KHẢO SÁT TÌNH DỤC HỌC - BS HỒ ĐẮC DUY
Lạ gì đôi lứa vừa xuân
Ai hay rơm bén lửa gần với nhau ?
trong tác phẩm Nhị Độ Mai
BS HỒ ĐẮC DUY
Truyện này do tác giả Khuyết Danh Việt Nam dựa theo cốt truyện Trung hiếu tiết nghĩa “Nhị độ mai”, diễn theo thể văn lục bát, lấy nhan đề là “Nhị độ mai” vì trong truyện có đoạn hoa mai nở hai lần, được truyền làm giai thoại. Truyện gồm có 2816 câu, không kể thơ.
Trong tác phẩm văn học cổ điễn này, đã từng một thời đi sâu, phổ biến trong xã hội, qua các thể diễn ngâm hay nói vè là một lối giải trí, mua vui cho người dân, có dề cập đến hai vấn đề trong xã hội bấy giờ quan tâm: Quan hệ giữa Nam - Nữ và việc Mua gái về làm tỳ thiếp.
Nội dung của câu truyện
Đời Đường Đức Tông (780 - 805) có Mai Bá Cao, tri huyện Lịch thành, vốn người thanh liêm trung trực. Bấy giờ trong triều có hai gian thần là Lư Kỷ, Hoàng Tung. Ông vốn căm ghét, chỉ mong có dịp sẽ ra tay trừ khử. Về đến Kinh, nhân Lư Kỷ mở tiệc thọ sáu mươi, bất đắc dĩ ông phải đến mừng, lúc tiếp chuyện, ông có ý chỉ trích mạt sát. Lư Kỷ căm tức, lập tâm hãm hại.
Nhân có giặc Thát phạm cõi, Lư Kỷ mật tâu vu cho Mai công giao thông với giặc. Vua Đường truyền đem chém, Lư Kỷ tâu xin cử Phùng Lạc Thiên và Trần Đông Sơ là hai bạn của Mai công đi đánh giặc Thát. Mai Công tâu hai văn thần không quen việc binh, vả lại giặc Thát không cần đánh, chỉ đem thóc kho phát cho dân đối và chém đầu hai gã Lư, Hoàng để trừ kẻ gian thần làm lầm việc nước, khắc là giặc Thát quy hàng. Vì đã tin lời Lư Kỷ tâu hót trước vua Đường nổi giận, bèn truyền đem hành hình và cách chức họ Trần, họ Phùng, lại ra mật lệnh truy nã cả nhà họ Mai. Mai phu nhân dược tin cùng công tử trốn thoát. Công tử Mai Lương Ngọc và tên hầu Vương Hỉ Đồng định đến lánh nạn ở nhà bố vợ chưa cưới là Hầu Loan, đương làm tri huyện Nghi Trưng. Muốn thử bụng họ Hầu, Hỉ Đồng mặc giả làm Mai sinh vào kể tình đầu. Hầu Loan trở mặt sai bắt, đợi giải nộp để lấy công. Mai sinh nghĩ thấy cực thân liền tự ải trên cành cây; may có nhà sư cứu sống, nuôi cho ở chùa, giúp việc trồng cảnh vun hoa. Từ đó Mai sinh đổi tên là Hỉ Đồng
Một hôm Trần Đông Sơ – chính là em nhà sư – sang chơi chùa, thấy vườn cảnh nhà chùa tươi đẹp bèn xin nhà sư đem Mai sinh về làm vườn. Hôm giỗ đầu Mai công, Trần công nhớ thương bạn cũ, sửa lễ cúng ở ngoài vườn, khấn thầm: Nếu họ Mai còn dòng dõi nên người thì xin hoa mai nở bội thường. Không ngờ đêm hôm ấy, mưa to gió lớn hoa mai rụng hết. Trần công chán nản cuộc đời định theo anh xuất gia đầu Phật. Con gái là Hạnh Nguyên can không được, nàng xin cầu khấn cho hoa mai nở hai lần. Ba hôm sau, hoa mai lại nở, so với lần trước có phần mỹ mãn hơn. Trần công mừng, truyền làm tiệc thưởng mai vịnh thơ. Bỗng thấy trên vách hoa đình đã có thơ đề, hỏi ra là của Hỉ Đồng, mọi người bèn cứ theo đó hoạ vần; từ đấy Hỉ Đồng được biệt đãi. Sau vì có sự tò mò của một đứa gái ở, mới rõ Hỉ Đồng chính là Mai công tử.
Bấy giờ có nước Sa Đà động binh; Lư tâu bắt con gái Trần công là Hạnh Nguyên đi cống. Đi đến Lạc Nhạn đà, Hạnh Nguyên gieo mình tự vẫn, trôi giạt vào nhà Châu Bá Phù, được nhận làm con gái nuôi, cùng ở với Châu tiểu thơ là Vân Anh. Mai sinh cùng Xuân sinh – con trai Trần công – đi tiễn Hạnh Nguyên giữa đường gặp cướp, hai người lạc nhau. Mai sinh bị cướp bóc lột, ngồi ở bờ sông, bỗng có quan thuyền trẩy qua bị bắt xuống xét hỏi. Thì ra là Phùng Lạc Thiên về kinh phục chức. Mai sinh không dám nói thật liền khai tên là Mục Vinh. Thấy Mục Vinh có tài văn chương mới cho chàng về quê để học tập để đi thi, viết thư kín cho phu nhân, định sẽ gả Vân Anh cho chàng. Nhân thế Mai sinh được gặp Hạnh Nguyên ở nhà họ Châu. Còn Xuân sinh, sau khi bị cướp, lạc bạn lẻ loi, đã liều thân đâm đầu xuống sông tự vẫn. Nhờ ngư bà cứu đem về nuôi và hứa gả con gái nuôi là Ngọc Thư. Trên một chuyến đi nàng bị Giang Khôi một tên hiếu sắc cướp về làm vợ ....Sau bỗng vì sự kiện cáo, tình cờ gặp Khâu Đề đốc – mới mạo tên là Khâu Khôi – lại đính hôn với Khâu tiểu thư Vân Tiên.
Hai người đi thi, Mục Vinh tức Mai sinh đỗ Trạng nguyên, Khâu Khôi tức Xuân sinh đỗ Bảng nhãn. Lư Kỷ ép gã con gái cho Khâu Khôi, chàng từ chối đã có vợ không chịu lấy; Lư Kỷ giận bắt bỏ ngục, định sẽ vu tấu để bắt tội....
Quan hệ giữa Nam và Nữ trong xã hội Việt Nam trước thế kỷ 20, dưới ảnh hương Nho Giáo dược xác định một cách rõ ràng: Nam Nữ thọ thọ bất thân, vượt qua cái ngưỡng đó là vi phạm đạo đức. Trong tác phẩm Nhị Độ Mai thì chuyện tình giữa Ngọc Thư và Xuân sinh tác giã đã vượt qua cái vòng lễ giáo đó và chứng minh rằng tình yêu của họ là trong sáng bởi vì họ biết cách tự kiềm chế những bản năng tình dục
Nam nữ đang ở độ tuổi xuân thì mà cận kề gần nhau thì ắc phải có chuyện nguyệt hoa khi mà tác giả đã đặt nghi vấn đễ giải quyết:
Lạ gì đôi lứa vừa xuân
Ai hay rơm bén lửa gần với nhau?
Với nhan sắc và cái đẹp thuần hậu của một cô gái đang xuân Hạnh Nguyên không phải lồ lộ hấp dẫn như nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều:
Bóng gương lấp loáng dưới mành
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.
mà là:
Người đâu trong ngọc trắng ngà
Mặt vành vạnh nguyệt, tóc ngà ngà mây.
Lập lòe mớ dình mớ thay
Sắc xiêm hoa dệt, nét giày phượng thêu,
A hoàn một lũ nối theo
Quat tha thước phẩy, lò dìu dặt mang.
Xa xa thoang thoảng mùi hương
Thì Mai sinh trong tác phẩm Nhị Độ Mai cũng chỉ dừng lại ở chuyện tương tư mà thôi:
Tất riêng, riêng những mơ màng
Chữ tư đề dưới chữ tương ngày ngày
Còn đối vơi Ngọc Thư là một cô gái con một lão ngư dân, sống rày đây mai đó trên sông nước với dáng dấp:
Thẹn thùng lững thững chân dời
Nàng e còn dứng, chàng coi đã tường
Quả nhiên nhan sắc dị thường
Mai hình tú bộ khác phường ngư gia
Xuân sinh lại có cơ hội là luôn luôn sống bên cạnh người yêu trong một khoan thuyền chật hẹp việc đụng chạm hàng ngày không thể nào tránh khỏi và những tình huống hết sức dễ sa ngã vào đường ong bướm:
Người yểu điệu, kẻ tài hoa
Khi vào sát áo khi ra chạm quần
Ấy thế mà họ vẫn giữ được lòng trong sáng trong suốt nhiều năm cho đến ngày cưới:
Nực cười thay thứ ngư gia
Sớm qua Tầm Thủy, tối về Hán San.
Ca chèo nhịp nhặt, nhịp khoan
Trăng tròn sau lái, gió đàn trước song.
Vấn đề thứ hai mà tác giả nêu ra trong xã hội loạn lạc thời bấy giờ là cướp gái đẹp giữa đường của Giang Khôi.
Giang Khôi một tên hiếu sắc dâm dục mới trông thấy Ngoc Thư đã nỗi lòng tà dâm hoa bướm
Trông sang nhác thấy Ngọc Thư
Xúm quanh rắn ếch, bườm hoa động lòng
Y cho gia nhân cướp nàng mang về thuyền
Khuyễn Ưng một lũ mắt đưa
Để phong bac, bắt Ngọc Thư đem về
Vụ bắt cóc gái đẹp táo bạo của Giang Khôi
Trên mui ngồi tót một người
Nghênh ngang dáng cậu, nói cười giọng quan
Một thuyền vâng dạ đã rân
Tiểu hầu, đầy tớ một đàn như rươi.
Khoe khoang nữa tất đến trời
Quần hồ sột soạt, áo mồi trai tơ.....
Đặt ra một meo hư không
Bạc năm mươi lạng một phong sẵn sàng.
Giao cho đầy tớ đưa sang
Mua làm tiểu thiếp, mong đường ép duyên...
Để phong bạc, bắt Ngọc Thư đem về
Tiếng nàng kêu dậy vang sông
Rất may cho nàng là: “ Liễu dù gặp gió, sen chưa nhuốm bùn ”.
Nhị Độ Mai là một trong các tác phẩm khuyết danh cổ trong kho tàng văn hóa nước ta với một nội dung đơn giản nói về trung hiếu, tiết nghĩa, luân thường,đạo đức, cái thiện luôn luôn thắng cái ác và với một lối hành văn bình dân, chất phát, phổ thông không cầu kỳ và điễn tích.
Hai vấn đề mà tác giả nêu ra trong tác phẩm đứng về phương diện đạo đức xã hội và khả năng tự kiềm chế bản năng tính dục của tuổi thanh thiếu niên là một tấm gương cho tuổi mới lớn, dậy thì trước cho trào lưu tính dục buông thả, không an toàn trong thời đại hiện nay khi mà các trường hợp phá thai vànhiễm HIV ở tuổi thanh thiếu niên đang có chiều hướng gia tăng.
BS HỒ ĐẮC DUY