Du lịch chữa bệnh, tại sao không?

Theo tin từ một đơn vị du lịch lữ hành, từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2006, một đoàn 18 du khách Thụy Điển sẽ đến Việt Nam thực hiện tour “du lịch kết hợp chữa bệnh” – theo phương pháp y học cổ truyền Việt Nam.

 Sau 3 ngày ở Hà Nội, từ ngày 21 đến ngày 29–11 đoàn du khách này có mặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu, kết hợp hài hòa giữa việc tham quan, tìm hiểu nét đẹp văn hóa địa phương với chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền như bấm huyệt, khí công, xoa bóp… tại một vài cơ sở ở Vũng Tàu và khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu.

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tài Thu là một trong những chuyên gia hàng đầu về khám chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền, kết hợp chữa bệnh giữa đông và tây y. Ông cũng là người đã có nhiều công lớn trong việc tuyên truyền phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền Việt Nam ra thế giới; quảng bá cho thế giới "mê" cách chữa bệnh hiệu quả không phải dùng thuốc mà lại ít tốân kém này. Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng có nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch và điều dưỡng – chữa bệnh. Đoàn du khách Thụy Điển sắp đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong số những đoàn du khách đó.

Điều cần bàn là hiện nay các cơ sở điều trị theo phương pháp y học dân tộc cổ truyền đã thật sự vào cuộc, thật sự sẵn sàng chờ đón cơ hội này chưa, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO? Tại một cuộc hội thảo mới đây của ngành du lịch, không ít tham luận cho rằng chúng ta chưa thật sự chuẩn bị chờ đón loại hình dịch vụ "du lịch kết hợp với chữa bệnh" một cách bài bản, căn cơ. Thành phố Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch lớn ở nước ta cũng có tình hình tương tự. Tại đường Thùy Vân, gần đây đã hình thành một trung tâm điều dưỡng, phục vụ du khách. Trung tâm được xây dựng khá khang trang, có lợi thế nằm sát biển - khu du lịch Biển Đông. Tuy nhiên, cơ sở này cũng vừa mới khai trương hồi đầu năm, tính chuyên nghiệp phục vụ du khách nước ngoài theo hướng vừa đi du lịch vừa kết hợp chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền còn phải tiếp tục chuẩn bị thêm. Tại hẻm 105, đường Lê Ngọc Hân, TP. Vũng Tàu đông y sĩ Đặng Thị Cúc Hoa đã giành nhiều công sức tạo dựng lên một khu điều dưỡng - bằng nhà sàn gỗ nằm trên sườn núi khá đẹp và khang trang, đậm nét văn hóa Việt. Đông y sĩ Đặng Thị Cúc Hoa là chủ cơ sở y học Cổ truyền dân tộc tại 104-106-108-110 Nguyễn Văn Trỗi, phường 4, TP. Vũng Tàu từ nhiều năm nay, được tín nhiệm cao. Cơ sở mới ở hẻm 105, Lê Ngọc Hân của chị vừa được hoàn thiện. Tuy vậy, để tạo dựng được đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch nước ngoài "du lịch kết hợp chữa bệnh" biết ngoại ngữ, có tính chuyên nghiệp cao thì còn nhiều việc phải làm . Dự kiến ngày 23 và 24 – 11 sắp tới, cơ sở này sẽ đón các du khách Thụy Điển đến đây nghe nhạc tài tử, ca vọng cổ, xem múa sạp, khám chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp – vật lý trị liệu, thưởng thức món chè sen phương Nam... Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu đạt tiêu chuẩn "bốn sao" là địa chỉ du lịch kết hợp chữa bệnh lý tưởng – một lợi thế trời cho. Tại đây bác sĩ sẽ khám bệnh cho từng du khách, kết hợp điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, tắm khoáng nóng, tắm bùn…

Tổ chức tour du lịch kết hợp chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền là loại hình dịch vụ mới, bước đầu sẽ có không ít bỡ ngỡ. Không làm thì sẽ không có kinh nghiệm, sẽ không bao giờ phát triển được. Vừa làm, vừa học – miễn là thật sự có tâm huyết, thật sự cầu thị, đầu tư một cách bài bản cả về cơ sở vật chất và đội ngũ thầy thuốc - nhân viên – kỹ thuật viên có tính chuyên nghiệp cao thì chắc chắn sẽ thành công. Không chỉ khách du lịch ngoài nước mà khách du lịch nội địa cũng có nhu cầu cao các tour “du lịch kết hợp chữa bệnh”. Rất hoan nghênh những ý tưởng hay, biết dự báo và đón đầu của những người đã sáng lập tạo dựng Trung tâm điều dưỡng du lịch ở đường Thùy Vân và đông y sĩ Đặng Thị Cúc Hoa ở hẻm 105 Lê Ngọc Hân.

Vấn đề còn lại là trách nhiệm quản lý về Nhà nước và chuyên môn; vai trò tư vấn, hướng dẫn, quảng bá, phối hợp của ngành y tế, ngành du lịch đối với loại hình du lịch còn mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này.

(Theo Báo BR-VT)

Sức khỏe du lịch

7 lời khuyên cho người sắp đi du lịch
Bệnh nhân tim mạch có thể đi máy bay được không?
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Chạy trốn bệnh tật bằng du lịch tự sát
Cách giữ sức khỏe trong mùa du l
Du lịch chữa bệnh tại Singapore
Du lịch chữa bệnh, tại sao không?
Du lịch nghỉ dưỡng
Làm thế nào để hạn chế và điều trị tiêu chảy khi đang du lịch
Philippines mở rộng du lịch chữa bệnh
Phòng Bệnh Khi Đi Du Lịch Việt Nam
Tai nạn chấn thương và những vần đề sức khỏe khi đang du lịch
Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn
Vài Điều Cần Biết Khi Du Lịch Bằng Xe Hơi Vào Mùa Đông
Để đảm bảo sức khỏe trên chuyến bay dài

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ