THẢM MỸ - BS TRẦN THIỆN TƯ


Những điều cần biết về phẫu thuật thẩm mỹ (phần 30)

Chương 4: Xóa nốt ruồi, vết xăm

Điều trị nốt ruồi ở đuôi mắt

"Tôi có một nốt ruồi đường kính 0,5 cm ở phía dưới đuôi mắt. Không biết có phải là do nốt ruồi này không mà tôi gặp rất nhiều chuyện buồn về tình cảm. Tôi muốn phá nó được không? Có sợ chuyển thành ung thư không? Sau khi phá, mặt có sẹo xấu lắm không?".

Nốt ruồi ở dưới đuôi mắt là nốt ruồi được nhiều người yêu cầu xóa đi nhất. Có thể nơi đó gần mắt, gần nơi nước mắt chảy xuống mà người ta nghĩ nốt ruồi này sẽ khiến họ gặp nhiều chuyện buồn. Không chỉ ở phái nữ mà nhiều người phái nam, lớn tuổi cũng muốn xóa nốt ruồi ở vị trí này sau một vài chuyện không may về tình cảm. Ngược lại, đối với các nốt ruồi ở vị trí khác (quanh miệng, dưới cằm) thì ít người muốn xóa.

Nốt ruồi ở mặt hay ở bất cứ chỗ nào khác trên cơ thể đều có thể xóa được bằng nhiều cách: đốt bằng điện, bằng tia laser, hay mổ cắt bỏ giống như mổ một khối u thông thường. Một số nốt ruồi nhỏ có thể được hủy bỏ bằng cách dùng hóa chất chấm lên nhiều lần. Nhưng dù làm bất cứ cách nào, xóa nốt ruồi cũng là một thủ thuật ngoại khoa, tức là người thực hiện phải có kiến thức về y khoa và phẫu thuật. Họ phải hiểu rõ nguyên tắc vô trùng, thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối để tránh làm mủ, sẹo xấu nơi xóa. Họ phải biết nên cắt bỏ phần nào, nơi nào phải thận trọng khi cắt, biết cách phân biệt nốt ruồi bình thường với ung thư tế bào đáy ở da như thế nào; sau khi cắt có nên thử giải phẫu bệnh xem phải là ung thư da không, khi ung thư phải điều trị ra sao...

Nói thì nghe dài dòng như vậy, nhưng cách thực hiện thì đơn giản thôi: Bạn đến một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ có uy tín, và một lúc sau có thể ra về với nốt ruồi biến mất hoàn toàn.

Việc nốt ruồi quá to hoặc cơ thể bạn đang bị một bệnh gì đó có thể gây trở ngại cho phẫu thuật hoặc ảnh hưởng đến việc lành sẹo về sau. Bạn nên làm một số xét nghiệm và điều trị cho cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh trước khi xóa nốt ruồi.

Việc xóa nốt ruồi không gây ung thư nếu thực hiện đúng kỹ thuật. Sau khi xóa, sẹo rất nhỏ và một số trường hợp hầu như không thấy. Nốt ruồi của bạn xóa được, không sợ sẹo xấu và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe về sau.

Nốt ruồi ở mi mắt

"Từ lâu, mi mắt dưới của tôi có một nốt ruồi nhỏ, màu đen, sát lông mi. Cách đây vài tháng, tự nhiên nốt ruồi lớn lên nhanh thành một khối đen, rộng khoảng 1 cm, làm mi mắt rất khó chịu. Tôi năm nay 50 tuổi, huyết áp cao và hở van tim; có nên mổ cắt nốt ruồi này không?".

Đa số nốt ruồi các khối u ở mi mắt là u lành (chiếm 75%). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chuyển sang ung thư da (loại ung thư tế bào đen). Loại ung thư này thường ở da vùng má và lan rộng lên mi mắt. Khối u đột nhiên lớn nhanh lên trong một thời gian ngắn, có thể chuyển sang ung thư. Cần phải phẫu thuật cắt rộng quanh u, gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm để chẩn đoán và xác định điều trị tiếp nếu cần.

Trường hợp bệnh nhân bị huyết áp cao và hở van tim, nên điều trị tích cực cho huyết áp ổn định; khi phẫu thuật, cần thực hiện vô trùng tuyệt đối, tránh dùng thuốc ảnh hưởng đến tim; dùng kháng sinh trước, trong và sau khi mổ đề phòng viêm nội tâm mạc. Với sự chuẩn bị kỹ như vậy thì chắc không có gì nguy hiểm khi mổ đâu.

Nốt ruồi dễ bị chảy máu ở da mặt

"Thưa bác sĩ, tôi năm nay 60 tuổi; từ hai tháng nay ở má phải tự nhiên nổi lên nốt ruồi, không đen lắm, rất dễ chảy máu khi chạm đến. Nốt ruồi này lớn khá nhanh so với các nốt ruồi khác ở mặt. Như vậy có gì nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?".

Trường hợp bệnh u da mặt của ông có thể không phải nốt ruồi bình thường mà là một dạng bướu ngoài da, có nhiều khả năng là u lành tính (thường được gọi là u nhú hay bướu gai). U lớn nhanh, ông nên điều trị sớm. Cách điều trị là cắt bỏ u bằng dao mổ thường hay dao điện. Phẫu thuật rất đơn giản, khối u cắt ra nên gửi thử giải phẫu bệnh để loại trừ trường hợp bệnh ung thư da, cần phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi mổ.

Điều trị các nốt đen trên mặt

"Tôi năm nay 32 tuổi, trên mặt gần đây có nhiều nốt ruồi đen quá, vậy có gì nguy hiểm không? Phải điều trị như thế nào, xin bác sĩ vui lòng cho biết?".

Các nốt ruồi đen trên mặt ở tuổi bạn khá nhiều, không biết có phải là do bạn làm việc nhiều ngoài nắng hay làm trong các cơ sở công nghiệp, tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại (có trong ánh nắng mặt trời và một số máy móc công nghiệp). Nốt đen trên mặt không chỉ làm cho mặt bị xấu đi mà còn có thể chuyển biến thành ung thư da về sau. Do đó, nên giải quyết xóa các nốt đen này bằng đốt điện hay phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, có thể lấy tổ chức đen này thử giải phẫu bệnh để phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư da.

Càng ngày, nguy cơ bệnh ung thư da càng lớn, có thể do công việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng và do hóa chất công nghiệp thải ra trong không khí, khiến khả năng ngăn chặn tia tử ngoại của tầng ozon kém hơn lúc trước. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.


Biến đổi da khi lớn
Chống nếp nhăn ở mặt
Các loại mụn
Có nên vừa lột da mặt vừa căng da mặt?
Căng da mặt.
Hút mỡ bụng
Hút mỡ và nâng ngực
Mũi
Phẫu thuật da mặt ở người cao tuổi
Phẫu thuật nâng ngực
Phẫu thuật xóa vết xăm
Thuật cà sẹo
Tái tạo da mặt
Vitamin C và sự lão hóa
Vitamin E và sự lão hóa
Xóa nốt ruồi, vết xăm
Điều trị da mặt
Điều trị sẹo
Điều trị sẹo mụn
Điều trị thu nhỏ tuyến vú ở phái nam
Điều trị tật vành tai.
Đôi điều về phẫu thuật thẩm mỹ
Ảnh hưởng của thuốc là đối với da


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO