A:hover {color: red; font-weight: bold}

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CNTT CỦA BỆNH VIỆN

Tùy theo mục đích, yêu cầu của từng bệnh viện, từng thời điểm mà phần mềm quản lý bệnh viện được chú trọng vào các tính năng khác nhau:

Ngoài các tính năng cốt lõi trên, nhiều ứng dụng CNTT khác cũng được áp dụng cho quản lý bệnh viện như: hệ thống trao đổi thông tin nội bộ, hệ thống giao tiếp với khác hàng bên ngoài, hệ thống kiểm tra chất lượng bệnh viện, tăng cường giao tiếp giữa bệnh nhân và bệnh viện… Các tiện ích này giúp lãnh đạo giám sát được hoạt động bệnh viện một cách chặt chẽ. Nhân sự bệnh viện giao tiếp nhau, nắm bắt thông tin một cách đầy đủ.

Tóm tắt

Phần mềm dành cho các bệnh viện chuyên khoa, ngoài các chức năng chung còn có các yêu cầu riêng của chuyên khoa đó. Mỗi chuyên khoa có một yêu cầu riêng, “không đụng hàng” với các chuyên khoa khác, ví dụ: Y học cổ truyền, Vật lý trị liệu, Răng hàm mặt… Đơn thuốc đông y hoàn toàn khác đơn thuốc tây y, bệnh án nha khoa không giống bệnh án sản khoa.

Sau đây là một số sự khác biệt của bệnh viện chuyên khoa mà phần mềm phải đáp ứng:

Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi 

có các yêu cầu khác biệt về quản lý kho thuốc, cách tính tiền thuốc, bệnh án lao và mẫu xét nghiệm. 

Bệnh viện chuyên khoa Y Học Cổ Truyền 

Bệnh viên Y học cổ truyền có yêu cầu khác biệt về đơn thuốc đông y. 

Bệnh viện chuyên khoa Sản

Bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu 

Bệnh viện chuyên khoa Nhi

Bệnh viện chuyên khoa Răng Hàm Mặt

Bệnh viện chuyên khoa Mắt

Bệnh viện chuyên khoa Huyết Học

Theo đó, mỗi bệnh viện chuyên khoa có yêu cầu riêng biệt. Nếu chọn phần mềm chưa từng có bệnh án chuyên khoa, chưa có kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức y khoa chuyên ngành thì bệnh viện sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi để nghị nhà cung cấp phần mềm lập trình theo yêu cầu riêng của bệnh viện.

Tóm tắt

Phần mềm dành cho bệnh viện lớn (tuyến trung ương, chuyên khoa) khác với phần mềm dành cho bệnh viện trung bình (tuyến tỉnh) hoặc nhỏ (tuyến quận huyện). 

Vấn đề dữ liệu lớn

Bệnh viện lớn có các đặc điểm:

Do những đặc điểm trên, bệnh viện lớn khi trang bị phần mềm sẽ gặp các vấn đề sau:

Do đó không thể áp dụng mô hình của một bệnh viện nhỏ vào một bệnh viện lớn. 

Do đặc tính phình nhanh số liệu, phần mềm dành cho bệnh viện lớn cần có các giải pháp giảm tải số liệu hoạt động hàng ngày nhưng vẫn phải bảo đảm truy tìm số liệu từ hồ sơ cũ của bệnh nhân.

Phương pháp giảm tải dữ liệu gồm nhiều giải pháp khác nhau, tùy mô hình bệnh viện và cơ sở vật chất lưu trữ dữ liệu hệ thống.

Vấn đề quản lý dược nhiều kho chức năng

Bệnh viện lớn có nhiều kho thuốc, vật tư y tế để phân loại dược. Việc lưu chuyển thuốc giữa các kho dược với nhau, giữa các kho dược đến các khoa lâm sàng, giữa các khoa lâm sàng và bệnh nhân… là những mối quan hệ phức tạp đòi hỏi phải có giải pháp xử lý.

Ngoài việc cung cấp thuốc một chiều từ kho đến bệnh nhân, còn phải xử lý tình huống các kho mượn và trả thuốc cho nhau, bệnh nhân không dùng hết thuốc và trả lại thuốc. Việc thu hồi thuốc đòi hỏi thuốc phải trả đúng với thuốc đã phát. Không được thay thế thuốc một cách tùy tiện.

Tên gọi phân hệ hay phần mềm Quản lý Dược không phù hợp cho việc quản lý hàng hóa trong bệnh viện. Hàng hóa trong bệnh viện không chỉ có thuốc mà còn có các vật tư y tế, vật tư tiêu hao, máu, oxy, hóa chất, thực phẩm và các loại hàng hóa khác. Do đó, cần có một tên gọi khác để nói đến phần mềm quản lý Dược. Chúng tôi tạm gọi là quản lý Tiếp Liệu, dùng để cung cấp vật liệu cho bệnh nhân và cho hoạt động của bệnh viện.

Tham khảo thêm các vấn đề về quản lý Tiếp Liệu trong các chương chuyên đề về quản lý Tiếp Liệu.

Vấn đề quản lý chứng từ in sẵn

Các giao dịch giữa bệnh viện và bệnh nhân cần được lưu vết bằng chứng từ. Mỗi chứng từ có mã số riêng để xác định giao dịch.

Các chứng từ có thể là chứng từ máy hoặc chứng từ giấy. Chứng từ máy là hệ thống các bản in do máy tính phát hành. Các chứng từ này được đánh số nhảy và tiếp đầu ngữ riêng để phân loại. Chứng từ giấy là hệ thống chứng từ hóa đơn và biên lai in sẵn, đã được sử dụng từ trước khi có máy tính.

Sử dụng chứng từ máy hoàn toàn đủ khả năng để quản lý sự chính xác của các giao dịch và có thể truy cứu một cách dễ dàng các sự kiện đã xảy ra như hủy hay sửa chứng từ, thời gian và người sửa chứng từ. Nhà nước cũng đã cho phép các bệnh viện sử dụng hóa đơn điện tử được in tự động từ máy tính.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi từ hình thức hóa đơn giấy sang hóa đơn máy làm cho bộ phận tài chính không an tâm. Trước nay bệnh viện đã quen kiểm soát chứng từ qua các sổ sách được in sẵn và không đủ niềm tin để tin rằng hệ thống máy tính có thê quản lý số liệu một cách tuyệt đối. Do vậy, phần mềm phải được lập trình để kiêm luôn việc quản lý các chứng từ giấy này. Điều khó khăn là người sử dụng phải ráp các chứng từ giấy in sẵn vào hệ thống để khớp với chứng từ máy.

Ví dụ: 

Người phụ trách thu phí phải quản lý chứng từ sao cho khớp giữa 2 dãy số với nhau: 1-a, 2-b, 3-c, 4-d… Các mã số chứng từ trên giấy in sẵn phải được lưu vết vào kèm chung với chứng từ máy để kiểm soát.

Vấn đề phát sinh khi các chứng từ giấy bị hư, kẹt giấy, hủy hóa đơn… Tờ hóa đơn hư đó phải được thay thế bằng một tờ hóa đơn khác. Trong khi chứng từ máy nhảy đúng thứ tự thì chứng từ giấy lại bị nhảy số vì mỗi tờ chứng từ là số duy nhất. Giả dụ chứng từ có mã số e bị hư, phải thay bằng số kế tiếp là f. Cặp đôi 5e sẽ bị thay bằng cặp đôi 5f và các cặp số tiếp theo sẽ là 6g, 7h… Các chứng từ bị hư hại cũng phải được khai báo về tình trạng hư hại đó để quản lý chặt chẽ.

Việc quản lý số chứng từ này làm tăng gánh nặng không cần thiết kên hệ thống phần mềm, tốn tài nguyên và buộc người sử dụng phải chú ý khai báo đúng số serial khi xảy ra sai sót. Ngoài ra, hệ thống còn phải quản lý số lượng chứng từ mua, quản lý việc cấp phát chứng từ cho nhân viên, quản lý chứng từ thừa, quản lý sử dụng chứng từ thừa cho những lần sau… Đây là công việc phức tạp.

Trong giai đoạn đầu, phần mềm vẫn phải được lập trình "map" 2 số liệu chứng từ máy và chứng từ giấy với nhau để thỏa mãn yêu cầu của giai đoạn chuyển tiếp sử dụng mạng máy tính để quản lý chứng từ. Về sau, khi hoạt động tài chính đã ổn định thì không nên sử dụng chứng từ giấy in sẵn nữa.

hhn-cartoon.gif

(Dịch: Đây là chỗ mà ý tưởng về bệnh án điện tử bắt đầu gặp chút rắc rối).

Vấn đề bệnh viện đa chi nhánh

Bệnh viện có nhiều cơ sở vệ tinh hoặc chuỗi bệnh viện sẽ cần đến các tính năng chuyên biệt. Ví dụ bệnh viện Tâm Thần TPHCM có 3 cơ sở khám chữa bệnh đặt tại 3 vị trí địa lý khác nhau: Cơ sở chính (1) Bến Hàm Tử, Cơ sở điều trị nội trú (2) Lê Minh Xuân và cơ sở phòng khám nhi Phan Đăng Lưu (3). Các cơ sở này phải dùng chung dữ liệu bệnh nhân, dữ liệu thuốc và thống kê số liệu chung trong 1 bệnh viện đồng thời phài thống kê số liệu riêng cho từng cơ sở.

Điều này đặt ra bài toán cho cả phần cứng và phần mềm.

Đối với phần cứng, phải chọn lựa giải pháp server tập trung hay phân tán? việc đồng bộ dữ liệu như thế nào? Câu hỏi được giải đáp tùy theo mô hình và điều kiện tài chính của bệnh viện. Hoàn toàn có thể sử dụng chung một server cho tất cả các cơ sở trên các địa bàn khác nhau. Cũng có thể dùng giải pháp phân tán và sau đó trao đổi dữ liệu dùng chung. Một giải pháp tối ưu cho hệ thống đa chi nhánh là điện toán đám mây.

Đối với phần mềm, phải chú ý đến lập trình code cho toàn bộ hệ thống báo cáo, thống kê vừa chung vừa riêng. Mỗi cơ sở trong hệ thống cần có báo cáo riêng, dữ liệu riêng đồng thời phải có tập hợp báo cáo chung cho toàn hệ thống.


 

 CẨM NANG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ

01. Lời nói đầu
02. Cấu trúc phần mềm quản lý bệnh viện
03. Những vấn đề về CNTT của bệnh viện
04. Các thuật ngữ
05. Các vấn đề về tính năng phần mềm
06. Một số vấn đề về kỹ thuật phần mềm
07. Các tiện ích CNTT quản lý bệnh viện
08. Cách chọn phần mềm quản lý bệnh viện
09. Cần chuẩn bị gì cho triển khai hệ thống phần mềm?
10. Chuẩn dữ liệu
11. Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu
12. Chi phí cho phần mềm
13. Kinh nghiệm triển khai phần mềm
14. Vấn đề đào tạo kiến thức CNTT y tế
15. Xây dựng một hệ thống y học điện tử quốc gia
16. Tác giả - BS. PHAN XUÂN TRUNG
17. Sơ lược về hệ thống phần mềm YKHOANET