Những điều cần biết khi dùng vitamin

Tác giả : BS. BÙI NGUYÊN KIỂM (Bv. Xanh Pôn – Hà Nội)

Thuật ngữ “Vitamin” được nhà bác học Funk, người Ba Lan đưa ra lần đầu tiên vào năm 1912, có ý dùng để gọi những chất amin sống. Đó là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tổng hợp được, phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Dù chỉ với lượng rất nhỏ, nhưng vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người, bởi nó là những chất xúc tác không thể thiếu trong các quá trình chuyển hóa chất. Vì vậy chúng ta nên biết một số vấn đề cần thiết khi sử dụng vitamin.

1. Vitamin trong thức ăn hay vitamin tổng hợp đều tốt

Xét về mặt cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học, cũng như tính năng tác dụng thì không có sự khác biệt giữa hai loại vitamin này. Hơn nữa, khác với vitamin có trong thức ăn, vitamin tổng hợp sẽ được cơ thể hấp thu 100% qua ruột. Đồng thời, vitamin tổng hợp hết sức an toàn, kể cả những thực phẩm dinh dưỡng gồm hỗn hợp sữa trộn lẫn vitamin dành cho trẻ. Nhưng thực ra, để có đủ vitamin cần thiết cho cơ thể, không cần phải dùng vitamin tổng hợp, mà chỉ cần hàng ngày ăn uống đủ các loại thức ăn giàu vitamin.

2. Nên thường xuyên bổ sung vitamin

Trong quá trình tiến hóa, đa số động vật và con người đã mất đi khả năng tự tổng hợp vitamin, trong khi vitamin vẫn rất cần thiết cho nhiều quá trình trao đổi chất và các phản ứng sinh hóa phức tạp của cơ thể bằng cách giúp các men hoạt động tốt hơn. Do đó, phải thường xuyên bổ sung vitamin cho cơ thể, thông thường nhất là qua đường ăn uống. Nếu không cung cấp đầy đủ vitamin, những men tham gia vào chu trình sống có thành phần vitamin sẽ không hoạt động được và có thể bệnh lý sẽ xuất hiện.

Ngay sau khi thiếu vitamin, sự trao đổi chất trở nên rối loạn, cơ thể bị suy yếu, như trong trường hợp thiếu vitamin B12 sau khi cắt đoạn dạ dày, viêm dây thần kinh; hoặc thiếu vitamin B1 gây suy tim... Nếu được bổ sung vitamin kịp thời, dù bằng đường tiêm hay uống, đều có thể mang lại kết quả khả quan.

3. Dùng vitamin thường xuyên không gây béo phì

Nhiều trường hợp khi cơ thể thiếu vitamin, người ta sẽ ăn nhiều hơn để bổ sung mức vitamin cần thiết và điều này làm tăng cân. Với cuộc sống phát triển ngày nay thì nguyên nhân chủ yếu gây thiếu vitamin là do thiếu vitamin trong khẩu phần ăn. Nguyên nhân vì chúng ta tiêu hao năng lượng do vận động ít hơn, lao động chân tay ít nên ăn ít hơn. Khẩu phần ăn hạn chế này không cung cấp đủ các loại vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Thường là thiếu nhiều loại vitamin cùng một lúc, nên khi điều trị cần phối hợp nhiều loại vitamin. Nếu bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp bình thường hóa quá trình trao đổi chất mà không hề làm tăng trọng lượng cơ thể.

4. Uống vitamin vào sau bữa ăn là tốt nhất

Khi hấp thu vào cơ thể, có 4 loại vitamin phải tan trong mỡ mới hấp thu được, đó là vitamin A, K, D, E. Còn lại là các vitamin tan trong nước. Vì thế, người ta khuyên nên uống các loại vitamin sau bữa ăn.

Có thể uống riêng từng loại vitamin hoặc uống chung một lúc đều được, bởi tất cả chúng đều được hấp thu trong ruột non mà không hề có sự tương tác lẫn nhau.

5. Vitamin không gây dị ứng

Do tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể nên vitamin không phải là chất xa lạ với cơ thể con người. Vitamin không làm hình thành kháng thể, tức là không thể kích thích những phản ứng dị ứng. Vấn đề chủ yếu là liều lượng. Vitamin trở nên nguy hiểm, có thể gây chết người khi tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều cao. Trong trường hợp này, người ta thường tưởng nhầm tác dụng phụ của việc dùng vitamin quá liều là dị ứng.

6. Với liều bình thường, ít có khả năng ngộ độc vitamin

Các vitamin tan trong nước khi thừa đều bài tiết ra ngoài cơ thể theo nước tiểu, như vậy không có sự đe dọa về tình trạng nhiễm độc vitamin. Còn các vitamin tan trong mỡ không thể đào thải qua thận mà lượng thừa đều được dự trữ trong mô mỡ của gan. Khả năng tích lũy của gan lớn nên có thể đủ dự trữ, chịu đựng trong một thời gian dài. Chỉ khi sự quá liều quá lớn, gấp tới hàng nghìn lần mới gây nguy hiểm; Trường hợp này thường xảy ra khi dùng vitamin dạng dầu. Vì thế không nên cho trẻ nhỏ uống vitamin D bằng thìa như khi cho uống dầu cá.

7. Bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa ảnh hưởng đến việc hấp thu vitamin

Quá trình hấp thu vitamin thường diễn ra ở ruột non. Tình trạng bệnh lý mạn tính của dạ dày, ruột sẽ ảnh hưởng căn bản, trực tiếp đến sự hấp thu này. Bệnh lý của túi mật, gan cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu các vitamin tan trong mỡ. Lúc này, thường phải uống liều cao các vitamin tan trong mỡ.

8. Hút thuốc lá làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể

Hút thuốc lá làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể bởi nó làm tăng quá trình khử oxy hóa trong quá trình chuyển hóa chất. Qua nghiên cứu, người ta thấy hàm lượng vitamin C và vitamin E trong máu những người hút thuốc lá thấp hơn 1,5 lần so với người không hút. Hàm lượng các vitamin khác cũng thấp hơn và nhu cầu vitamin của họ tất nhiên cũng cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là liều lượng vitamin cao sẽ chống được tác hại của thuốc lá.

Hơn nữa, người nghiện thuốc lá lại hay bị những bệnh đường tiêu hóa kèm theo, nên quá trình hấp thu vitamin còn bị rối loạn nhiều hơn.

9. Một số vitamin có thể làm chậm quá trình lão hóa

Hàng loạt nghiên cứu về tác dụng chống lão hóa của vitamin đã được thực hiện. Nhưng cho đến nay, chỉ mới có 3 loại vitamin được khẳng định và chứng minh đầy đủ là có tác dụng chống lão hóa hiệu quả trên người, đó là tiền vitamin A (beta-caroten), vitamin E và vitamin C.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sinh khả dụng dạng bào chế đã xác định được công thức phối hợp tối ưu thành phần viên thuốc chống lão hóa gồm: 15mg beta-caroten, 400mg vitamin E, 500mg vitamin C và 50mcg selen. Nếu mỗi ngày, mỗi người uống một viên thuốc có hàm lượng đúng như trên mới thực sự có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa.

Tình trạng thiếu vitamin ảnh hưởng trước hết đến da, tóc và móng chân, móng tay. Để khắc phục, chúng ta phải thường xuyên uống bổ sung vitamin. Vitamin không thể làm con người trẻ ra, nhưng có thể làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Chú thích ảnh: Vitamin trong thức ăn hay tổng hợp đều tốt cả.

Vitamin

"Siêu vitamin D" trị loãng xương
Bùn cống, một nguồn thuốc bổ 
Bảo vệ vitamin C trong rau xanh
Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1
Calcium chống béo phì hiệu quả
Dùng thuốc kiểu vitamin đẩy ngược bệnh Parkinson
Dùng vitamin B1 để điều trị viêm gan
Hạn chế xơ vữa động mạch bằng vitamin E và aspirin
Hỗn hợp vitamin chống mù lòa ở người cao tuổi
Không nên dùng quá nhiều vitamin
Khẳng định khả năng chống ung thư vú của vitamin D
Lạm dụng vitamine, ngoài ngộ độc, còn bệnh gì ? - DS  Nguyễn Hữu Ðức
Món ăn - bài thuốc chữa thiếu vitamin A
Mối liên quan giữa vitamin và bệnh Alzheimez
Một số vitamin không phải là... vitamin
Ngược dòng thời gian để tìm hiểu về vitamin
Những câu chuyện về vitamin
Những hiểm họa đằng sau viên vitamin
Những phát hiện mới nhất về vitamin A và D
Những vitamin giảm nguy cơ cho tim
Những Vitamin và muối khoáng có trong thực phẩm - tạp chí Elle
Những điều cần biết khi dùng vitamin
Nên dùng vitamin B12 thường xuyên
Nước quả để lâu sẽ bị mất vitamin
Nỗi lo ngại quanh việc sử dụng vitamin c
Quá nhiều vitamin A cũng có thể gây nguy hiểm
Quá nhiều vitamin C không tốt cho bệnh nhân viêm khớp
Selen làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang
Sẽ thêm vitamin vào bia?
Thiếu và thừa vitamin A
Thừa và thiếu vitamin D đều nguy hiểm
Trẻ đang bú mẹ cần được bổ sung vitamin D
Trời cho nắng, sao ta chưa phơi!
Tác dụng của vitamin E
Tác hại của thiếu và thừa vitamin A
Uống vitamin không được ăn gan lợn và tôm
Uống đủ vitanmin sẽ không sinh non
Vai trò của vitamin
Vai trò của vitamin & khoáng chất đối với mái tóc của bạn
Vitamin a và chức nắng hàng rào miễn dịch
Vitamin B Ngăn Ngừa Bệnh Tim Mạch
Vitamin B ngăn ngừa gãy xương
Vitamin B ngừa gãy xương sau đột quỵ
Vitamin B12
Vitamin B9 giúp ngăn ngừa chứng đột quỵ và bệnh tim
Vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở phụ nữ
Vitamin C kích thích hoạt động tình dục
Vitamin C làm giảm biến chứng của thai kỳ
Vitamin C thiên nhiên tốt hơn tổng hợp
Vitamin C thiên nhiên tốt hơn tổng hợp
Vitamin có phải là thuốc bổ
Vitamin D - ''chiếc gậy chống'' của người già
Vitamin D - nguồn 'năng lượng mặt trời'
Vitamin D và việc đánh răng giúp giảm nguy cơ bệnh tim
Vitamin E - 'thần dược' cho đàn ông
Vitamin E giúp giảm đau bụng khi hành kinh
Vitamin E giúp người già phòng cảm lạnh
Vitamin E giúp người già tránh được cảm lạnh
Vitamin E không chống được ung thư
Vitamin E: hại nhiều hơn lợi
Vitamin giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với cảm lạnh
Vitamin kiềm chế sự phát triển của HIV
Vitamin thực sự có lợi cho tim
Vitamin và người có tuổi
Vitamin và vần đề dinh dưỡng
Về việc bổ sung nước và vitamin trong mùa rét


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa