Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người


 
Gần đây, theo nhận định của các tổ chức Quốc tế FAO, OIE và các chuyên gia thú y thì dịch cúm gia cầm trong khu vực và trên thế giới vẫn còn đang xảy ra trong thời gian tới. Bộ Y tế Việt Nam cũng cho rằng có khả năng cúm A H5N1 sẽ bùng phát thành dịch vào mùa đông - xuân 2005 - 2006; đáng lo ngại là virus cúm A H5N1 đã có biến đổi, khả năng dễ lây nhiểm cho con người hơn. Chính vì vậy, với mục tiêu cơ bản là bảo vệ con người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chọn Tiền Giang và Nam Định là hai tỉnh đầu tiên trong cả nước được triển khai tiêm phòng vaccin cúm gia cầm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y.

            PV: Thưa ông, việc tiêm vaccin cúm gia cầm là điều mới mẻ, được chọn làm điểm, Tiền Giang vừa mừng vừa lo. Vậy xin Ông cho biết lợi ích của việc tiêm phòng này?

            Ông Bùi Quang Anh: Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2005 đến nay, Tiền Giang là tỉnh làm tốt công tác quản lý tốt đàn gia cầm và xúc tiến việc tập huấn cho cán bộ thú y các ngành về các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm. Do đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất tin tưởng rằng Tiền Giang sẽ làm tốt công tác tiêm phòng vaccin đợt này, để từ đây rút kinh nghiệm thực hiện cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; (còn Nam Định là điểm cho khu vực đồng bằng sông Hồng).

            Đối tượng tiêm lần này là con gà và vịt (chưa tiêm phòng cho ngan, ngỗng, bồ câu, cút). Mục tiêu chính của việc tiêm vaccin là nhằm bảo vệ con người nên cần phải quản lý chặt chẽ đàn gia cầm và tổ chức tiêm đến tận hộ chăn nuôi gia đình. Đây là nhiệm vụ lớn nên được Bộ Y tế và Chính phủ rất quan tâm chỉ cho Bộ NN&PTNT cùng các tỉnh, thành thực hiện.

            Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy công tác tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là rất cần thiết và có lợi vì bảo vệ được sản xuất, quan trọng hơn là bảo vệ được sức khoẻ và tính mạng con người. Nếu tính toán cụ thể về mặt kinh tế thì với gần 3 triệu con gia cầm của Tiền Giang, chi phí tiêm vaccin khoảng 2 tỷ đồng; còn nếu để dịch sảy ra thì thiệt hại sẽ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Song, đây là vấn đề mới mẻ nên không tránh khỏi những ý kiến của cơ sở, địa phương còn băng khoăn về tác dụng, hiệu quả,... của vaccin cũng như làm sao quản lý đàn gia cầm sau khi tiêm.

            Qui định chặt chẽ của việc tiêm vaccin là phải nhốt được đàn gia cầm để theo dõi và nên sử dụng thịt gia cầm sau 30 ngày tiêm vaccin. Như vậy, vấn đề quan trọng mà tỉnh cần làm là tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết của tiêm vaccin và song song đó công tác quản lý Nhà nước phải thật tốt. Để đạt được kết quả, cần có sự chỉ đạo chặt sẽ, sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể.

            Nhân đây, Cục thú y cũng thông báo là đã nhập vaccin từ nước ngoài vào Việt Nam từ tháng 2-2005, chủ động thử nghiệm và đã tiêm cho 2,7 triệu liều cho các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chăn nuôi ở Việt Nam, cho thấy kết quả tốt. Chúng tôi đã bàn với các nhà khoa học và các Công ty trong nước sẽ tiến hành sản xuất vaccin cúm gia cầm để chủ động nguồn thuốc tại chổ.

            PV: Có ý kiến lo ngại rằng, nếu quản lý không chặt gà - vịt tiêm vaccin chưa đủ 30 ngày mà đưa ra thị trường tiêu thụ thì có hại cho sức khỏe người dân hay không?

            Ông Bùi Quang Anh: Qua thử nghiệm thì vaccin này hoàn toàn không độc với gà - vịt và con người. Ngành Thú y sẽ qui định 30 ngày sau khi tiêm để chúng ta dùng thịt gà - vịt bảo đảm ngon, hợp vệ sinh và an toàn hơn; vì vậy bà con nên tuân thủ đúng quy định này. Trong thời gian tiêm vaccin cho gà - vịt đẻ trứng thì vẫn tiêu thụ bình thường.

            Cần lưu ý trong trường hợp tiêm phòng khẩn cấp khi dịch sảy ra thì tổ chức tiêm xung quanh ổ dịch trong vòng bán kính 3km, để bao vây, ngăn chặn sự lây lan ra bên ngoài; nhưng vẫn phải áp dụng biện pháp tiêu hủy đàn gia cầm bị bệnh.

            PV: Xin cảm ơn ông.

HƯƠNG THU

Vaccine

Bệnh Dại và Vacxin
Chế tạo thành công vacxin chống tụ cầu vàng
Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?
Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Các loại vaccin
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
Cẩn thận khi tiêm cùng lúc nhiều loại vacxin
Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong
Hãng GenVec nghiên cứu thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2
Khi bị chó cắn
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
Lần đầu tiên Việt Nam cho phép lưu hành vacxin phòng cúm
Lịch tiêm chủng
Người lớn vẫn cần tiêm vacxin phòng bệnh
Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rubela
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin
Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người
Sản xuất vacxin viêm gan A, B bằng công nghệ gene
Sắp có vacxin phòng cúm dạng xịt mũi
Tanic - vacxin đầu tiên giúp bỏ thuốc lá
Thiếu vacxin DTC làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Tin vui cho người nghiện thuốc lá: Vắc xin cai thuốc!
Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
Tiêm phòng sởi rồi vẫn mắc bệnh?
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
Tìm hiểu bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?
VACCIN chống bệnh tiểu đường
Vacxin hôm qua và hôm nay
Vacxin mới phòng viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Vacxin phối hợp
Virus trong vacxin phòng bại liệt đường uống có thể gây bệnh
Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm nhưng có thể đề phòng
Việt Nam thử nghiệm vacxin phòng viêm gan B thế hệ 3
Vì sao vaccin ngừa bệnh sốt bại liệt lại có tên là Sabin
Ấn Độ thử nghiệm một loại vaccin AIDS mới


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa