XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG Y HỌC ĐIỆN TỬ QUỐC GIA
-
National E-health thế giới:
Hiện tại các nước trên thế giới đang tiến đến xây dựng một nền y tế điện tử quốc gia.
-
Anh Quốc: năm 2002 đầu tư 17 tỷ bảng Anh cho hệ thống CNTT y tế quốc gia. Một gói thầu lớn được chia cho 4 công ty đại gia tham gia trong thời gian 10 năm. Tuy nhiên sau 8 năm, bộ phận kiểm toán quốc gia đã báo cáo rằng hệ thống này đã chi tiêu hết 80% ngân sách dành cho dự án nhưng chỉ mới gặt hái được 10% yêu cầu đề ra. Cuối cùng hệ thống này bị phá sản.
-
Mỹ: Obama đã đưa ra chính sách reimburse (hoàn phí) cho các bệnh viện nào triển khai CNTT y tế thành công, đúng chuẩn Meaning Use của ONC đưa ra. Nhiều công ty đã được ONC chứng nhận đúng chuẩn MU nhưng khi triển khai thì bị các bệnh viện, bác sĩ than phiền vì làm giảm thời gian của bác sĩ trong việc chăm sóc bệnh nhân. Phần mềm không giúp ích cho bác sĩ mà lại trở thành gánh nặng trong công việc. Các bệnh viện không chia sẻ dữ liệu được gì cho nhau. Các hội nghị CNTT nêu nhiều giải pháp để thúc đẩy tính năng trao đổi dữ liệu. Một trong những kỹ thuật mà được tán thành là FHIR (đọc lả phai ờ, giống từ fire lửa).
-
Canada: Đầu tư nhiều tiền cho National e-Health nhưng không thành công.
-
Úc: Đầu tư cho PEHR, personal electronic health care. Nước này đã xây dựng một cổng thông tin dùng chung và đề nghị dân chúng sử dụng cổng này để khai báo tình hình sức khỏe của mình. Những khai báo này sẽ được các bác sĩ trên toàn quốc dùng để tham khảo. Tuy nhiên, cho đến nay không ai quan tâm và sử dụng cổng này.
Cho đến thời đỉểm 2018 chưa có nơi nào thành công về một chươn trình y tế điện tử quốc gia.
-
Các phương thức để xây dựng ehealth quốc gia:
Trong quá trình xây dựng hệ thống y tế điện tử quốc gia, đã có nhiều giải pháp đưa ra, trong đó có 2 giải pháp chính:
-
Xây dựng phần mềm dùng chung cho toàn thể bệnh viện.
-
Xây dựng chuẩn dữ liệu chung để kết nối cùng nhau.
Việc xây dựng phần mềm dùng chung cho tất cả các bệnh viện được đặt ra và đã được thực hiện ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, đã có thời kỳ người ta háo hức với khái niệm "phần mềm khung", "phần mềm dùng chung" mà trong đó MEDISOFT là điển hình. Khi triển khai thực tế trên toàn quốc thì phần mềm khung này hoàn toàn thất bại. Lý do là các cơ sở khám chữa bệnh có quy mô khác nhau, tổ chức khác nhau, chuyên khoa khác nhau… Một bộ phần mềm dùng chung "một cho tất cả" là không khả thi. Năm 2017, hai công ty chuyên về truyền thông là Viettel và VNPT được giao nhiệm vụ chính trị là xây dựng phần mềm dùng chung để thu thập dữ liệu từ các bệnh viện gửi vào data center của cơ quan BHYT. Sau 2 năm triển khai thì việc chuyển dữ liệu tính phí không như ý muốn.
Một giải pháp tương đối khoa học được đưa ra từ lâu là xây dựng một chuẩn dữ liệu dùng cho việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống phần mềm với nhau, đó là HL7. Trên thế giới và tại Việt Nam, người ta nói nhiều về chuẩn này, thậm chí đặt vấn đề tạo một chuẩn HL7 Việt Nam. Việc đề xuất này tương tự như câu chuyện hội đồng chuột bàn kế hoạch cột chuông vào cổ con mèo. Ý kiến đề xuất rất hay nhưng không ai làm được. Chuẩn HL7 giống như ngôn ngữ Latin, không có sức sống trong thực tế. Các phần mềm liên tục phát triển, cac dữ liệu mới được sáng tạo ra thêm, thế nhưng HL7 thì đóng khung trong một bộ sườn vừa chật chột, vừa khó diễn dịch trong hoạt động y khoa hàng ngày. Cho đến version HL7 Ver 3.0 thì bắt đầu có những thay đổi đáng chú ý khi mà các vạch ngăn chia dữ liệu được thay bằng các thẻ xml.
Công ty Cerner của Mỹ đã đề xuất ra một tiêu chuẩn FHIR, có nguồn gốc từ HL7, nhưng cho phép mở rộng phạm vi dữ liệu thực tế. Bằng các thể XML, các nhà lập trình dễ dàng tạo dữ liệu mới và trích xuất dữ liệu để chuyển cho đối tượng đích.
-
Phương thức phối hợp.
Trong thực tế thì một số bệnh viện có quy mô tổ chức và vận hành tương tự nhau, có thể sử dụng chung phần mềm. Các bệnh viện chuyên khoa có thể khác nhau về chuyên môn và tài liệu bệnh án nhưng giống nhau về căn bản, do vậy có thể xây dựng một bộ phần mềm dùng chung về tính năng tiếp nhận, viện phí, dược, cận lâm sàng và khác nhau về hoạt động lâm sàng (phòng khám, cấp cứu, nội trú và ngoại viện…).
Do sự phát triển ngày càng mạnh của internet và điện toán đám mây, các bệnh viện có thể dùng chung phần mềm cloud và cùng chia sẻ dữ liệu trên cùng hệ thống mà không cần cơ chế gửi nhận thông tin.
Đối với các bệnh viện ngoài hệ thống DB, có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau bằng cách sử dụng XML vừa làm kho lưu trữ vừa làm công cụ chuyển tải dữ liệu từ nơi này đến nơi khác.
-
Cơ sở dữ liệu y tế quốc gia
Cần xác định quy mô và mục đích của Cơ Sở Dữ Liệu y tế quốc gia để có hướng xử lý thích hợp.
-
(1) Cơ sở dữ liệu y tế quốc gia là tập hợp các số liệu báo cáo từ các đơn vị y tế.
-
(2) Cơ sở dữ liệu y tế quốc gia là hồ sơ sức khỏe của từng người dân.
(1) Cơ sở dữ liệu y tế quốc gia là tập hợp các số liệu báo cáo từ các đơn vị y tế.
Các cơ quan quản lý y tế quốc gia không quan tâm đến từng bệnh án của riêng từng bệnh nhân mà chỉ quan tâm đến các vấn đề chung của ngành y tế. Các cơ quan này chỉ cần số liệu tổng quát về các tiêu chí quản lý, yêu cầu các cơ sở y tế cung cấp đúng số liệu cho các tiêu chí này.
Vấn đề y tế được thể hiện qua số liệu thống kê.
Ví dụ: theo báo cáo dịch bệnh được thống kê thì bộ y tế có thể nhìn thấy được dịch sốt xuất huyết đang xảy ra ở địa phương nào nhiều nhất. Xem thống kê qua thời gian thì bộ y tế sẽ tìm ra quy luật của các loại bệnh, mùa nào bệnh gì xảy ra nhiều ở đâu. Từ đó có giải pháp ở quy mô tổng thể xử lý.
Ngày nay bằng phương tiện inetnet cáp quang, số liệu trích xuất từ hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện được quy chuẩn sẽ kết nạp vào máy chủ trung ương để các nhà quản lý có thể phân tích ngay tức thời.
Dữ liệu truyền đến trung tâm dữ liệu y tế quốc gia phải là dữ liệu sao chép, được trích xuất từ dữ liệu riêng của bệnh viện.
Trung tâm dữ liệu Bộ y tế cần có cơ chế kiểm soát nguồn dữ liệu đến từ đâu, thiếu khuyết hay dư thừa thông tin, có thông tin chồng lắp không, có cơ chế phản hồi để các bệnh viện gửi lại dữ liệu khi dữ liệu gửi đến không đạt chuẩn. Nếu không có các cơ chế này, cơ sở dữ liệu tại trung tâm dữ liệu y tế quốc gia trở thành một đống rác dữ liệu. Dữ liệu rác này chẳng những không hữu dụng cho phân tích tình hình y tế mà còn mang lại những hậu quả lớn.
Hiện tại ở Việt Nam, BYT đang chú trọng đến dữ liệu thanh toán BHYT. Thiết lập cổng thông tinh thanh toán BHYT, thu thập dữ liệu thanh toán từ các bệnh viện chuyển về nhằm phục vụ cho công tác chi trả chi phí BHYT cho BV.
Tuy nhiên điều này là bước cuối cùng của một kế hoạch CNTT Y Tế Quốc Gia, khi mà toàn bộ các bệnh viện đều đã sử dụng phần mềm có chất lượng và xuất dữ liệu đúng theo chuẩn quy định. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào trên thế giới có được hệ thống như vậy.
Cập nhật:
(2) Cơ sở dữ liệu y tế quốc gia và hồ sơ sức khỏe của từng người dân.
Yêu cầu này cao hơn so với trường hợp (1). Bộ y tế không chỉ thống kê được số liệu y tế trên diện rộng mà còn quản lý cả hồ sơ sức khỏe cho toàn thể nhân dân trong nước. Điều này yêu cầu phải có một Data Center để sao chép toàn bộ hồ sơ bệnh nhân từ các bệnh viện. Về mặt nguyên tắc thì có thể thực hiện được, tuy nhiên phải đầu tư lớn về Data Center và kế hoạch thực hiện. Dữ liệu sẽ phình ra rất nhanh theo dạng “Big Bang”, nếu không có giải pháp lâu dài thì sẽ không thể quản lý được.
Cho đến nay (2016), chưa có quốc gia nào trên thế giới thành công trong việc tạo cơ sở dữ liệu y tế quốc gia.