. Để giữ ấm, phải cử động xoa tay, đập chân, hoặc dùng giấy báo, tấm thảm chân để che chỗ lạnh.

-Mặc áo rộng, nhẹ, có nhiều lớp. Nếu mồ hôi chẩy ra vì áo quá dầy, phải gỡ bỏ lớp trong ra, vì mồ hôi sẽ làm thân nhiệt lạnh hơn nữa.

-Bịt mồm lại để bảo vệ phổi. Giữ thân mình cho khô, đừng lỡ nhúng chân tay xuống nước

4-Khi muốn cào tuyết:

-Phải làm động tác "nóng người - warm up" trước khi bắt tay vào việc xúc tuyết.

-Chỉ cào tuyết chỗ nào dùng sức vừa phải, không ráng sức quá.

-Nếu thấy hơi thở gấp rút, phải ngưng lại và hít thở đầy đủ (hít sâu - thở dài).

-Phải nghỉ xả hơi từng lúc một.

-Chỉ xúc tuyết (làm việc nặng) vào ban ngày.

(Lưu ý: Nếu có dụng cụ tháo bánh xe, thì lấy bánh xe dự trữ ra mà đốt. Nếu có thể, thì nhặt thêm vài khúc củi khô chung quanh để thẩy vào đống lửa. Làm theo kiểu Hướng Đạo hay Người Da Đỏ, tức là hai người cầm tấm vải che ngang bên trên nguồn khói chừng một vài giây rồi nhấc tay ra, cho khói tỏa lên một chút, rồi lại chặn lại, làm cho khói bốc lên từng cuộn một, không bốc liên tục. Người ở xa thấy có từng cụm khói bốc lên không đều sẽ thắc mắc và chạy đến. Nguồn khói liên tục lại có thể bị lẫn vào trong cơn tuyết rơi và không gây chú ý lắm.)

5-Việc cần làm khi muốn cứu người bị lạnh:

-Làm nóng người bị lạnh, bắt đầu từ thân mình sau đó làm nóng chân và tay. Tay chân bị tê sẽ chuyển cái lạnh đến tim làm tim ngưng đập.

-Cố bao phủ người lạnh bằng tất cả quần áo, vải vóc. Nếu không có, thì dùng chính thân mình phủ lên người bị lạnh.

-Tuyệt đối không cho người bị lạnh uống càphê hay ruợu. Cà phê làm tim đập nhanh và làm tăng tác dụng của cơn lạnh. Ruợu làm chậm nhịp đập của trái tim và cũng làm tăng tác dụng lạnh của thời tiết.

Nói chung, cẩn thận đề phòng tai nạn vẫn hơn là chờ tai nạn đến rồi mới cứu.

Chu Tất Tiến.

Sức khỏe du lịch

7 lời khuyên cho người sắp đi du lịch
Bệnh nhân tim mạch có thể đi máy bay được không?
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Chạy trốn bệnh tật bằng du lịch tự sát
Cách giữ sức khỏe trong mùa du l
Du lịch chữa bệnh tại Singapore
Du lịch chữa bệnh, tại sao không?
Du lịch nghỉ dưỡng
Làm thế nào để hạn chế và điều trị tiêu chảy khi đang du lịch
Philippines mở rộng du lịch chữa bệnh
Phòng Bệnh Khi Đi Du Lịch Việt Nam
Tai nạn chấn thương và những vần đề sức khỏe khi đang du lịch
Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn
Vài Điều Cần Biết Khi Du Lịch Bằng Xe Hơi Vào Mùa Đông
Để đảm bảo sức khỏe trên chuyến bay dài

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ