A:hover {color: red; font-weight: bold}

CÁCH CHỌN PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

project.jpg

Tranh biếm họa kinh điển và đúng đắn về lập trình phần mềm:

Nhiều bệnh viện đã tự trang bị phần mềm quản lý bệnh viện và trải nghiệm những điều khó khăn trong quá trình ứng dụng. Gặp phải các phần mềm không chuyên nghiệp, thiếu tính năng, sai quy trình làm cho hoạt động bệnh viện trở nên nặng nề, kém hiệu quả.

Hiện nay đã có một số văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn để lựa chọn phần mềm QLBV:

Hầu hết các ý trong các văn bản đó được diễn giải trong tài liệu này.

Khi dùng một phần mềm thiếu tính năng, bệnh viện sẽ không thoải mái trong công việc vận hành quản lý bệnh viện. Bệnh viện đòi hỏi phải bổ sung thêm tính năng để đáp ứng thực tế công việc. Tuy nhiên muốn thêm một tính năng mới cho phần mềm không phải là công việc dễ dàng cho cả bệnh viện lẫn nhà cung cấp phần mềm. 

Vì các phân hệ phần mềm có liên kết chặt chẽ với nhau nên những thay đổi tính năng phần mềm dù nhỏ cũng đều mang hiệu ứng “bứt dây động rừng”. Sửa chữa hay thêm bớt tính năng này có thể tạo ra vấn đề lỗi khác trầm trọng hơn.

Do phần mềm chưa có đầy đủ tính năng, nhà cung cấp sẽ phải lập trình bổ sung tính năng theo yêu cầu bệnh viện. Đây sẽ là khởi đầu cho một cuộc tương tác “yêu cầu - đáp ứng” giữa 2 bên. Sự tương tác này có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm và không thấy được thời điểm kết thúc. Bệnh viện vừa thụ hưởng thành quả lao động của lập trình viên đồng thời cũng là tester (kiểm thử) cho nhà cung cấp. Do sự tương tác này mà giữa 2 bên không chỉ là quan hệ khách hàng mà là quan hệ đối tác. Nếu mối quan hệ này tốt thì cả 2 bên đều cùng có lợi. Nếu cả hai bên thiếu kiên nhẫn thì việc “chia tay không vui vẻ” là điều phải xảy ra và thiệt thòi lớn nhất thuộc về bệnh viện vì phải làm lại tất cả từ đầu. 

Nhà cung cấp phần mềm có thể đã có một phần mềm đầy đủ chức năng, chạy tốt ở bệnh viện này nhưng có thể sẽ không phủ hợp với bệnh viện khác. Ví dụ: Phần mềm dùng cho tuyến huyện không thể áp dụng cho bệnh viện tuyến tỉnh hay trung ương vì có thể phát sinh ra hàng ngàn yêu cầu và báo lỗi do quy mô, quy trình khác hẳn.

Thuở ban đầu, khi CNTT y tế mới phát triển, hệ thống phần mềm mới bắt đầu trong giai đoạn non trẻ, bệnh viện phải chấp nhận đồng hành cùng nhà cung cấp. Đến nay, sau nhiều năm trải nghiệm thực tế, đã có những bộ phần mềm khá cứng về chức năng và cấu trúc dữ liệu thì bệnh viện không nên lựa chọn các phần mềm còn non kém.

Tóm tắt

Trên thị trường phần mềm quản lý bệnh viện hiện nay có khá nhiều công ty tham gia cung cấp phần mềm quản lý bệnh viện. Nhiều trong số đó là những phần mềm không đạt chất lượng, không đủ tính năng đáp ứng nhu cầu thực tế. Sau một thời gian sử dụng, bệnh viện mới… tá hỏa vì các tính năng của nó.

Một số dạng phần mềm kém chất lượng:

1.jpg

Tóm tắt

Phần mềm QLBV là một hệ thống cực kỳ phức tạp. Nó bao hàm chức năng của một hotel, một siêu thị, một ngân hàng, một đơn vị hành chánh, một thư viện… “Tất cả trong một”. Việc tạo ra một hệ thống quản lý dữ liệu phức tạp như bệnh viện đòi hỏi nhà cung cấp phải “có nghề” và trải nghiệm nhiều tình huống. 

Khi trình bày, giới thiệu sản phẩm, nhiều nhà cung cấp sẽ có những lời quảng cáo hoa mỹ, những biểu đồ và những slide show màu sắc tươi đẹp. Tuy nhiên đó không phải là điểm cần quan tâm. Cái bạn cần là xem hệ thống đó hoạt động như thế nào? Đã ứng dụng ở những đâu? Nhận xét của người dùng trực tiếp như y tá, bác sĩ, lãnh đạo… họ cảm nhận như thế nào? Đầu ra của phần mềm là các báo cáo, thống kê có chính xác không? V.v...

Tốt nhất, bạn nên đi tham quan, đặt câu hỏi với người sử dụng ở các bệnh viện đã trang bị phần mềm QLBV. Nếu được, bạn nên có một check-list những câu hỏi sẵn có để phỏng vấn người sử dụng.

Khi xem một hệ thống phần mềm đang hoạt động, bạn đừng chỉ bị thu hút bởi giao diện của phần mềm. Giao diện đẹp không phải là yêu cầu hàng đầu của một phần mềm quản lý bệnh viện mà là chức năng tính toán và tiện ích cho người dùng.

Các bước kiểm tra hệ thống phần mềm có hoạt động tốt hay không:

Tóm tắt

Khi mua bất cứ sản phẩm nào, bệnh viện cũng nên xem nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm đó. Một thương hiệu có uy tín sẽ giúp bạn an tâm hơn. Hiển nhiên rằng trên tay bạn có chiếc iPhone chính hãng Apple thì bạn hoàn toàn tự tin so với việc có chiếc điện thoại dỏm hay nhái của Trung Quốc.

Nếu bạn chọn một phần mềm “hàng chợ”, do một nhà cung cấp không tên tuổi, chưa từng qua trải nghiệm thực tế thì bạn sẽ mắc phải các sai lầm sau đây:

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ về cái gọi là “thương hiệu”. Bạn cần biết rằng mỗi thương hiệu sẽ chuyên môn về một sản phẩm nào đó. Không có một thương hiệu nào làm tốt được tất cả mọi thứ. 

Trên thị trường hiện nay có một ít công ty có “thương hiệu lớn", cái gì cũng nhận làm: trường học, tòa án, doanh nghiệp, bệnh viện, lập trình thuê (out sourcing), bán smart phone và cả bán… sữa. Thực sự thì họ không chuyên về một sản phẩm nào cả và những sản phẩm của họ thường là không xuất sắc về bất cứ lĩnh vực nào, trong khi phần mềm quản lý bệnh viện đòi hỏi các tính năng cao cấp. Trước đây Microsoft và Google đã từng muốn tham gia vào lãnh vực phần mềm bệnh viện nhưng sau đó họ nhận ra rằng đó không phải là sở trường của họ nên lặng lẽ rút lui.

Các công ty chuyên về viễn thông có thể rất ăn nên làm ra trong lĩnh vực viễn thông, nhưng đừng trông chờ ở họ một phần mềm quản lý bệnh viện tốt.

Những chọn lựa phần mềm chỉ vì công ty đó "có thương hiệu lớn" đã mang lại sai lầm tai hại.

Tại TPHCM, một vài bệnh viện lớn đã ký hợp đồng với một công ty thương hiệu lớn Fxx với trị giá khoảng 1 triệu đô la Mỹ riêng cho tiền phần mềm QLBV. Thế nhưng tiền không phải là phép thuật để giúp có phần mềm theo ý muốn. Dự án này đã kéo dài nhiều năm, quá hạn hợp đồng mà không thể đưa vào sử dụng thực tế được, không thể nghiệm thu.

Tại Anh Quốc, nhà nước đã đầu tư cho dự án y tế điện tử quốc gia trong thời gian 10 năm từ 2002 đến 2012 với giá trị 20 tỷ bảng Anh. Bốn (4) nhà thầu quốc tế cùng tham gia dự án này. Tuy nhiên đến năm thứ 8, đã chi hết 80% số tiền nhưng sản phẩm thu được chưa tới 10% yêu cầu. Do đó, dự án này bị phá sản.


 

images


 

Chiếc kéo y khoa khác chiếc kéo thường. 

Sợi chỉ y khoa khác sợi chỉ thường. 

Phần mềm quản lý y khoa cũng vậy, khác với phần mềm thường.


 

Không hiểu y khoa mà làm phần mềm y khoa thì chỉ mang lại HẬU QUẢ chứ không mang lại HIỆU QUẢ.


 

Khách hàng phải chọn phần mềm CHUYÊN NGHIỆP


 

Bạn hãy tìm hiểu trên thị trường những thương hiệu nào chỉ chuyên tâm vào một lãnh vực lập trình phần mềm dành cho bệnh viện.

Khi tìm kiếm trên mạng với cụm từ “phần mềm quản lý bệnh viện” bạn sẽ thấy có một số chừng 30 công ty lập trình phần mềm cho bệnh viện, tuy nhiên, bạn phải xem xem các công ty đó có chuyên tâm làm phần mềm quản lý bệnh viện không, người thiết kế phần mềm có phải là bác sĩ y khoa hay không, thâm niên kinh nghiệm của công ty đó là bao lâu rồi, số lượng khách hàng của công ty đó có đông không.


 

Khoan hãy quan tâm đến yếu tố giá cả.

Điều bạn cần quan tâm là chất lượng phần mềm và dịch vụ hậu mãi.


 

Bạn cũng có thể tham khảo một số phần mềm ở nước ngoài. Có vẻ như là bạn tin rằng phần mềm của Singapore, của Hàn Quốc hay của Nhật thì sẽ tốt hơn phần mềm có xuất xứ Việt Nam. Điều đó có thể đúng ở lĩnh vực khác, tuy nhiên, ở lĩnh vực phần mềm quản lý bệnh viện thì điều này không đúng tí nào. Đơn giản là vì những công ty ở nước ngoài không hiểu gì về y tế Việt Nam, họ không hiểu được các chính sách y tế hoặc những thay đổi chính sách BHYT ở Việt Nam. Các công ty nước ngoài này không thể theo bệnh viện để đáp ứng các thay đổi hầu như hàng ngày về các chính sách y tế.

Một số công ty phần mềm quản lý bệnh viện có tiếng của Mỹ: EPIC, Cerner, Allscripts…

http://www.curemd.com/top-ehr-vendors/ 

Tóm tắt

Một nhóm thợ xây có thể cùng nhau xây dựng một căn nhà theo yêu cầu của chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhóm thợ xây tay ngang này không thể tạo nên một căn nhà có giá trị như căn nhà có bản vẽ của kiến trúc sư.

Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện cũng vậy, đòi hỏi tác giả phải là một “kiến trúc sư" có trình độ chuyên môn, có hiểu biết, phối hợp trong 3 lĩnh vực: Y khoa lâm sàng, Y khoa quản lý và Kiến thức công nghệ thông tin. Có được 3 điều đó cũng chưa đủ, còn phải có thêm một quá trình trải nghiệm áp dụng phần mềm ở các bệnh viện lớn nữa.

Y khoa lâm sàng là kiến thức mà sinh viên y khoa sau 6 năm học sẽ nắm rõ. 

Y khoa quản lý là kiến thức mà các nhà quản lý bệnh viện đã được đào tạo để hiểu rõ về tổ chức y tế và quản lý hoạt động nhiều mặt của bệnh viện. 

Kiến thức công nghệ thông tin là chất liệu để xây dựng phần mềm theo kiến thức y khoa lâm sàng và y khoa quản lý kia.

Bệnh viện mời một tay ngang vào làm phần mềm thì sẽ phải mất công giải thích cho nhà cung cấp đó những kiến thức cần thiết của 6 năm y khoa và nhiều năm thực tế lâm sàng. Lập trình viên sẽ không thể hiểu được các thuật ngữ y khoa như lâm sàng, cận lâm sàng, nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật, thủ thuật, giải phẫu bệnh, sinh hóa, hoạt chất, họ trị liệu… Nhiều lập trình viên hiểu “bác sĩ ngoại khoa” là bác sĩ trị bệnh... ngoài da. Vì vậy, bệnh viện phải giải thích quy trình, tổ chức bệnh viện để lập trình viên hình dung ra được vấn đề trước và trong khi làm việc.

Với những công việc đó, bệnh viện mất đi một hay nhiều nhân sự chuyên môn để “hầu” nhà cung cấp. Tuy nhiên chưa chắc rằng NCC sẽ lãnh hội được các kiến thức đó và làm đúng yêu cầu.

Thông thường thì sau khi tiếp cận với các kiến thức thuật ngữ, quy trình y khoa và va chạm với sự vất vả, các nhà cung cấp ngoài ngành này thường nản chí, bỏ rơi khách hàng để đi tìm con đường khác dễ ăn hơn.

Tình trạng này không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam mà xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay cả các nước tiên tiến có nhiều tiền như Mỹ, Anh Quốc, Canada hay Úc cũng bị rơi vào tình trạng này.

Công ty chuyên nghiệp là công ty đã trải nghiệm thực tế lâu năm, có tổ chức, có quy trình hoạt động chặt chẽ. Công ty chuyên nghiệp không phải là một công ty có nhiều nhân viên mà là có đủ chức năng và kinh nghiệm.

Một trong những khâu quan trọng trong thời gian triển khai là test tại server của bệnh viện. Trong quá trính làm việc với nhau, LTV và tester có thể làm việc trên một máy tính của công ty, nhưng khi triển khai thì bộ nguồn trên máy chủ bệnh viện là một bộ khác. Do đó, tester phải kiểm tra toàn hệ thống trên máy chủ bệnh viện trước khi cho chạy thực tế. Kinh nghiệm cho thấy việc hấp tấp update source code mà không qua tây tester thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về số liệu.

Các phần mềm mới ra lò thường là các phần mềm non kém, thiếu khuyết chức năng và nhiều lỗi kỹ thuật. Các phần mềm từng trải nghiệm ở các bệnh viện lớn sẽ phải cọ sát với thực tế, thêm nhiều tính năng và khắc phục lỗi từ đơn giản đến phức tạp.

Một phần mềm đã áp dụng cho bệnh viện lớn hoặc đa khoa sẽ dễ dàng cắt gọt để chạy tại các bệnh viện có quy mô nhỏ. Ngược lại, phần mềm đã áp dụng tốt ở bệnh viện có quy mô nhỏ thì khó có thể áp dụng được cho một bệnh viện lớn.

Khi áp dụng phần mềm vào hoạt động thực tế tại bệnh viện lớn, sự tương tác, phản hồi qua lại giữa bệnh viện và nhà cung cấp phần mềm sẽ làm tăng tính năng, tăng tính ổn định và khắc phục lỗi lập trình hoặc xử lý tình huống phát sinh. Trong suốt quá trính triển khai, vận hành, sau 1-2 năm một bệnh viện có thể nêu ra từ 1.000 đến 2.000 vấn đề cần xử lý. Có những vấn đề chung giữa các bệnh viện, cũng có vấn đề rất riêng của từng bệnh viện. Khi phần mềm đã trải nghiệm qua các vấn đề thì khách hàng mua sau sẽ đỡ phải gặp lại các vấn đề đó.

Như vậy, khi chọn lựa phần mềm thì không phải chỉ xem xét ở số lượng tính năng mà phần mềm có mà phải xem xét luôn cả các vấn đề tiềm ẩn đã được xử lý thực tế bao giờ chưa.

Ngày nay, khi chảo hàng phần mềm đến các bệnh viện, các nhân viên y tế không đặt câu hỏi về tính năng phần mềm có gì mà thường hỏi xem phần mềm có mắc những cái lỗi mà họ đang gặp phải trong phần mềm họ đang sử dụng mà muốn thay thế hay không.

Những vấn đề mắc mứu thường ít khi xảy ra ở các phân hệ mang tính kỹ thuật như xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh mà thường xảy ra ở các phân hệ viện phí và dược. Các phân hệ này có các công thức tính toán và xử lý tình huống. Phần mềm phải dự trù và có giải pháp xử lý cho các tình huống khác nhau.

Với phần mềm lão luyện, không nhất thiết là phải có nhiều khách hàng sử dụng hơn các phần mềm khác trên thị trường mà là tính chuyên sâu cho mỗi bệnh viện. Phần mềm lão luyện phân tích và xử lý đến tận tường ngóc ngách các vấn đề của một bệnh viện và lưu lại cách xử trí đó cho các bệnh viện khác. Thời gian trải nghiệm càng lâu thì sự tích lũy kinh nghiệm càng dày.

Một số công ty có quy mô lớn về nhân sự, khi có nhiều khách hàng thì chia quân ra thành từng "team" để xử lý. Những team này hoàn toàn mới mẻ đối với công việc được giao phó. Họ chưa từng trải nghiệm các vấn đề thực tế và đi lại từ đầu những bước đi đầu tiên. Các team này dễ nản chí sau một thời gian gặp khó khăn và bỏ cuộc. Các phần mềm do các team này tạo ra luôn luôn ở trong tình trạng thuyết khuyết tính năng và chứa đựng nhiều vấn đề tiềm ẩn.

Tóm tắt

Nhà nước và bộ Thông tin truyền thông khuyến khích các bệnh viện sử dụng phần mềm nguồn mở. Ở đây có nhiều sự nhầm lẫn về chữ “mở” này. Chúng ta cần hiểu rõ để không bị nhầm lẫn.

Điều mà ta quan tâm khi nói đến nguồn mở bao gồm: miễn phí và có thể sửa đổi code theo ý muốn.

Điều đầu tiên cần nói rõ: Phần mềm nguồn mở không đồng nghĩa với phần mềm miễn phí. Có phần mềm đóng nhưng vẫn miễn phí và có phần mềm mở nhưng phí rất cao. Do đó, không nên vì lý do miễn phí mà nói đến mở hay không mở. Ý nghĩa của mở ở đây được hiểu là có thể thay đổi tính năng phần mềm theo yêu cầu thực tế. Mở ở đây không liên quan đến ngôn ngữ lập trình hệ LAMP.

Đọc thêm: (Các bác sĩ không quan tâm đến kỹ thuật thì không cần đọc).

Nguồn mở:

Nguồn mở ban đầu theo ý nghĩa là bản quyền tự do (copyleft), mọi người có khả năng lập trình đều có thể lấy source code để tham gia chế biến tính năng cho phần mềm. Nhóm bản quyền tự do này ngược với nhóm có bản quyền (copyright). 

Đối với phần mềm web, nhóm bản quyền tự do này thuộc hệ LAMP (Linux, Apache, MySQL, PHP). Những người tham gia hệ này thường là các lập trình viên thích khám phá. Ai cũng có quyền tham gia phát triển trên hệ thống chung và chia sẻ cho người khác hưởng thụ thành quả của mình. Tuy nhiên, mặc dù nhiều thương hiệu lớn như FaceBook, Google đang sử dụng hệ LAMP để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng lớn, điều đặc biệt nguy hiểm của “hệ phái” này lại phát xuất từ tính mở của nó. Nếu không phải là những tập đoàn CNTT “có nghề" để sử dụng LAMP một cách an toàn và hiệu quả thì những sản phẩm của các tay ngang có thể mang lại tai họa. Vì là nguồn mở nên ai cũng có thể hiểu rõ về lỗ hổng lập trình để lợi dụng. Thậm chí các hacker còn tạo sẵn lỗ hổng để người dùng mắc bẫy. Thời gian qua đã có hàng loạt website của chính phủ bị hack chỉ vì dùng các website được thiết kế bằng PHP và MySQL hoặc một mã nguồn “mở” khác mà không quan tâm đến vấn đề lỗ hổng bảo mật.

Ngoài ra việc sử dụng hệ điều hành LINUX trong nội bộ cơ quan đã thể hiện nhiều bất lợi: thiếu nhân viên quản lý chuyên nghiệp, trường lớp chính quy ít đào tạo nhân viên theo mảng này trong khi hầu hết các trường lớp đều đạo tạo theo chương trình của Microsoft. Dễ dàng tìm/thay thế nhân viên lập trình và quản lý theo Windows hơn là hệ LAMP.

Tuy vậy, tất cả những thuận lợi và khó năng này đều không tồn tại khi hệ thống được chuyển lên Cloud. Nhà cung cấp Cloud đảm bảo về mọi mặt an toàn và chăm sóc hệ thống mạng.

Nguồn đóng:

Để trang bị một hệ quản trị máy chủ của Microsoft như Microsoft Windows Server và SQL server thì bạn phải trả phí bản quyền. Nhà cung cấp danh tiếng Microsoft sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bảo mật cũng như tính ổn định hệ thống cho bạn. Bạn cũng đừng nên bẻ khóa phần mềm của Microsoft. Họ không ngu đến mức để bạn xài chùa mà không phải nhận hậu quả xấu nào. Đối với những phiên bản không có bản quyền, Microsoft vẫn kiểm soát được và không cung cấp các dịch vụ nâng cấp hay vá lỗi cho bạn. Thật sự thì những nâng cấp hay vá lỗi này Microsoft đã tạo ra từ trước và họ chỉ cung cấp cho những người mua sản phẩm có trả tiền. Việc trả tiền bản quyền cho Microsoft là xứng đáng đồng tiền bát gạo.

Hiện nay các trường đào tạo CNTT ở Việt Nam hầu hết đào tạo sinh viên và lập trình viên theo các tiêu chuẩn của Microsoft. Hầu hết người dùng đã quen thuộc giao diện Windows. Do vậy, việc tham gia lập trình, quản lý hệ thống, cũng như sử dụng của người dùng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với các hệ điều hành máy chủ khác.

Bẻ khóa, xài chùa:

Một nhà cung cấp thiếu tự trọng nào đó có thể khuyên bạn chơi ăn gian bằng cách dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu của Oracle bẻ khóa để xài. Oracle là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh và nhiều tính năng xử lý dữ liệu lớn, tuy nhiên giá của cơ sở dữ liệu Oracle rất chát, tính phí theo năm. Nếu mua bản quyền thì bạn sẽ trở thành con nợ suốt đời cho Oracle. Nếu không mua bản quyền mà chơi bẻ khóa thì bạn là người không liêm chính, vi phạm tác quyền và có nguy cơ nhận tai họa do dùng phần mềm không bản quyền đó. Không nên bẻ khóa và cũng chẳng nên bỏ tiền ra mua như vậy.

MySQL là hệ cơ sở dữ liệu miễn phí. Tuy nhiên chỉ miễn phí đối với các phiên bản nhỏ, không có công cụ hỗ trợ phát triển. Các phiên bản chuyên nghiệp thì vẫn có giá của nó, không miễn phí hoàn toàn như mọi người vẫn nghĩ. UNIX mua lại bản quyền MySQL với giá 1 tỷ USD không phải để cho không.

Xem xét ý nghĩa nguồn mở theo ý là phần mềm có khả năng mở rộng/sửa chữa tính năng khi cần thiết. Đây là ý nghĩa tốt, biết lo xa. Phần mềm vừa được thiết kế trên nền tảng LAMP, vừa có chức năng được mở để tinh chỉnh, phát triển thêm về sau là lý tưởng nhất.

Tóm tắt

Windows application: Trước đây người ta quen mặt với các phần mềm được cài đặt (install) vào máy tính. Ví dụ: bộ phần mềm Microsoft office, hoặc bộ phần mềm Photoshop dùng để chỉnh sửa ảnh. Đó là các phần mềm Windows application. Window application là thế hệ phần mềm của giai đoạn đầu phát triển CNTT khi mà internet chưa phát triển mạnh. Có cài thì có xài, không có cài thì không có để sử dụng.

Web application: Khi internet phát triển, các website không chỉ mang tính năng phát hành thông tin một chiều mà người xem có thể tương tác, đối thoại với nhà quản lý trang web. Xa hơn, người ta lập trình các ứng dụng, thực thi một yêu cầu công việc chạy trên nền web gọi là web application.

Đối với các ứng dụng web này thì bạn không cần cài đặt gì trên máy trạm. Phần mềm và dữ liệu được đặt tại máy chủ, người dùng chỉ cần câu vào máy chủ để sử dụng.

Nhiều ưu thế khi sử dụng phần mềm Web so với phần mềm Windows:

Với xu hướng internet hóa hiện nay, phần mềm web sẽ giúp bạn có khả năng liên kết, trao đổi dữ liệu với các bệnh viện khác một cách tương tác trong thời gian thực. Tương tác ngày càng phức tạp và dữ liệu ngày càng phình to đòi hỏi phải có hệ thống phần cứng mạng đủ mạnh để xử lý hết mọi vấn đề. Khi đó cloud ra đời.

Trên nền tảng điện toán đám mây này, nhiều ứng dụng PC trước đây được đưa hết lên hệ thống máy chủ cloud. 

Ví dụ: Trước đây muốn nhận email thì ta dùng phần mềm Outlook hay Eudora. Dữ liệu email nằm ngay trong máy tính của mình. Điều bất tiện là chỉ khi ngồi vào máy PC hay laptop của mình thì mới check mail, gửi mail được. Ngày nay ít người còn dùng hộp thư kiểu đó mà hầu hết xài Gmail, Yahoo mail, Hotmail… Ta có thể kiểm tra hộp thư, gửi thư ở bất kỳ máy tính nào có nối mạng internet. Dữ liệu thư tín của bạn nằm “ở đâu đó trên mạng" mà bạn không hề biết.

2014-12-Cloud-Computing-Grafik1.png

Hình minh họa: Web application ứng dụng Cloud. (Ảnh sao chép từ Internet)

Nhiều phần mềm ngày nay được lập trình để chạy trên máy chủ mạng. Người dùng chỉ cần truy cập vào tiện ích đó trên mạng để dùng như soạn thảo văn bản, lập bảng tính, chơi game, chỉnh sửa ành… Các hình ảnh ta chụp được, ngày xưa thường mang cất vào máy tính. Nay không cất vào máy tính nữa mà gửi vào cloud như Flickr, Dropbox hay iCloud…

Có 2 dạng cloud chính: Public và Private (còn 2 dạng khác là Cloud community và Coud hybrid, không quan trọng). Các thuật ngữ này có thể thay thế cho Internet và Intranet. Những gì bạn gửi vào Public thì mọi người có thể truy cập và sử dụng tùy ý. Còn nếu bạn giữ trong mạng riêng (Private) thì chỉ có bạn hoặc nhóm của bạn được truy cập.

network-services-image-1.gif

Tóm tắt

Tất nhiên là có và phải là có. Người ta không còn muốn phụ thuộc vào một chiếc PC hay laptop nữa. Một bệnh viện có dữ liệu ngày càng phình to. Một tổ chức quản lý y tế muốn có số liệu y tế cộng đồng lập tức và đầy đủ... Do đó việc dùng cloud là khuynh hướng thời đại. Không cài đặt gì hết, chỉ cần truy cập và sử dụng. 

Cloud nội bộ: 

Có những phần mềm được ký gửi trên một máy chủ internet. Bệnh viện chỉ cần đăng ký và sử dụng thông qua đường mạng internet. Không tốn tiền mua máy chủ, không mất công cài đặt. Chỉ cần được huấn luyện và sử dụng. Tuy nhiên, đây là một điều cực kỳ rủi ro. Cần nhớ rằng hoạt động của một cơ quan bệnh viện khác hoàn toàn với việc bạn chơi ảnh, chơi game hay gửi thư trên mạng. Bạn có thể upload hay download ảnh không lúc này thì lúc khác, không nơi này thì nơi khác. Nhưng bạn không thể dừng công việc của bệnh viện khi hệ thống bị treo hoặc đường truyền gặp sự cố. Do đó, tuyệt đối không dùng phần mềm cloud kiểu ấy. Không nên đặt hệ thống máy chủ ở ngoài bệnh viện mà cần có một cloud nội bộ.

Đối với một bệnh viện lớn thì một phần mềm được cài đặt vào máy chủ riêng của bệnh viện, chạy intranet là một lựa chọn đúng đắn nhất. Máy chủ intranet sẽ được cài đặt phần mềm và dữ liệu. Các máy trạm (client) sẽ câu vào máy chủ để chạy phần mềm. Sẽ không có hacker nào xâm nhập vào máy chủ intranet để ăn cắp thông tin bệnh viện hay bệnh nhân. Tất nhiên, đồ làm ăn và đồ để chơi là khác nhau, đừng để nhân viên cắm USB hay đút đĩa CD vào máy trạm. Máy chủ có thể bị tổn hại vì virus hoặc một phần mềm trojan nào đó.

Cloud internet:

Khi có một hệ thống cloud đáng tin cậy từ những nhà cung cấp có uy tín như Microsoft, IBM, Amazon… thì các vấn đề về an ninh, không gian lưu trữ không cần phải quan tâm đến. Nhiều ưu thế được nêu ra khi ứng dụng QLBV trên cloud:

Đối với phần mềm được thiết kế chạy Cloud thì sẽ còn nhiều tính năng ưu việt khác.

Các giá trị có thể khai thác từ Cloud:

Chọn Cloud nào?

Nếu là một bệnh viện lớn, có nhiều dữ liệu thì dùng Private Cloud sẽ tốt hơn.

Nếu là những bệnh viện nhỏ như tuyến xã, tuyến huyện và các địa phương vùng sâu, vùng xa, hải đảo… thì việc lựa chọn Public Cloud là tối ưu.


 

Bảng so sánh tính năng khi ứng dụng Cloud so với các phần mềm khác:

Tính năng

Winform

Webform

Cloud

MÁY CHỦ

Mua máy chủ và các phần mềm cho máy chủ

Không

Chi phí vận hành máy chủ

Không

Chi phí phần mềm hỗ trợ máy chú

Không

Phòng máy lạnh cho máy chủ

Không

Nhân viên IT chăm sóc máy chủ

Không

MÁY TRẠM

Máy trạm cần bản quyền Windows

Không

Không

Máy trạm cần cấu hình cao, đắt tiền

Không

Không

Có thể dùng máy tính bảng/ smart phone

Không

PHẦN MỀM

Chi phí đầu tư ban đầu

Có/không

Không

Chi phí trả hàng tháng

Không

Không

Cần cài đặt, hướng dẫn sử dụng

Có/không

Không

Tốn phí bảo trì hàng năm

Không

Có thể dùng mạng internet để vận hành

Không

Chia sẻ dữ liệu tức thời, trực tuyến, toàn cầu

Không

Ứng dụng Datacenter để quản lý dữ liệu tập trung

Không

Không

Chi phí

Đắt

Vừa

Rẻ

Giao tiếp giữa bệnh viện và bệnh nhân

Không

Bệnh án điện tử online

Không

Được cập nhật tự động

Không

Không


 

 CẨM NANG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ

01. Lời nói đầu
02. Cấu trúc phần mềm quản lý bệnh viện
03. Những vấn đề về CNTT của bệnh viện
04. Các thuật ngữ
05. Các vấn đề về tính năng phần mềm
06. Một số vấn đề về kỹ thuật phần mềm
07. Các tiện ích CNTT quản lý bệnh viện
08. Cách chọn phần mềm quản lý bệnh viện
09. Cần chuẩn bị gì cho triển khai hệ thống phần mềm?
10. Chuẩn dữ liệu
11. Số liệu thống kê và khai thác dữ liệu
12. Chi phí cho phần mềm
13. Kinh nghiệm triển khai phần mềm
14. Vấn đề đào tạo kiến thức CNTT y tế
15. Xây dựng một hệ thống y học điện tử quốc gia
16. Tác giả - BS. PHAN XUÂN TRUNG
17. Sơ lược về hệ thống phần mềm YKHOANET