VITAMIN A VÀ CHỨC NẮNG HÀNG RÀO MIỄN DỊCH
GS. ĐẶNG PHƯƠNG KIỆT
Những vai trò kinh điển
của vitamin A
Dường như cho đến nay,
vitamin A mới chỉ được biết nhiều về các vai trò được xem là "kinh điển"
(ghi trong các sách giáo khoa) như:
- Vitamin A và thị
giác: Võng mạc
sở dĩ tiếp nhận được ánh sáng là do sắc tố rhodopin chứa trong các tế bào,
gây nhạy cảm với ánh sáng cường độ thấp, và sắc tố iodopsin trong các tế bào
hình nón nhạy cảm với các màu sắc và với ánh sáng cường độ cao. Vitamin A
được tổng hợp từ chất 11 - cio - retinal một sản phẩm một mặt do phân hủy
của bản thân sắc tố rhodopsin. Mặt khác do chuyển dạng retinol có trong
huyết tương. Năng lượng do quang tử ánh sáng tác động vào các sắc tố này tạo
thành năng lượng, thúc đẩy luồng thần kinh đi từ các dây thần kinh thị giác
lên tới não; và kết quả là cho ta thị giác.
- Vitamin A và màng tế
bào: Vitamin A
tỏ ra cần thiết cho tính ổn định của màng: Cả hai trường hợp thiếu và thừa
vitamin A đều dẫn tới hậu quả làm vỡ các màng tiêu thể - vốn là một bộ phận
quan trọng của mỗi tế bào. Khi màng tiêu thể vỡ, sẽ giải phóng các enzym
(hydrolaza) với hậu quả cực kỳ nguy hiểm là làm tiêu hủy chính tế bào đó (tự
hủy tế bào).
- Vitamin A, ngoài vai trò
trong quá trình Keratin hóa, sừng hóa, chuyển hóa xương, sinh tinh trùng,
hình thành niêm dịch, còn có vai trò đặc biệt trong quá trình làm tăng
sinh các tế bào đáy, cốt lỏi của sự đổi mới các biểu mô, trong đó có
biểu mô hệ hô hấp và nhất là biểu mô giác mạc. Điều dễ hiểu là ở trẻ
em, khi thiếu vitamin A ở mức độ nào đó, thì dễ gây ra chứng khô, nhuyễn
giác mạc với biến chứng viêm, loét, thủng giác mạc và mù.
"Chức năng hàng rào"
của vitamin A: chống nhiễm khuẩn hô hấp
Điều đã được khẳng định:
Vitamin A có vai trò quan trọng trong điều hòa khả năng miễn dịch. Nhiều
bằng chứng cho thấy tình trạng đáp ứng miễn dịch sút kém đã xảy ra, ở những
người thiếu vitamin A, đặc biệt ở trẻ em, cũng như trên súc vật thực nghiệm
- Song, ta còn ít biết đến "chức năng hàng rào" (barrier funetion) của tế
bào biểu mô ở người thiếu vitamin A.
Trên nguyên tắc thì vi
khuẩn phải bám được vào tế bào niêm mạc, trước khi có thể xâm lấn cơ thể.
Những thay đổi hình thái và quá trình đổi mới (turover) tế bào biểu
mô hô hấp trong trường hợp thiếu vitamin A chỉ ra rằng: khả năng ngăn ngừa
vi khuẩn gây bệnh xâm lấn của tế bào biểu mô hô hấp đã bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu sau đây là một
bằng chứng thật hấp dẫn. Ba nhóm trẻ đã được quan sát (Theo Chancha R.K -
T5ap chí Bác sĩit, Med four 1998, 1 Oct):
- Nhóm A0:
không thiếu vitamin A, lượng vitamin này trong bữa ăn (được quan sát trong 3
ngày) là 321 44 đơn vị retinol, với lượng retinol trong huyết thanh là 2,2
0,3 micromol trong 1 lít.
- Nhóm A1:
thiếu ít với các trị số tương ứng là 201 29 và 1,1 0,1.
- Nhóm A2:
thiếu nhiều thì các trị nói trên ở mức rất thấp: 186 22 và 0,4 0,1.
Quan sát lâm sàng thấy:
nhóm A2 có 9 trẻ khô mắt, 4 mờ giác mạc; nhóm A1 có 4
và 1; còn nhóm A0 hoàn toàn bình thường.
Mặt khác, và đây là điều
quan trọng: số vi khuẩn bám dính vào tế bào biểu mô hô hấp ở ba nhóm lần
lượt là: A0: 4,8 0,6; A1: 7,9 1 và A2: 10,3
0,8.
Như vậy lượng vi khuẩn
bám vào biểu mô hô hấp ở trẻ thiếu nhiều vitamin A tăng gấp hơn 2 lần
so với nhóm trẻ không thiếu vitamin A.
Như vậy: Bề mặt tế bào
biểu mô hô hấp ở trẻ thiếu vitamin A đã cho phép sử dụng gia tăng cư trú của
vi khuẩn, giúp chúng dễ dàng xâm nhập qua niêm mạc và dẫn tới nguy cơ nhiễm
trùng toàn thân, đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp.
Việc bổ sung vitamin A
cho trẻ em chẳng những giúp tăng cường dinh dưỡng, mà có lẽ điều quan trọng
hơn còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp cấp - là một nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh và gây tử vong ở trẻ em nước ta hiện nay.