VACCIN chống bệnh tiểu đường

Tác giả : Thạc sĩ dược học BÙI KIM TÂN

1. Chuyện tình cờ

Daniel Kaufman là chuyên gia nghiên cứu về thần kinh thuộc trường Đại học San Diego, California, Mỹ. Năm 1990, trong một lần tình cờ vào thư viện của trường đại học, thấy một tờ tạp chí rơi lăn lóc dưới chân, Kaufman bèn nhặt lên, trong đó có đăng một bài viết về bệnh tiểu đường type I. Bài báo đề cập tới một loại protein trong tế bào beta của tụy tạng, nó cũng có trong não và là đề tài mà ông đang nghiên cứu. Thế là Kaufman nảy ra ý tưởng chuyển hướng nghiên cứu về bệnh tiểu đường.

2. Vaccin chống bệnh tiểu đường type I

Khi có protein lạ xuất hiện (gọi là kháng nguyên), hệ miễn nhiễm sẽ tạo ra những kháng thể để tiêu diệt nó. Ở một số người, hệ miễn nhiễm nhận lầm protein GAD của tế bào beta là “kẻ lạ” nên cũng tiêu diệt luôn. Tế bào beta của tụy tạng tiết ra insulin để điều hòa sự chuyển hóa glucoz. Khi chúng bị tiêu hủy dần dần sẽ khiến cơ thể thiếu insulin, sinh bệnh tiểu đường type I.

Kaufman đã tham gia vào nhóm nghiên cứu của Đại học Y khoa UCLA để tìm cách ứng dụng thực tiễn vào bệnh tiểu đường. Năm 1993, các nhà nghiên cứu đã tiêm cho chuột thí nghiệm một lượng nhỏ GAD. Họ thấy rằng hệ miễn nhiễm của chuột đã sắp xếp lại trình tự amino acid của protein này, khiến GAD không còn là “kẻ lạ” và tế bào beta không bị tiêu hủy nữa. Từ cơ sở đó áp dụng công nghệ sinh học để tinh chế và cải tiến nhằm tăng tốc “thuần hóa” hệ miễn nhiễm. Thay vì chỉ làm công việc thay thế, protein này còn kích thích tế bào beta tiết ra một chất làm ngưng sự tiêu hủy; Vì vậy nó được coi như vaccin chống bệnh tiểu đường type I.

Ở một số người, bệnh tiểu đường type I có thể xảy ra từ thời niên thiếu, nhưng thường chỉ được phát hiện khi có triệu chứng rõ rệt. Nếu dùng vaccin Kaufman sớm, lượng tế bào beta bị tiêu hủy còn ít sẽ giúp bệnh ổn định và không gây biến chứng. Kết quả nghiên cứu đã được xác nhận tại buổi họp của Hội Tiểu đường Mỹ vào tháng 7/2003. Vaccin của Kaufman đã được công ty Diamyd Medical (Thụy Điển) mua bản quyền.

3. Thuốc phát hiện bệnh tiểu đường

Nhóm Kaufman cũng đã nghiên cứu thành công một loại thuốc thử để phát hiện sớm những người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Test này giúp người ta biết đối tượng “sẽ” hoặc “chớm” bị bệnh tiểu đường, giúp người bệnh thay đổi nếp sống hoặc có chế độ ăn kiêng để quản lý tốt glucoz-huyết.

4. Sầu đâu có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường?

Cần phân biệt sầu đâu hoa trắng (Azadiracta indica) với sầu đâu hoa tím (tức là cây xoan, có tính độc). Ở nước ta, đọt và lá non sầu đâu hoa trắng thường dùng làm món gỏi sầu đâu. Theo Indian J Physio - Pharmacol 2000, sầu đâu hoa trắng có tác dụng làm giảm glucoz - huyết của thỏ bị bệnh tiểu đường. Nếu cho chuột sử dụng sầu đâu 2 tuần trước khi gây bệnh bằng hóa chất, chuột cũng không bị bệnh tiểu đường. Đây là một phát hiện rất mới, tiếc rằng chưa được nghiên cứu sâu hơn.

5. Muốn quản lý glucoz - huyết tốt, cần áp dụng một số nguyên tắc sau đây:

- Kiểm tra thường xuyên glucoz - huyết.

- Chọn lựa các loại thức ăn sao cho glucoz - huyết ít dao động sau bữa ăn. Có thể tra cứu thực đơn theo các chuyên gia dinh dưỡng như bác sĩ Nguyễn Lân Đính hay bác sĩ Nguyễn Kim Hưng; Hoặc áp dụng thực đơn “Ăn kiêng mà không kiêng” trong quyển Món ăn - bài thuốc của DS. Bùi Kim Tùng (quyển 7 với chuyên đề bệnh tiểu đường).

- Thay đổi nếp sống, giữ tinh thần thoải mái.

- Vận động cơ bắp nhiều hơn.

- Dùng thuốc theo phương châm “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng cách, đúng liều, đúng giờ.

- Bệnh nhân cần có tinh thần tự giác cao, biết cách tự phối hợp giữa thuốc + ăn uống + nếp sống + vận động.

Chú thích ảnh: Xét nghiệm máu và nước tiểu để chẩn đoán tiểu đường là biện pháp chính xác nhất.  

 

Vaccine

Bệnh Dại và Vacxin
Chế tạo thành công vacxin chống tụ cầu vàng
Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?
Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Các loại vaccin
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
Cẩn thận khi tiêm cùng lúc nhiều loại vacxin
Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong
Hãng GenVec nghiên cứu thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2
Khi bị chó cắn
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
Lần đầu tiên Việt Nam cho phép lưu hành vacxin phòng cúm
Lịch tiêm chủng
Người lớn vẫn cần tiêm vacxin phòng bệnh
Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rubela
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin
Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người
Sản xuất vacxin viêm gan A, B bằng công nghệ gene
Sắp có vacxin phòng cúm dạng xịt mũi
Tanic - vacxin đầu tiên giúp bỏ thuốc lá
Thiếu vacxin DTC làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Tin vui cho người nghiện thuốc lá: Vắc xin cai thuốc!
Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
Tiêm phòng sởi rồi vẫn mắc bệnh?
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
Tìm hiểu bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?
VACCIN chống bệnh tiểu đường
Vacxin hôm qua và hôm nay
Vacxin mới phòng viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Vacxin phối hợp
Virus trong vacxin phòng bại liệt đường uống có thể gây bệnh
Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm nhưng có thể đề phòng
Việt Nam thử nghiệm vacxin phòng viêm gan B thế hệ 3
Vì sao vaccin ngừa bệnh sốt bại liệt lại có tên là Sabin
Ấn Độ thử nghiệm một loại vaccin AIDS mới


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa