DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM


CHƯƠNG VI: GIÁ TRỊ DINH DUỠNG VÀ ÐẶC ÐIỂM VỆ SINH CỦA THỰC PHẨM

Thịt là một trong những thực phẩm có GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CAO, THỊT CÁC ÐỘNG vật máu nóng như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm... có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất thơm hay còn gọị là chất chiết xuất Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giầu photpho. TỈ LỆ CA/P THẤP. THÍT LÀ THỨC ĂN GÂY TOAN.

I. GIá TRị DINH DƯỡNG CủA THịT .

Thịt tất cả các loài nói chung chứa nhiều nước, lượng nước lên tới 70-75%. Protit chiếm 15-20%, lượng lipit dao động nhiều ( 1-30% ) tùy thuộc vào loại súc vật và độ béo của nó. Gluxit trong thịt chỉ có rất ít, khoảng % DƯỚI DẠNG GLUCOZA VÀ GLYCOGEN DỰ TRỮ Ở gan và cơ. Lượng tro khoảng 1.%. Giá trị sinh học protein thịt 74%, độ đồng hóa protein thịt 96-97% . Trong thịt ngoài các protein có giá trị sinh học cao, còn có colagen và elastin là loại protein khó hấp thu, giá trị dinh dưỡng thấp vì thành phần của nó hầu như không có tryptophan và xystin là hai axit amin có giá trị cao. Loại này tập trung nhiều ở PHẦN THỊT BỤNG, THỦ, CHÂN GIÒ. COLAGEN khi đun nóng chuyển thành gelatin là chất đông keo. Còn elastin gần như không bị tác dụng của men phân giải protein. Vì vậy ăn vào và thải ra nguyên dạng. Trong thịt còn chứa một lượng chất chiết xuất tan trong nước, dễ bay hơi, có mùi vị thơm đặc biệt, số lượng khoảng 1,5-2% trong thịt. Nó CÓ TÁC DỤNG KÍCH THÍCH TIẾT DỊCH VỊ RẤT MẠNH. CÁC CHẤT chiết xuất gồm có creatin, creatinin, carnosin (có ni tơ) và glycogen, glụcoza, axit lactịc (không có ni tơ). Khi luộc thịt phần lớn các chất chiết xuất hòa tan vào nước làm cho nước thịt có mùi vị thơm ngon đặc hiệu.

CHẤT BÉO CÓ Ở tổ chức dưới da, bụng, quanh phủ tạng, bao gồm các axit béo no và chưa no. Các xịt béo no chủ yếu là Palmitic (25-30%) và Stearle (16-28). Các axit béo chưa no chủ yếu là Oleic (35-43%), axit béo chưa no có nhiều mạch kép khoảng 2-7%. Riêng mỡ gà có 18% axit linoleic và mỡ ngựa có 16% Linolenic, đó là những axit béo chưa no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được. Mỡ lợn lớp ngoài có nhiều axit béo chưa no hơn lớp sâu. Về chất khoáng, thịt là nguồn photpho (116-117mg%), ka li (212-259mg%) và Fe ( 1,1-2,3 mg%) tập TRUNG NHIỀU Ở GAN. Vi yếu tố có Cu, Zn, Coban. Lượng Canxi trong thịt rất thấp (10-15 mg%) vì vậy thịt là thức ăn gây toan.

VITAMIN: THỊT LÀ NGUỒN VITAMIN NHÓM B trong đó chu yếu là B1 tập trung ở phần thịt nạc. Các VITAMIN TAN TRONG CHẤT BÉO CHỈ CÓ Ở GAN, THẬN . NGOÀI DA Ở gan thận tim não có nhiều Colesteron và photphatit.

Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipit, khoáng và vitamin HƠN SO VỚI THỊT ÐỎ.

II, TíNH CHấT Vệ SINH CủA THịT

Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp vào thức ăn nhóm I, đồng thời lại là thức ăn dễ chế biến dưới nhiều dạng món ăn ngon vì vậy nó là thức ăn thường gặp hàng ngày trong bữa ăn của nhân dân ta. Nếu chúng ta sử dụng thịt không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thì thịt trở nên gây hại cho người sử dụng.

Thịt có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn như lao, than, tị thư..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó... Thịt còn có thể gây ngộ độc thức ăn do vi khuẩn nhiễm vào thịt hoặc do độc tố chứa sẵn trong thịt và phủ tạng như cóc (bao gồm da, buồng trứng và gan) chứa độc chất Bufotonin, Bufotoxin. Các loại nhuyễn thể khi chết dễ phân hủy sinh độc tố Mytilotoxin. Các độc tố này gây liệt thần kinh trung ương. Nếu ngộ độc nặng người bệnh có thể chết do liệt hô hấp hoặc tuần hoàn.

Bệnh lao:

Khá phổ biến trong động vật, nhất là loài cỏ sừng. Các nội tạng như phổi thận thường chứa nhiều vi khuẩn lao hơn cả. Vì vậy rất nguy hiểm khi xử dụng thịt và phủ tạng có chứa vi khuẩn lao mà chưa được nấu chín kỹ, ướp muối không có khả năng diệt vi khuẩn lao.

Về phương diện vệ sinh, không sử dụng thịt và phủ tạng những con vật mắc BỆNH LAO TOÀN THỂ. ĐỐI VỚI SÚC VẬT BỊ LAO CỤC BỘ Ở phổi, xương, thận thì loại bỏ các bộ phận lao, còn thịt của nó đem chế biến kỹ có thể dùng được với điều kiện con vật không gầy quá.

Bệnh than:

BỆNH THAN THƯỜNG GẶP Ở trâu bò, có thể da, thể phổi và thể ruột. Ở SÚC VẬT THƯỜNG GẶP CÁC TỔN THƯƠNG Ở ruột. Bệnh lây sang người do tiếp xúc nhiều hơn qua đường ăn uống. Trực khuẩn than thể thực vật không có nha bào không chịu được nhiệt độ CAO.

55-58oC vi khuẩn bị tiêu diệt sau 10-15 phút. Nha bào than thì ngược lại chịu được nhiệt độ rất cao. Sức nóng khô 120-140oC phải sau 3 giờ mới tiêu diệt được. Vì vậy súc vật bị than phải huỷ toàn bộ và triệt để. Thịt các con vật khác nếu để lẫn vào thì cũng PHẢI HUỶ TOÀN BỘ. Ở lò sát sinh, chỗ để con vật bị bệnh than phải được tẩy uế ngay. Các công nhân có tiếp xúc phải được tiêm phòng ngay.

Bệnh lợn đóng dấu:

Bệnh do trực khuẩn Erisipelothrix insidiosa gây xuất huyết viêm da ruột, thận và toàn thân bại huyết, lách sưng to. Súc vật mắc bệnh chủ yếu là lợn, đặc biệt là lợn con 3-4 tháng tuổi. Dê con, gà vịt, bồ câu cũng có thể mắc bệnh này. Bệnh lây dễ dàng sang người qua đường tiếp xúc hoặc ăn uống thịt và phủ tạng súc vật mắc bệnh.

Sức đề kháng của vi khuẩn tương đối cao, các cách chế biến thịt thông THƯỜNG KHÔNG LÀM VI KHUẨN CHẾT. Ở 100oC phải sau 2 giờ vi khuẩn mới bị tiêu diệt.

Xử lý: Hủy toàn bộ và triệt để như bệnh than.

BệNH GIUN SáN

Những giun sán chính từ thịt súc vật truyền sang người là sán giây, sán nhỏ và giun xoắn. .

1 Sán dây.

SÁN GIÂY KÝ SINH Ở BÒ GỌI LÀ T. SAGINATA VÂ Ở lợn gọi là T. Solium. Trứng sán vào ruột non súc vật, chui qua thành ruột vào máu, rồi theo dòng máu đến các tổ chức liên kết của BẮP THỊT VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC. đó khoảng 3-6 tháng trứng sán sẽ biến thành kén. Kén sán là một bọc mầu trắng, trong, lớn nhỏ khác nhau. Hạt chứa đầy nước, ở GIỮA LÀ ÐẦU CÓ VÒI ÐỂ HÚT: KÉN SÁN Ở RẢI RÁC TRONG CÁC BẮP THỊT, Ở TỔ chức kiên kết.

Khi người ăn phải thịt có kén sán nấu chưa chín thì lớp vỏ ngoài của kén bị tan ra, đầu sán thò ra bám vào niêm mạc ruột non, lớn dần, sau 2-3 chúng nó phát triển thành con sán trưởng thành dài 6-7 m. Tỉ lệ người bị mắc bệnh sán do ăn thịt lợn có sán chỉ chiếm 1%, do ăn thịt bò có sán chiếm 99%. Có lẽ do cách chế biến, với thịt bò thường chỉ xào tái, chưa đủ nhiệt độ và thời gian cần thiết để diệt sán.

Xứ lý thịt khi bị sán: Tùy theo mức độ, nếu số lượng kén sán dưới 3kén/40 cm2 thịt thì có thể chế biến kỹ hoặc ngâm nước muối 10% trong 20 ngày. Nếu trên 3 kén/40 cm2 thịt thì phải hủy bỏ, không dùng để ăn.

2. Sán nhỏ (Toe nia echincoccus}.

THƯỜNG GẶP Ở chó, nhất là chó hoang dại và các động vật ăn thịt. Vật chủ trung gian là động vật có sừng, lợn, lạc đà, các loài gậm nhấm và người. Ký SINH TRÙNG ECHINOCOCCUS SỐNG Ở ruột non của vật chủ chính, trứng theo phân, đi vào ruột của vật chủ trung gian, thoát vỏ, chui qua thành ruột vào máu đi đến các nội tạng. Tại đây chúng chuyển thành dạng nang loại một túi hay nhiều túi. Người mắc bệnh sán bị hao mòn, gầy còm rất nhanh. Lợn và các động vật có sừng bị nhiễm Echinococcus thể nang, do đó thịt của chúng ít nguy hiểm đối với người. Tuy vậy, về phương diện vệ sinh, thịt và phủ tạng có kén sán chỉ dùng sau khi đã chế biến thành tạo phẩm.

3. Giun xoắn ( Trichinella spiralis ):

GIUN XOẮN NHỎ, DÀI 2 MỒM, KÝ SINH CHỦ YẾU Ở lợn rồi đến chó, mèo, chuột. Giun XOẮN SỐNG Ở RUỘT SAU VÀI THÁNG CÓ THỂ ÐẺ RA VÀI NGHÌN ẤU TRÙNG. ấu trùng đi vào máu, theo dòng máu tới các bắp thịt cơ vân; lớn lên và cuộn thành hình xoắn ốc nằm trong màng HÌNH BẦU DỤC. KÉN GIUN THOÁNG THẤY Ở các bắp thịt, lưỡi, quai hàm, sườn, bụng. Nếu người ăn phải thịt lợn có giun xoắn nấu chưa chín, giun xoắn sẽ chui vào dạ đày, vỏ kén giun xoắn bị dịch vị phá hủy, bọ giun thoát ra đi xuống ruột non, PHÁT TRIỂN Ở THÀNH ruột làm viêm viêm mạc ruột và chảy máu ruột. Nếu đói, bọ giun sẽ vào máu, theo dòng máu tới bắp thịt sau một thời gian từ 10-28 ngày, có khi chỉ 5-8 ngày sau bệnh sẽ phát ra. Bệnh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào thời gian ủ bệnh ngắn hay dài.

Bệnh cảnh lâm sàng giống như bệnh ngộ độc cấp tính. Bệnh nhân sốt cao 39-40OC, ÐAU Ở các bắp thịt miệng làm cho bệnh nhân nhai và nuốt đau. Triệu chứng đặc hiệu là phù ở mắt, mi mắt, nhức mắt. Tất cả các bắp thịt đều bị đau, bệnh nhân thấy khó thở, khó nói, khó nuốt , mật cứng. Cơ tim cũng có thể bị đau. Tỉ lệ tử vong của bệnh còn khá cao. Nếu qua khỏi, bệnh nhân còn thấy đau các bắp cơ vài tháng sau nữa. Ðể phòng bệnh giun xoắn cần làm tốt khâu khám thịt, nhất là thịt lợn. Nếu thịt lợn có giun xoắn bắt buộc PHẢI XỬ LÝ: CẮT TỪNG MIẾNG DẦY 8 CM ÐEM HẤP Ở 100oC trong giờ 30 phút mới có thể dùng được. Lòng lợn tiết canh là loại thức ăn dễ gây bệnh giun xoắn. Vì vậy nên hạn chế sử dụng đến mức tối đa.

I. GIá TRị DINH DƯỡNG

Lượng protein trong cá tương đối ổn định (16-17%) tùy loài cá. Gluxit trong cá cũng thấp như ở thịt.

Protein cá chủ yếu là albumin, globulin và nucleoprotein. Tổ CHỨC LIÊN KẾT THẤP VÀ phân phối đều, gần như không có elastin. Nói chung protein cá dễ đồng hóa hấp thu hơn thịt. Về chất béo cá tốt hơn hẳn thịt. Các axit béo chưa no có hoạt tính cao chiếm 90% trong tổng số lipit, bao gồm oleic, linoleic, linolenic, ARACHIDONIC, KLUPANODONIC... MỠ cá nước ngọt có nhiều oleic, mỡ cá nước mặn có nhiều arachidonic và klupanodonic. Nhược điểm của mỡ cá là có mùi khó chịu nhất là cá nước mặn. Ðồng thời vì mỡ cá có nhiều axit béo chưa no có mạch kép cao nên dễ bị oxy hóa, dễ hỏng và khổ bảo quản. Gan cá có nhiều vitamin A, D. VITAMIN NHÓM B GẦN giống thịt, riêng B1 thấp hơn thịt. Vì vậy nếu ăn các kéo dài đơn thuần (người đi biển) có thể xuất hiện Beri Beri.

Về chất khoáng: Tổng lượng khoáng trong cá khoảng 1-1,7%. Nói chung cá biển có nhiều chất khoáng hơn cá nước ngọt. Tỉ lệ CAJP ở CÁ TỐT HƠN SO VỚI THỊT, TUY NHIÊN lượng Canxi trong cá vẫn còn thấp. Yếu tố vi lượng trong cá, nhất là cá biển chứa đủ các chất vi lượng, đặc biệt là lượng iốt khá cao như ở CÁ THU 1,7-6,2 MG/1KG CÁ. FLUOR CŨNG TƯƠNG ÐỐI KHÁ. CHẤT CHIẾT XUẤT Ở cá thấp hơn thịt, vì vậy tác dụng kích thích tiết dịch vị của CÁ KÉM HƠN THỊT.

II. TíNH CHấT Vệ SINH CủA Cá

So với thịt, cá là loại thức ăn chóng hỏng và khó bảo quản hơn vì những lý do sau đây:

- Hàm lượng nước tương đối cao trong các tổ chức của cá.

- Sự có mặt của lớp màng nhầy là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

-Tính đa dạng của nguồn và đường xâm nhập.

Khi cá ra khỏi nước thường tiết ra nhiều chất nhầy đọng lại trên vẩy, chất nhầy có chứa nhiều protein là môi trường tốt cho các vi sinh vật phát triển và làm hỏng cá. Cá còn sống hoặc mới chết, trong thịt không có vi khuẩn, nhưng nếu không được làm sạch ngay và ướp lạnh thì vi khuẩn từ mang, vẩy và ruột sẽ nhanh chóng xâm nhập vào thịt cá. Các vi khuẩn phát triển trong cá nhanh hơn trong thịt. Các vi khuẩn gây thối thường là loại PSYCHROPHILE PHÁT TRIỂN RẤT NHANH Ở nhiệt độ 15-20oC. Trong cá còn có thể có vi khuẩn Clostridium botulinum gây nên ngộ độc botulisme rất nặng, tử vong cao. Nếu sát muối trước khi ướp lạnh có thể làm mất độc tố do vi khuẩn tiết ra.

Cá có thể truyền bệnh sán cho người nếu ăn câu có sán nấu chưa chín. CÁC LOẠI SÁN THƯỜNG GẶP Ở cá ỉa sán khía và sán lá. Sán khía chỉ gặp ở CÁC NƯỚC XỨ LẠNH, KHÔNG CÓ Ở VIỆT nam. Sán lá mình dài 2 cai thuôn và dẹt, mầu đỏ như hạt hồng. Trứng ra ngoài theo phân. Trong trứng có mao ấu trùng. Khi trứng nở mao ấu trùng bơi trong nước xâm nhập vào ốc hến, ấu trùng rụng lông rồi phân chia thành NHIỀU VĨ ẤU TRÙNG TỚI KÝ SINH Ở cá loại cá và phát triển thành nang trùng cằm ở BẮP THỊT VÀ LỚP MÀNG dưới da. Người hay động vật ăn phải cá có nang trùng nấu chưa chín sẽ mắc bệnh. Người mắc bệnh sán lá gan thường có các triệu chứng đau rức ở VÙNG MỎ ÁC VÀ DƯỚI sườn bên phải, thường hay nôn mửa, ăn mất ngon, sụt cân nhanh, thỉnh thoảng có những cơn đau túi mật dừ dội, da vàng, gan to dần và có báng nước. Ở NƯỚC TA, MỘT SỐ ÐỊA phương trước kia có tập tục ăn gỏi cá nên tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan khá cao, hiện nay ít hơn. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là không ăn gỏi cá hoặc CÁ NẤU CHƯA CHÍN.

Sữa

I. GIá TRị DINH DƯỡNG

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Protein sữa rất quí về thành phần axit amin cân đối và có độ đồng hóa cao.

1. Protein .

Prôtit sữa bao gồm: Casein, lactoalbumin và lactoglobulin. Sữa bò, sữa trâu, sữa dê thuộc loại sữa casein vì lượng casein chiếm > 75% tổng số protein. Sữa mẹ thuộc loại sữa albumin (casein dưới 75 %). Casein là một loại photphoprotit. Casein có đủ tất cả các axit amin cần thiết, đặc biệt có nhiều Ly sin là một axit amin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Trong sữa tươi, casein ở dưới dạng muối canxi (caseinat canxi) dễ hòa tan. Khi gặp axit yếu casein sẽ kết tủa do sự tách các liên kết của casein và canxi. Lactoalbumin khác với casein là không chứa photpho nhưng có nhiều lưu huỳnh làm cho sữa có mùi khó chịu . Vì vậy sữa chỉ được phép tiệt trùng ở NHIỆT ÐỘ THẤP KÉO DÀI ( PHƯƠNG PHÁP PASTEUR).

2. LIPIT: LIPIT SỮA CÓ GIÁ TRỊ SINH HỌC CAO VÌ:

- ở trong trạng thái nhũ tương và có độ phân tán cao.

- CÓ NHIỀU axit béo chưa no cần thiết.

- Có nhiều photphatit là một photpho lipit quan trọng

- CÓ ÐỘ tan chảy thấp và dễ đồng hóa.

Tuy vậy so với dầu thực vật, lượng axit béo chưa no cần thiết trong mỡ sữa còn thấp hơn nhiều.

3. Glụxit. Gluxit sữa là laetoza, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn là galactoza và glucoza. Lactoza trong sữa bò là 2,7-5,5% sữa mẹ là 7%, tuy vậy không ngọt vì độ ngọt của lactoza kém sacaroza 6 lần.

4. CHẤT KHOÁNG. SỮA CÓ NHIỀU CA, K, P vì vậy sữa là thức ăn gây kiềm.

Canxi trong sữa đồng hóa rất tốt vì nó dưới dạng liên kết với casein (caseinat canxi). Sữa là nguồn thức ăn cung cấp canxi quan trọng đối với trẻ em. Mỗi ngày chỉ cần cho trẻ uống 0,5 lít sữa đã đủ nhu cầu canxi cho trẻ (500mg/ngày). Sữa là thức ăn thiếu sắt, vì vậy từ tháng thứ năm trẻ c.ẩn được ăn thêm nước rau quả .

5. Vitamin. Trên thực tế có thể coi sữa là nguồn cung cấp vitamin A, B1, B2, còn các vitamin khác không đáng kể.

Ngoài các thành phần dinh dưỡng trên, trong sữa còn có thêm các chất khí, men, nội tố và chất mầu. Trong sữa non (3 ngày đầu mới sinh) của các bà mẹ còn có một lượng kháng thể miễn dịch Iga giúp cho đứa trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn trong những ngày đầu mới ra đời. Vì vậy các bà mẹ cần cho CON BÚ NGAY SAU KHI SINH.

II. TíNH CHấT Vệ SINH CủA SữA

Sữa tươi có chất lượng tốt phải có mầu trắng ngà, hơi vàng, mùi thơm đặc hiệu của sữa. Khi sữa có dấu hiệu kết tủa thì chắc chắn sữa đã bị nhiễm khuẩn. Ðể đánh giá chất lượng vệ sinh của sữa người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Tỷ trọng sữa là biểu hiện các thành phần dinh dưỡng (protein, lipit, gluxit) có trong sữa. Với sữa tươi nguyên chất, tỷ trọng giao động từ 1,029 đến 1.034. Nếu sữa bị pha loãng thì tỷ trọng sẽ hạ thấp và nếu bị lấy mất BƠ THÌ TỶ TRỌNG SẼ TĂNG LÊN.

- ĐỘ chua của sữa là phản ánh độ tươi tốt của sữa. Ðộ CHUA CỦA SỮA TƯƠI DAO động từ 18-20 thorner, nếu tăng quá 22 Thorner kèm theo có hiện tượng kết tủa của casein nữa thì sữa đó chắc chắn đã bị nhiễm khuẩn.

Nếu vắt sữa theo đúng yêu cầu vệ sinh thì sữa mới vắt ra là vô khuẩn.

Thời gian vô khuẩn có thể kéo dài nếu sữa được bảo quản ở NHIỆT ÐỘ THẤP. VI khuẩn thường có trong sữa là vi khuẩn lactic như Streptococus ìactie phân hóa sữa sinh ra axit lactic ìàm chua sữa. Ngoài ra còn có loại vi khuẩn gây thối phân hủy protein làm hỏng sữa như B.protẹus,. B.subtilis, B.fluorescens... Sữa còn có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, phó thương hàn, lao, sốt làn sóng và đặc biệt là nhiễm tụ cầu khuẩn gây ngộ độc thức ăn. Vì vậy sữa vắt ra nhất thiết phải được tiệt khuẩn trước khi sử dụng. Nếu như trong quá trình vắt sữa, bảo quản, vận chuyển, chế biến và mua bán sữa không tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu vệ sinh của nó thì sữa có thể truyền một số bệnh cho người tiêu dùng như bệnh lao, bệnh sốt sẩy thai súc vật bệnh than...

1. BỆNH LAO. BỆNH LAO THƯỜNG GẶP Ở bò. Vi khuẩn B.tuberculosis bovis có thể bằng mọi đường xâm nhập vào sữa. Sữa những con bò đang mắc bệnh lao rõ rệt không dùng để ăn. Sữa những con bò có phản ứng tuberculin dương tính chi được dùng sau khi SỮA ÐÃ ÐƯỢC TIỆT TRÙNG Ở 70OC TRONG 30PHÚT HOẶC Ở 90oC trong thời gian ngắn hơn.

2. Bệnh sốt làn sóng. Sữa của những con vật đang mắc hoặc mới khỏi bệnh Brucelose (sốt sẩy thai súc vật) có thể truyền bệnh sốt làn sông cho người. Vì vậy sữa đó nhất thiết phải được khử trùng trước khi dùng. Nếu CON VẬT KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TIỆT KHUẨN Ở 70oC trong 30 phút. Nhưng nếu CÓ TRIỆU TRỨNG RÕ RỆT THÌ PHẢI KHỬ TRÙNG Ở 100oC trong 5 phút. Nếu tiêm phòng bệnh than cho súc vật thì trong vòng 15 ngày sau khi tiêm tốt nhất là không nên vắt sữa.

Nếu cần lấy sữa thì sữa đó phải được khử khuẩn ở 100OC TRONG 5 phút

TRứNG

I. GIÁ TRỊ DINH DƯỡNG:

Trứng là loại thức ăn có giá trị đặc biệt cao có đủ protein, lipit, gluxit, vitamin, khoáng, men và hoocmon. Các chất này có tỉ lệ tương quan với nhau rất thích hợp, đảm bảo cho sự lớn và phát triển của cơ thể.

Quả trứng gồm có lòng đỏ, lòng trắng, màng mỏng và vỏ cứng với tỉ lệ tương quan 32-36%, 52-56% và 12%. Các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở LÒNG ÐỎ: NƯỚC 48,7%, lipit 32,6%, protein 16,6%, gluxit 1% và khoáng 1,1%. Mầu của lòng đỏ là do các sắc tố carotenoit, xantofin, cryptoxantin... loại sắc tố này có nhiều ở CÂY XANH, LOẠI THỨC ĂN tự nhiên của gia cầm. Trứng của gia cầm được nuôi chủ yếu bằng thức ăn tự nhiên thì lòng đỏ có mầu vàng xẩm, gia cầm nuôi bằng thức ăn tổng hợp thì lòng đỏ trứng có mầu nhạt hơn như trứng gà công nghiệp. Lòng trắng chủ yếu là nước ( 87,6%) và protein đơn giản(10,6%).

1. Protein.

MỖI QUẢ TRỨNG CÓ KHOẢNG 7G PROTEIN TRONG ÐÓ 44,3% Ở lòng đỏ, 50% ở LÒNG TRẮNG, CÒN LẠI Ở VỎ. PROTEIN LÒNG ÐỎ trứng thuộc loại protein phức tạp gần giống như protein sữa . Protein lòng trắng thuộc loại protein đơn giản, chủ yếu là albumin. Protein trứng nói chung có thành phần axit min tốt nhất và toàn diện nhất đồng thời là nguồn quí các axit amin hiếm như metionin, tryptophan, xystin là những axit amin thường thiếu trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta.

2. LIPIT. LIPIT TẬP TRUNG Ở lòng đỏ, thuộc loại glucolipit. Trứng là nguồn lexitin QUÍ, Ở LÒNG đỏ 8,6%. Trứng là thức ăn duy nhất có tỉ lệ lexitin cao hơn hẳn Colexteron (6/1).

3. CHẤT KHOÁNG. 96% CHẤT KHOÁNG TẬP TRUNG Ở vỏ cứng, phần còn lại ở dưới dạng liên kết với protein (photpho, lưu huỳnh) và chất béo (Photpho trong lexitin), CANXI TRONG TRỨNG THẤP VÌ TẬP TRUNG Ở vỏ cứng.

4. VITAMIN. LÒNG ÐỎ TRỨNG CHỨA NHIỀU VITAMIN A và caroten; ngoài ra trứng có đủ CÁC VITAMIN KHÁC NHƯ D, E, K, VITAMIN NHÓM B và C.

5. ĐỘ ÐỒNG hóa của trứng. Lòng đỏ và lòng trắng có độ đồng 'hóa không giống nhau. Lòng đỏ trứng có độ nhũ tương và phân tán cao nên ăn chín và sống đều hấp thu như nhau. Lòng trắng sống khó hấp thu vì có chứa antitrypxin. Khi đun nóng đến 80oC, antitrypxin sẽ bị phá hủy. Như vậy ăn lòng trắng chín dễ hấp thu hơn. Về phương diện vệ sinh không nên ăn trứng chưa CHÍN.

II. TíNH CHấT Vệ SINH .

Trứng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho người. Trên bề mặt vỏ trứng, tùy theo điều kiện bảo quản mà có thể thấy các vi khuẩn ở ÐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ. Những loại vi khuẩn gặp nhiều hơn cả là B.proteus vulgaris, B. Co li communis, B. Subtilis, B. Mesentericus... Trứng các loại gia cầm như vịt, ngan, ngỗng... do SỐNG VÀ ÐẺ TRỨNG Ở nơi nước bẩn tù đọng ẩm ướt nên có thể bị nhiễm Salmonella, Shigella. Người ta đã tìm thấy cả Salmonella typhi murium trứng ống dẫn trứng của gia cầm biết bơi, vì vậy trứng của nó đôi khi là vật truyền vi khuẩn gây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cho người.

Cách bảo quản trứng tốt nhất là bảo quản lạnh. Trước khi bảo quản lạnh trứng phải được rửa sạch, lau khô. Nhiệt độ bảo quản phải luôn ổn định vì khi nhiệt độ thay đổi 0,3oC sẽ làm tăng độ ẩm lên 2% làm cho trứng dễ bị hỏng. Muốn bảo quản trứng lâu hơn có thể dùng phương pháp ướp muối nhưng trứng ướp muối sẽ khó chế biến do hàm lượng muối ở TRỨNG CAO.

NGŨ CỐC VÀ KHOAI CỦ

I. NGũ CốC

Ngũ cốc là nguồn chính cung cấp năng lượng cho khẩu phần ăn hàng ngày của nhân dân ta, đồng thời ngũ cốc cũng là nguồn protein thực vật và vitamin Bl của khẩu phần.

1 Gạo. Gạo là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Giá trị dinh dưỡng của hạt gạo phụ thuộc vào đất đai, khí hậu, xay xát, bảo quản và chế biến.

Gluxit. Thành phần dinh dưỡng chính của hạt gạo là gluxit chiếm 70-80% TẬP TRUNG Ở LÕI GẠO. GẠO GIÃ CÀNG TRẮNG THÌ lượng gluxit càng cao . Gluxit gạo chủ yếu là tinh bột (polisacarit) còn một ít đường đơn, đường kép nằm ở mầm và cùi alơron.

Protein. Protein gạo thấp hơn mì và ngô (7-7,5%) nhưng giá trị sinh học tốt hơn, gạo giã càng trắng lượng protein càng giảm. So với protein trứng thì protein gạo thiếu lysin vì vậy khi ăn nên phối hợp với thức ăn động vật và ÐẬU ÐỖ LIPIT TRONG GẠO THẤP 1-1,5% NẰM Ở cùi và mầm.

CHẤT KHOÁNG. GẠO CÓ ÍT CA, NHIỀU P nên gạo là thức ăn gây toan.

Vitamin. Gạo là nguồn Vitamin nhóm B, lượng B1 đủ cho chuyển hóa gluxit trong gạo. Tuy nhiên, hàm lượng Bi còn phụ thuộc vào độ xay xát vì B1 nằm NHIỀU Ở CÙI ALƠRON. NẾU XAY XÁT KỸ THÌ B1 sẽ mất nhiều theo cám.

hạt gạo nguyên có:

Vitamin B1: 0,38mg% Niaxin: 4,1mg%

Vitamin B2: 0,1 mg% Biotin: 0,004 mg%

Vitamin B6: 1,0 mg% Axit Pantotinic:1,7 mg%

Hạt gạo xay trăng lượng vitamin còn như sau:

Vitamin B1: 0,08mg% Niaxin: 1,9mg%

Vitamin B2: 0,04 mg% Biotin: 0,004 mg%

Vitamin B6: 0,30 mg% Axit Pantotinic:0,66 mg%

Vấn đề xay xát bảo quản và chế biến gạo: Các thành phần dinh dưỡng như PROTEIN, LIPIT VÀ VITAMIN NHÓM B TẬP TRUNG PHẦN LỚN Ở mầm và cùi vì vậy cần chú ý:

- Không xay xát gạo quá kỹ, quá trắng - Chế biến không vo gạo kỹ quá, nấu cơm cho vừa đủ nước, nếu cho quá nhiều nước rồi chắt nước cơm sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng.

- Bảo quản gạo nơi cao ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, có thiết bị chống ẩm mốc, sâu mọt làm hỏng gạo. Nói chung không nên giừ gạo quá 3 tháng. Nếu việc xay xát bảo quản và chế biến gạo làm đúng yêu .cầu vệ sinh sẽ giúp cho việc phòng chống Beri Beri có hiệu quả hơn. Ðồng thời trong bữa ăn cũng nên đa dạng, ăn thêm những thức ăn giầu vitamin B1 như thịt nạc, đậu đỗ và giá đậu xanh.

2. Ngô.

Protein: Ngô có từ 8,5-10% protein, protein chính của ngô là zein, một loại prolamin gần như không có ly sin và tryptophan. Nếu ăn phối hợp ngô với đậu đỗ và các thức ăn động vật thì giá trị protein ngô sẽ tăng lên nhiều.

Lipit: Lipit trong hạt ngô toàn phần từ 4-5%, phần lớn tập trung ở MẦM.

Trong chất béo của ngô có 50% là axit linoleic, 31% là axit oleic, 13% là axit panmitic và 3% là Stearic.

Gluxit: Gluxit trong ngô khoảng 60% chủ yếu là tinh bột. ở HẠT NGÔ NON CÓ THÊM một số đường đơn và đường kép.

Chất khoáng: Ngô nghèo canxì, giầu photpho. Giống như gạo, ngô cũng là thức ăn gây toan. .

Vitamin: Vitamin của ngô tập trung ở lớp ngoài hạt ngô và ở MẦM. NGÔ CŨNG CÓ NHIỀU VITAMIN B1. VITAMIN PP hơi thấp cộng với thiếu tryptophan một axit min có thể tạo vitamin PP. Vì vậy nếu ăn ngô đơn thuần và kéo dài sẽ mắc bệnh Pellagre. Riêng ngô vàng có chứa nhiều caroten (tiền vitamin A).

3. Bột mì.

Giá trị dinh dưỡng của bột mì tùy thuộc vào cách chế biến . Bột mì sản xuất từ hạt toàn phần có giá trị dinh dưỡng giống như nguyên liệu. Còn loại bột mì trắng bị mất đi lớp vỏ alơron và mầm nên cũng mất theo nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Protein. Protein bột mì ngoài albumin và globulin còn có prolamin và glutelin làm cho bột mì có thể dùng làm bánh, yếu tố hạn chế là lysin. Các thành phần dinh dưỡng khác như gluxit, lipit, vitamin và khoáng trong bột mì cũng tương tự như hạt gạo.

Về phương diện vệ sinh cần chú ý, bột mì rất dễ hút ẩm và bị thốc. Bột đã bị mốc nói chung không nên dùng để chế biến các loại bánh, bánh MÌ VÀ MÌ SỢI.

II. KHOAI Củ

nông thôn nước ta sau ngũ cốc thì khoai củ cũng là thức ăn thường dùng. Ðặc điểm chung của khoai củ là nghèo các chất dinh dưỡng và năng lượng thấp.

1 Khoai lang.

Protein. Protein khoai lang thấp (khoai tươi 0.8%, khoai khô 2,2%), giá trị sinh học của protein khoai lang so với khoai tây và gạo thì kém hơn, nhưng so với ngô, sắn thì tốt hơn. .

Lipit. Lipit trong khoai lang rất thấp chỉ có 0,2%

Gluxit. Gluxit 28,5%. 100 gam khoai tươi cho 122 Kcalo.

VITAMIN: KHOAI LANG CÓ NHIỀU VITAMIN C và nhóm B. Riêng khoai nghệ có nhiều caroten.

Chất khoáng: Canxi và photpho đều thấp, tỉ lệ CA/P tương đối hợp lý ( 34/49 ). Khoai lang khó bảo quản, không giữ được lâu. Muốn giữ lâu người ta đem thái lát mỏng và phơi khô .

2. Sắn.

Sắn tươi có giá trị dinh dưỡng thấp, protein sấn vừa ít về số lượng vừa kémvề chất lượng. Protein sắn nghèo lysin; tryptophan và các axit min chứa lưu huỳnh khác. Sắn còn là thức ăn nghèo các vitamin và khoáng, tỉ lệ CA/P giống như trong khoai lang. Sắn tươi không giữ được lâu và không thể dùng để thay thế ngũ cốc được. Sẩn khô có thể dùng thay thế một phần về mặt năng lượng nhưng cũng chỉ tạm thời và cần ăn phối hợp thêm với các thức ăn nguồn gốc động vật.

Về mặt vệ sinh, sắn tươi có thể gây ngộ độc thức ăn.

3. Khoai tây.

So với khoai lang thì khoai tây có nhiều protein hơn (2%). Protein khoai tây có nhiều lysin nên phối hợp tốt với ngũ cốc. Giá trị sinh học của protein khoai tây tương đối cao, lên tới 75%. Tổng lượng tro trong khoai tây khoảng 1%, trong đó chu yếu là Ka li ( 500 mg% ) và photpho. Canxi thấp, ti lệ Ca/P không đạt yêu cầu. Khoai tây là thức ăn gây kiềm.

VITAMIN. VITAMIN C trong khoai tây tương đối cao (lo mg%), vitamin nhóm B CAO HƠN SO VỚI KHOAI LANG, GẦN GIỐNG Ở gạo. Trong khoai tây, nhất là khoai tây mọc mầm và lớp vỏ ngoài có chứa độc chất solanin. Lúc khoai mọc mầm là thời kỳ chứa nhiều solanin nhất ( 50-100mg% ) vì vậy thường gặp ngộ độc solanin do ăn khoai tây mọc mầm. Biện pháp đề phòng tốt nhất là không ăn khoai tây khi đã mọc mầm.

ÐậU Ðỗ Và hạT Có DầU

1 Ðậu đỗ: Hạt đậu đỗ khô nói chung cung cấp năng lượng ngang với ngũ cốc Lượng protein cao từ 17-25%, riêng đậu tương 34%, cao gấp 2 lần so với ngũ cốc. Chất béo 1-3%, riêng đỗ tương 18%. Ðậu đỗ là nguồn khá tốt về vitamin nhóm B, PP, Canxi và Fe. Hầu như không có vitamin C VÀ CAROTEN. GIÁ TRỊ sinh học protein đậu đỗ thấp ( 40-50 ) riêng đậu tương 75, thấp hơn so với thức ăn động vật nhưng cao hơn ngũ cốc. Ðậu đỗ nói chung nghèo các axit min chứa lưu huỳnh như metionin, xystin, nhưng có nhiều lysin nên phối hợp tốt với ngũ cốc.

Một số chế phẩm của đậu đỗ thường dùng:

- Giá đậu xanh: nghèo năng lượng nhưng có nhiều vitamin nhóm B NHẤT LÀ B1 VÀ CÓ nhiều vitamin C.

- Sữa đậu nành: Giá trị dinh dưỡng còn phụ thuộc vào tỉ lệ đậu nành nhiều hay ít. Nói chung sữa đậu nành có nhiều protein, lipit. Ở NƯỚC TA SỮA ÐẬU nành hoặc sữa chua chế biến từ đậu nành làm thức ăn thay thế sữa bò , dành cho trẻ em và người bệnh rất tốt vì dễ hấp thu.

- Ðậu phụ: cũng là thức ăn thường dùng. Trong quá trình sản xuất đậu phụ, protein đậu tương đã được thủy phân thành dạng dễ hấp thu. Protein đậu phụ khoảng 10-12% và lipit 5-6%. Theo lời khuyên ăn uống hợp lý của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì hàng tháng mỗi người nên ăn từ 2-3 kg đậu phụ.

- Tương: là thức ăn được dùng thay nước mắm làm nước chấm. Trong quá trình ủ lên men, protein thực vật (từ nguyên liệu đậu tương và gạo hoặc ngô) đã chuyển thành axit amin và pepton. Trong kỹ thuật ủ lên men rất có thể bị nhiễm mốc Aspergillus flavus từ không khí vào. Ðây là loại mốc có khả năng sinh độc tố anatoxin, một độc tố gây ung thư mạnh ở GAN VÀ CÁC PHỦ TẠNG khác .

2. HẠT CÓ DẦU. Ở nước ta, hạt có dầu được dùng nhiều là hạt lạc, vừng. Ngoài lượng protein và hpit cao, hạt vừng còn có nhiều chất khoáng chủ yếu là sắt và vitamin chủ yếu là vitamin PP.

2.1. Lạc.

Lạc có lượng protein 27,5% nhưng giá trị sinh học (BV) kém vì thiếu nhiều axit amin cần thiết. So với ngũ cốc, protein lạc kém gạo nhưng tốt hơn ngô. Trên thực tế nếu ăn phối hợp lạc với ngũ cốc thì giá trị sinh học của protein phối hợp sẽ tốt lên nhiều vì ngũ cốc nghèo lysin và lạc nghèo metionin. Lạc phối hợp rất tốt với ngô vì lạc có nhiều Vitamin PP VÀ TRYPTOPHAN LÀ 2 YẾU tố hạn chế của ngô. Lạc muốn giữ được lâu cần phơi khô, giữ nguyên vỏ, điều kiện bảo quản phải kín, khô, tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu bảo quản không tốt, lạc có thể bị ẩm và mốc. Một số mốc có thể phát triển trong lạc và sinh độc tố nếu có điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (độ ẩm 85% và nhiệt độ 30oC). Nếu lạc bị nhiễm mốc Asperillus navus thì mốc này có tạo độc tố Aflatoxin.

Dầu lạc: 80% là axit béo chưa no (oleic và linoleic) và 10% là axit béo no (palmitic) ngoài ra là những axit béo khác.

2.2. Vừng.

Vừng cũng là một loại thức ăn có giá trị. Vừng có khoảng 20% protein và 46,4% lipit. Protein của vừng nghèo lysin nhưng giàu metionin. Nếu xét về thành phần axitamin thì vừng + đậu tương + ngũ cốc sẽ làm cho giá trị sinh học của nó tăng lên đáng kể.

Vitamin. Vừng có nhiều vitamin nhóm B.

Khoáng. Vừng có nhiều canxi (1200mg%) ngang với sữa, nhưng giá trị hấp thu kém vì vừng có nhiều axit oxalic cản trở nhiều khả năng hấp thu canxi của CƠ THỂ.

RAU QUả

Rau quả có vai trò đặc biệt trong dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là các chất khoáng kiềm, vitamin, pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau quả còn có các loại đường tan trong nước tinh bột và xenluloza.

Một đặc tính sinh lý quan trọng là rau quả gây cho ta cảm giác thèm ăn và kích thích tiết dịch tiêu hóa. Rau phối hợp với các thức ăn nhiều protein, lipit và gluxit sẽ làm tăng kích thích tiết dịch vị ở CHẾ ÐỘ ĂN RAU KẾT HỢP protein, lượng dịch vị tiết tăng 2 lần so với ăn protein đơn thuần. Bữa ăn có rau tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Trong rau còn có các men, men trong củ hành giống pepxin của dịch vị.

Men trong bắp cải giống trypxin của tuyến tụy.

1 . Rau.

Lượng nước cao 70-95% vì vậy rau rất khó bảo quản, nhất là về mùa hè rau dễ bị hỏng. Protein trong rau thấp 0,5-1,5% nhưng có lượng lyzin và metionin cao, phối hợp tốt với ngũ cốc. Gluxit thấp 3-4% bao gồm đường đơn, đường kép, đường tinh bột, xenluloza và pectin. Xenluloza của rau thuộc loại mịn dễ chuyển SANG DẠNG HÒA TAN Ở TRONG RUỘT. TRONG RAU, XENLULOZA Ở dưới dạng hên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza kích thích mạnh nhu động ruột và tiết dịch ruột.

Nhiều tài liệu cho rằng xenluloza của rau có khả năng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Lượng xenluloza trong rau khoảng 0,3-3,5% tùy loại rau. Rau là NGUỒN VITAMIN C và caroten cho khẩu phần ăn hàng ngày.

CÁC LOẠI RAU CÓ NHIỀU VITAMIN C như rau ngót (185mgo/o), rau mùi (140mg%), mùng tơi ( 72mg%), cải sen (51mg%), cải bắp ( 30mg%), rau muống (23mg%). Tuy vậy trong quá trình chế BIẾN BẢO QUẢN, LƯỢNG VITAMỊN C bị giảm đi khá nhiều. Mức giảm trung bình là 50%. Caroten CÓ NHIỀU Ở MỘT số rau quả có mầu như ớt vàng, cà chua, cà rốt, rau mùi, hành lá... Rau là nguồn các chất khoáng kiềm như K, Ca, Mg. Ngoài ra rau cũng là nguồn cung cấp chất sắt dễ hấp thu.

2. Quả.

Về thành phần dinh dường so với rau, quả có nhiều gluxit hơn và phần lớn dưới dạng đường đơn, đường kép như fructoza, glucoza, sacaroza. Quả cũng LÀ NGUỒN CUNG CẤP VITAMIN C NHƯ RAU NHƯNG ƯU VIỆT HƠN Ở chỗ trong quả không có men ascorbinaza phân giải vitamin C, đồng thời ăn quả tươi không qua chế biến nên lượng vitamin được giữ gần như nguyên vẹn. Một số loại quả có nhiều caroten như đu đủ, gấc, cam, chanh...

Quả cũng là nguồn các chất khoáng kiềm, chủ yếu là Ka li. Lượng canxi và photpho ít nhưng tỉ lệ CA/P tốt. Quả còn có ưu thế hơn rau ở CHỖ, QUẢ CÒN CHỨA 1 SỐ axit hữu cơ, pectin, tanin. Liên kết axit hữu cơ với tanin có tác dụng kích THÍCH TIẾT DỊCH VỊ MẠNH. PH Ở quả vào khoảng 2,5-5,2 và ở rau từ 5,3-5,9. Cam chanh có nhiều axit xitric, các quả khác có axit malic, xitric, tactric, benzoic...

3. Tính chất vệ sinh của rau quả.

Rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán do tưới rau bằng phân tươi hoặc nước bẩn. Các loại rau ăn tưới sống như rau sà lách, rau thơm, hành mùi, dưa chuột, cà rốt... nếu không được rửa sạch và sát trùng cẩn thận thì có thể gáy các bệnh đường ruột và giun sán.

Một vấn đề hiện nay đang được quan tâm là độ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả khá cao, gây nên ngộ độc cấp tính cũng như mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài cho người tiêu dùng.

Tóm lại giá trị dinh dưỡng của thức ăn động vật và thực vật như chúng ta đã thấy không có một loại thức ăn nào cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi vậy cần phải biết phối hợp ăn nhiều loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Ðảm bảo cho khẩu phần ăn hàng ngày có đủ các loại thức ăn ở CÁC NHÓM THỎA MÃN NHU cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi, giới tính cũng như cường độ lao động.


Mục lục

 


CHƯƠNG 01: DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
CHƯƠNG 02: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 03: NHU CẦU DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 04: DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 05: ĂN UỐNG HỢP LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
CHƯƠNG 06: GIÁ TRỊ DINH DUỠNG VÀ ÐẶC ÐIỂM VỆ SINH CỦA THỰC PHẨM
CHƯƠNG 07: NGỘ ÐỘC THỨC ĂN
CHƯƠNG 08: CÁC BỆNH THIẾU DINH DƯỠNGCÓ Ý NGHĨA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 09: DINH DƯỠNG TRONG MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH
CHƯƠNG 10: GIÁM SÁT DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 11: GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 12: CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 13: NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DUỠNG ÐIỀU TRỊ
CHƯƠNG 14: CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ TRONG MỘTSỐ BỆNH


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO