Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B

Phụ nữ có thai vào tháng thứ 6 đều cần phải được tầm soát trước về virus viêm gan.

Trên thế giới ước tính có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B, gọi tắt là HBV. Trong số 250 triệu người nhiễm HBV mạn tính của châu Á - Thái Bình Dương thì Việt Nam chiếm tới 10 - 14%. Hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao của thế giới (từ 8 - 12%). Trong đó, 10 - 15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mạn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan.

 
HBV (hepatitis B virus) là loại virus duy nhất có cấu trúc AND có khả năng lây truyền chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Khả năng lây lan của HBV mạnh gấp 100 lần virus HIV. Vì vậy, chỉ cần một xây xát nhỏ trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với máu người nhiễm virus (kim tiêm, kim châm cứu, dụng cụ y tế, cắt móng tay, bàn chải đánh răng...) cũng là lối vào rất thuận lợi cho mầm bệnh.

Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virus HBV cũng đều trở thành người bệnh. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng tự bảo vệ của từng cơ thể. Có nhiều người đã chung sống với HBV cả đời nhưng không hề bị viêm gan. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1,5 - 3 tháng và có khả năng trở thành mạn tính (5% ở người lớn và 100% ở trẻ em). Ngoài các biểu hiện lâm sàng dễ nhận thấy (đau, sốt, vàng da), việc chẩn đoán bệnh chủ yếu phải căn cứ vào các xét nghiệm huyết thanh.

Phòng bệnh và điều trị

- Tiêm chủng vaccin: Sau khi tiêm vaccin, để đánh giá được hiệu quả bảo vệ của chúng cần làm xét nghiệm anti-HBsAg để phát hiện kháng thể chống virus đã được hình thành. Khi người bệnh xét nghiệm HbsAg(+) thì không được tiêm vaccin nữa. Hiện Việt Nam đã có vaccin viêm gan thế hệ III mới nhất Sci-B-Vac có độ an toàn và tính hiệu quả cao hơn trước rất nhiều.

- Tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ có thể gây xây xát da, niêm mạc (dao cạo, bàn chải răng, dụng cụ y tế... hoặc truyền máu) để tránh lây lan từ người bệnh.

- Quan hệ tình dục có bảo vệ có thể ngăn chặn sự lây nhiễm HBV.

Khi nhiễm bệnh, cần tăng cường sức khỏe và tính đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn. Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự sinh sôi, nhân lên của virus hoặc các chất làm rối loạn quá trình tổng hợp, tự nhân lên của virus. Trong điều trị, các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc có tác dụng điều hòa cơ chế miễn dịch; bảo vệ và tăng cường chức năng gan (như Artichaux, Methionin, Arginin, Ornithine Silymarin, Nissen, Omitan, các vitamin B, C, E...).

Hiện nay các loại thuốc mới như Zeffix, Hepsera (10 mg/ngày), VEGF-1, HAP... có tác dụng tốt chống lại viêm gan B mạn tính và tương đối rẻ hơn.

Các bài thuốc cổ truyền:

+ Thuốc nam Siro Hebevera với thành phần chủ yếu là cây chó đẻ răng cưa, cà gai leo đã góp phần chữa khỏi được 27 - 59% người bị nhiễm HBV.

+ LIV-94 là loại thuốc bổ gan tiêu độc hoàn toàn từ dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm thành công và bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị viêm gan.

- Hạn chế uống rượu vì rượu không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình sao chép, sinh sản của virus viêm gan nên làm tăng nhanh số lượng virus có trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.

Bệnh viêm gan là một loại bệnh khó chữa khỏi và để lại nhiều di chứng về lâu dài nên việc phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Virus viêm gan có thể lây truyền được cho trẻ qua nhau thai của người mẹ. Do vậy, nếu mẹ bị viêm gan thì chưa nên sinh con. Trường hợp có thai rồi mới nhiễm bệnh thì cần sử dụng các biện pháp tiêu diệt virus hữu hiệu hơn vì tỷ lệ lây cho con là 44 - 94%.

Ts Bùi Mạnh Hà

Vaccine

Bệnh Dại và Vacxin
Chế tạo thành công vacxin chống tụ cầu vàng
Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?
Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Các loại vaccin
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
Cẩn thận khi tiêm cùng lúc nhiều loại vacxin
Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong
Hãng GenVec nghiên cứu thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2
Khi bị chó cắn
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
Lần đầu tiên Việt Nam cho phép lưu hành vacxin phòng cúm
Lịch tiêm chủng
Người lớn vẫn cần tiêm vacxin phòng bệnh
Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rubela
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin
Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người
Sản xuất vacxin viêm gan A, B bằng công nghệ gene
Sắp có vacxin phòng cúm dạng xịt mũi
Tanic - vacxin đầu tiên giúp bỏ thuốc lá
Thiếu vacxin DTC làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Tin vui cho người nghiện thuốc lá: Vắc xin cai thuốc!
Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
Tiêm phòng sởi rồi vẫn mắc bệnh?
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
Tìm hiểu bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?
VACCIN chống bệnh tiểu đường
Vacxin hôm qua và hôm nay
Vacxin mới phòng viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Vacxin phối hợp
Virus trong vacxin phòng bại liệt đường uống có thể gây bệnh
Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm nhưng có thể đề phòng
Việt Nam thử nghiệm vacxin phòng viêm gan B thế hệ 3
Vì sao vaccin ngừa bệnh sốt bại liệt lại có tên là Sabin
Ấn Độ thử nghiệm một loại vaccin AIDS mới


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa