DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM


CHƯƠNG XIII: NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DUỠNG ÐIỀU TRỊ

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH

Dinh dưỡng điều trị học l?một NG?H KHOA HỌC VỀ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH. N?/FONT> nghiên cứu và đưa ra những nguyên tắc ăn uống cho những bệnh khác nhau.

Nhiệm vụ của dinh dưỡng điều trị là đưa liệu pháp ăn uống vào phối hợp với các phương tiện điều trị khác (thuốc, lý liệu pháp...).

Phần thực hành của dinh dưỡng điều trị là nấu các chế độ ăn điều trị, là nơi thực hiện nhu cầu thực tế và nhu cầu lý thuyết của các chế độ ăn đặc trưng cho các bệnh khác nhau và đưa ra cách CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ÐẶC BIỆT.

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DINH DƯỡNG ÐIềU TRỊ:

Y học l?một ng?h khoa học ứng dụng c?mục đ?h cuối c?g l?điều trị v?ph?g bệnh. Sự hiểu biết về nguy? nh? bệnh tật l?cần thiết đạt mục đ?h d? v?thế n? sự tiến bộ của điều trị theo song song với sự tiến bộ về sự hiểu biết nguyện nh? bệnh. Tuy nhi? kh?g phải y học lu? lu? biết được nguy? nh? g? bệnh, mặc d?kh?g biết nguy? nh? nhưng điều trị cũng đưa lại k?#7871; quả tốt. Đ?là nhờ kinh nghiệm của nhân dân tích lũy mấy nghìn năm trong sự đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật. Ðiều trị trước hết là một nghệ thuật có trước khi y học trở thành một ngành khoa học. Trước khi biết bệnh con người đã biết chữa bệnh, chủ yếu là chữa triệu chứng. Từ trước công nguyên (460-377 trước CN) y học đã nói tới vai trò của ăn uống và cho ăn uống phải là một phương tiện để chữa bệnh. Hypocrat một danh y thời cổ rất quan tâm đến vấn đề điều trị bằng ăn uống, ông viết: "Thức ăn cho người bệnh phải là phương tiện điều trị và các phương tiện điều trị của chúng ta phải là các chất dinh dưỡng" . Theo ông, cấn phải biết chọn thức ăn về chất cũng như về lượng sao cho phù hợp với từng giai đoạn của bệnh. Ông khuyên rằng: "Phải chú ý xem nên cho người bệnh ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay rải rác nhiều lần. Lại phải chú ý tới thời tiết, địa phương, thói quen và tuổi tác của người bệnh" và "Việc hạn chế hoặc cho ăn thiếu chất_ bổ rất ngụy hiểm đối với người mắc bệnh mạn tính". Thời kì Trung cổ, bác sĩ người La Mã Akhlepiat (128-56 trước CN) quan niệm rằng Dinh dưỡng điều trị chiếm vị trí chu yếu, theo cách nhìn của ông thì ông không công nhận biện pháp dược lí mà ông đưa ra một biện pháp bao gồm: Chế độ ăn và vật lý liệu pháp.

Từ thế kỷ 17 Lavoisier (1743-1794) đã khởi xướng việc nghiên cứu tiêu hao nâng lượng và mở đầu thời kỳ mới về nghiên cứu chuyển hóa trong dinh dưỡng nhất là chuyển hóa về mặt hóa học, vấn đề ăn điều trị ngày càng được các nhà y học chú ý Sidengai người Anh có thể coi là người thừa kế những di chúc của Hypocrat đã chỉ ra: "Ðể nhằm mục đích phòng bệnh cũng như điều trị trong nhiều bệnh chỉ cần cho ăn không chế độ ăn thích hợp và sống một đời sống có TỔ CHỨC HỢP LÍ " Ông thấy cần thiết là phải hoàn chỉnh được chế độ ăn cho bệnh Gút và bệnh béo phì, ông biết là bệnh nhân rất thích thuốc, ông cho rằng việc ăn uống của bệnh nhân liên quan với thuốc có một ý nghĩa rất lớn, ông yêu cầu thay hiệu thuốc bằng nhà bếp Hải Thượng Lãn Ông, một thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam hồi thế kỷ 18 cũng rất chú ý đến vấn đề ăn uống của người bệnh. Ông đã dùng ốc bươu để trị chứng tiêu khát và dùng củ chuối hột ép nước uống để điều trị bệnh đái đường. Ông viết: "Có thuốc mà không có ăn uống thì cũng đi đến chỗ chết. Ðối với người nghèo không những ông đến thắm bệnh cho thuốc không lấy tiền mà còn trợ cấp cả lương thực, thực phẩm cần thiết nửa. Vào cuối thế kỷ 18 và đặc biệt nửa cuối thế kỷ 19 dinh dưỡng điều trị đã phát triển hơn và có nhiều triển vọng, sự phát minh ra vitamin cùng với sự phác thảo ra những trấn đề về các chất khoáng trong dinh dưỡng người bệnh...

Ngày nay với những tiến bộ VỀ NGHIÊN CỨU DINH DƯÕNG Ở lĩnh vực tế bào đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự lựa chọn các chất dinh dường ở PHẠM VI TOÀN CƠ THỂ (ăn thừa, ăn thiếu, ăn đói, nhịn ăn, sinh đẻ và tiết sữa, bệnh tật và căng thẳng...) các kết quả nghiên cứu gần đây đã xác định vai trò của các chất chống oxy hóa đối với các gốc tự do để đề phòng các bệnh tim mạch, một số thể ung thư và bệnh đái tháo đường.

II. VAI TRÒ CỦA ĂN UỐNG.

1. Ăn uống đảm bảo sự phát triển của cơ thể.

Ðặc biệt là trẻ em, nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt cơ thể trẻ sẽ phát triển nhanh. Ví dụ cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng là 2800- 3000 g, lúc trẻ được 12 tháng tuổi thì cân nặng gấp 3 lần. Chiều cao lúc mới sinh trung bình là 48-50 cai, khi 12 tháng tuổi thì nhiều cao tăng lên gấp rưỡi. Ðối với phụ nữ có thai rất cần các chất dinh dưỡng để phát triển thai.

2. ăn uống tốt nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể chống lại bệnh tật nhất là các bệnh nhiễm khuẩn và khi có dịch.

Người ta thấy súc vật thí nghiệm được nuôi dưỡng tốt thì sản xuất kháng thể gấp 10 lần khi nuôi dưỡng kém. Hai nhóm chuột được tiêm độc tố thương hàn, nhóm nuôi thoàn toàn bằng ngũ cốc tỉ lệ chết gấp 4 lần so với nhóm ăn bằng ngũ cốc cộng với casein.

Trên cơ thể người, đặc BIỆT LÀ Ở trẻ em, người ta thấy những trẻ em bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp và bệnh ỉa chảy cao hơn rất nhiều so với. những trẻ bình thường.

3. ăn uống ảnh hưởng tới tỉ lệ tử vong.

Theo UNICEF, tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi của 130 nước trên thế giới (1984) (Tính theo tỉ lệ %0 ): 1960 1982

4. Vai trò của ăn uống với lao dộng và lối sống xã hội.

ăn uống tốt không những giữ GÌN SỨC KHỎE Ở mức bình thường mà còn nâng cao được hiệu suất lao động (trí óc và chân tay). Nếu khẩu phần ăn giảm nhiều thì sức lao động cũng giảm theo.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ thức ăn trong một số nước ảnh hưởng quyết định tới lối sống của nhân dân nước đó.

5. ăn có vai trò tích cực trong phòng và điều trị bệnh.

Người ta đã biết chế độ ăn này hay chế độ ăn khác có thể không chỉ làm tăng sức chống đỡ của cơ thể đối với những bệnh khác nhau mà còi có tác động ngược lại nghĩa là làm giảm sức chống đỡ cửa cơ thể. Chuyển chế độ ăn này sang chế độ ăn khác gây ra sự xáo trộn cơ thể trong đó có khả năng phản ứng của cơ thể. Về phương diện này chế độ ăn biểu hiện tác động của mình không chỉ tới toàn bộ cơ thể mà còn tới tất cả các quá trình vận chuyển trong cơ thể ÐANG Ở tình trạng bệnh lý hay kích thích gây bệnh.

Nước ta đang ở TRONG thời kì kinh tế chuyển tiếp. Bên cạnh mô hình bệnh tật của một nước kém phát triển trong đó suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn là phổ biến đang xuất HIỆN SỰ GIA TĂNG NHIỀU LOẠI BỆNH HAY GẶP Ở các nước phát triển. Các bệnh mạn tính không lây là MÔ HÌNH BỆNH TẬT CHÍNH Ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy còn đôi điều chưa sáng tỏ nhưng các ý kiến cho rằng dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phòng cũng như góp phần điều trị các bệnh này. Béo phì là một tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng (chiếm 60-80% các trường hợp). Vào cơ thể các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng cholesterol trong máu và huyết áp tăng lên theo mức độ béo, khi cân nặng giảm sẽ kéo theo giảm huyết áp và cholesterol. Thực hiện một chế độ ăn uống hợp và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định ở người trưởng thành là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì. Hiện nay, hầu như mọi người đều thừa nhận rằng chế độ ăn uống là một nhân tố quan trọng trong phòng ngừa và xử trí một số bệnh tim mạch, trước hết là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Một chế độ ăn hạn chế muối, giảm năng lượng và rượu có thể đủ để làm giảm huyết áp ở phần lớn đối tượng có tăng huyết áp nhẹ . NHỮNG NGƯỜI TĂNG huyết áp nặng chế độ ăn đó cũng làm giảm bớt liều lượng các thuốc giảm huyết áp cần thiết.

Mối liên quan giữa bệnh mạch vành với số lượng cholesterol toàn phần trong máu đã được thừa nhận rộng rãi. Người ta thấy thành phần chính trong chế độ ăn có ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol huyết thanh là các axit béo no. Axit béo no có nhiều trong chất béo động vật. Do đó một chế độ ăn giảm chất béo động vật, tăng dầu thực. vật, bớt ăn thịt, tăng ăn cá là có lợi cho người có rối loạn. chuyển hóa cholesterol. Chế độ ăn nhiều rau và trái cây có tác dụng bảo vệ cơ thể đối với bệnh mạch vành tuy cơ chế còn chưa rõ ràng

thể đó là do tác dụng của chất xơ có nhiều trong rau quả, cũng có thể một chế độ ăn thực vật sẽ làm giảm huyết áp, một nhân tố nguy cơ của các bệnh mạch vành.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy chế độ ăn ít xơ và nhiều chất béo đặc biệt là chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ ưng thư đại tràng. Tác dụng của chất xơ có thể là do chúng chống táo bón pha loãng các chất có thể gây ung thư trong thực phẩm và giảm thời gian tiếp xúc của niêm mạc đường tiêu hóa với các chất này. Người ta còn thấy vai trò của chế độ ăn trong bệnh đái đường, chế độ ăn thực vật, nhiều rau có liên quan đến hạ tháp tỉ lệ mắc đái đường thể không phụ thuộc vào Insulin.

Không thể phủ nhận được vai trò của ăn uống đối với các bệnh dinh dưỡng như suy dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt, bướu cổ do thiếu iốt, thiếu máu do thiếu sắt... .

6. ăn điều trị còn có vai trò trong phục hồi có thể.

Trong trường hợp bị thương phần mềm, gãy xương, cơ thể suy nhược sau sốt rét, sau. mổ, chế độ ăn hợp lí sễ giúp cho vết thương chóng lành và phục hồi cơ thể (đặc biệt là protein và vitamin C). Một số trường hợp, bệnh cấp tính qua đi rất nhanh, nếu bệnh nhân coi mình đã khỏe và không có chế độ ăn thích hợp thì bệnh có thể chuyển sang mạn TÍNH.

III .CƠ SỞ CỦA DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ HỌC.

CƠ SỞ CỦA DINH dưỡng điều trị họe là việc nghiên cứu tình trạng và quá trình trao đổi chất của người bệnh dựa vào đặc tính từng thời kỳ bệnh, kể cả mức độ nhiễm trùng, mức độ trầm trọng vô sự thay đổi hình thái các cơ quan và TOÀN BỘ CƠ THỂ Ở bệnh này hay bệnh khác.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh là chất và lượng thức ăn ăn vào ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của các nội tiết tố. Cho ăn nhiều gluxit làm tăng hoạt tính Adrenalin, nhiều protein làm tăng hoạt tính của Tyroxin. Hoạt tính của adrenalin còn phụ THUỘC VÀO LƯỢNG VITAMIN C Ở thường thận.

Người bị bệnh tăng toan thường bị Ợ CHUA, đau ở vùng thượng vị có cảm giác co thắt ở ngực. Ða số bệnh nhãn này dễ bị kích thích. Diễn biến đường huyết của người bị bệnh tăng toan giao ÐỘNG RẤT LỚN. KHI LƯỢNG ÐƯỜNG Ở máu tăng !ăn thì sự tiết dịch của dạ dày giảm đi, khi lượng đường huyết giảm đi thì sự tiết dịch của đa dày tăng lên. Những dao động đột ngột của đường huyết gây ra những đao động mạnh về tiết dịch dạ dảy. Nếu cho người bệnh ăn giảm gluxit để giảm sự táng đường huyết và cho ăn nhiều bữa gần nhau để đường huyết khỏi giảm xuống nhanh thì các triệu chứng tăng toan cũng sẽ bị mất đi.

Ðại đa số người bệnh bị tăng toan là những .người thuộc loại thần kinh yếu. Khi ăn hạn chế gluxit và ăn rải ra nhiều bữa không những làm mất triệu chứng tăng toan mà còn giúp người bệnh trở nên bình tĩnh và cân bằng hơn. Như vậy là trong một số- trường hợp dịch thể trở thành yếu tố điều hòa, hệ thần kinh trung ương trở thành bị điều hòa và do đó ăn uống có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa của hệ thần kinh thực vật.. Trong các bệnh tiêu hóa ăn uống hợp lí là biện pháp điều trị chủ yếu vì đẩy là nơi chuẩn bị và sử dụng thức ăn ăn vào.

IV. NGUY? TắC Và Tổ CHứC CủA ĂN ÐIềU TRị. ,

Khi thực hiện chế độ ăn điều trị có thể sử dụng những nguyên tắc khác nhau tùy đặc tính của từng bệnh, tình trạng bệnh và các đặc tính cá biệt khác.

Trong dinh dưỡng điều trị người ta sử dụng rộng rãi các nguyên tắc hạn chế về số lượng và chất lượng. Sự giới hạn về số lượng tùy thuộc giới hạn chất lỏng đưa vào như các bệnh thuộc hệ tim mạch, vữa xơ động mạch, cao huyết áp. Trong một số bệnh đòi hỏi giới hạn cả số lượng và chất lượng. Do đó khi xây dựng thực ềơn cho bệnh nhân cần chú ý các nguyên tắc sau đây:

1 Khi đưa ra các chế độ ăn khác nhau phải đảm bảo sự cần đối, sự đấy đủ và sự toàn diện của nó, sao cho phù hợp: với đặc tính biết trước của bệnh, chú trọng những bệnh đặc biệt .

2. Xác định được thời hạn hạn chế của. việ.c sử dụng các chế độ ăn không cân đối, khổng toàn diện và không ÐẦY ÐỦ Ở những ảnh khác nhau.

3. Quy định những nguyên tắc ĂN UỐNG Ở những bệnh nhân tiến hành liệu pháp đặc biệt (liệu pháp sinh hóa, liệu pháp điếu trị ).

4. Ðề ra các nguyên tấc phối hợp các yếu tố dinh dưỡng, điều trị với việc sử dụng kháng sinh và các phương tiện khác của liệu pháp thuốc.

5. Qui định chế độ ăn phải phù hợp với hoạt động của bệnh nhãn, chú ý tới việc đề phòng sự hạn chế hoạt động sau này do ảnh hưởng của ăn uống gây ra.

Khi xây dựng từng thực đen cụ thể, vấn đề quan trọng là việc lựa chọn các thực phẩm, các thực phẩm sử dụng luôn tuân thủ theo nguyên tắc tác động cơ học và hóa học. Ðể tránh các tác động cơ học khi chế biến thức ăn cần chú ý:

- Hạn chế hoặc loại trừ các thức ăn thô, các thực phẩm khó tiêu nhiều xenluloza như: bánh mì đen, củ cải; bắp cải, cây họ đậu

- Xử lí các thực phẩm bằng cách nghiền nhỏ, chà xát, nhào trộn và quấy đảo để đảm bảo sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt nhất.

- Sử dụng những phương pháp nấu đặc biệt nhằm làm giảm chất xơ, hòa tan propectin và làm mềm thực phẩm. Cách chế biến tốt nhất là phương pháp hấp, có thể sử dụng phương pháp nướng; nhưng nên hạn chế phương pháp rán.

Ðể loại trừ các tác động hóa học khi chế biến thực phẩm nên loại trừ các thực phẩm giàu chất chiết xuất, hạn chế biến món án gầy kích thích tiết dịch vị của dạ dày và ruột. Trong khẩu phần ăn nên loại trừ nước dùng đặc, súp cà chua, nước chấm đặc, nước sốt, gia vị, dưa chuột muối... Phương pháp nấu là tất nhất.

V. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH.

1. Nguyên tắc phải đảm bảo

a) Cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết.

b) Ðủ các chất dinh dưỡng.

c) Ðủ nước và điện giải ăn uống tốt giúp cho bệnh .nhân tránh được sự phá hủy về thể chất và phục hồi những dự trữ đã mất.

2. Nhu cầu cụ thể:

  1. Nhu cầu về năng lượng:

Bệnh nhân cần số lượng Calo bàng số Calo của chuyển hóa cơ bản: 1250-1500Kcal, cộng thêm những nhu cầu sau đây do bệnh tật đòi hỏi

- 20% nếu bệnh nhân vật vã nhiều.

- 18% nếu sốt cao lên 10C

- 10% nếu tổ chức tế bào bị hủy hoại.

Tổng nhu cầu năng lượng dao động từ 1800- 2200kcal. tương đương với lao độ ng nhẹ .

b) Nhu cầu về protein:

- 10-15% năng lượng khẩu phần tức là 1-1,5g/kg/24giờ (Tốt nhất là 12 +1%). Tỉ lệ protein động vật trên proteiN TỔNG SỐ LÀ 50%.

Ở người bình thường đã rất cần protein, người bệnh lại cần thiết hơn. Trong bỏng, nhiễm trùng, xuất huyết cơ thể mất đi một lượng protein khá lớn do dịch hay tế bào cơ thể bị hủy hoại. Do vậy protein phải lớn hơn 1g/kg/24h. Nhưng sự cung cấp protein cho bệnh nhân tùy từng giai đoạn củabệnh và tùy từng bệnh. Ví dụ:

- Giai đoạn đầu: Cơ thể giáng hóa nhiều protein, cân bằng Ni tơ âm tính, protein chỉ cung cấp: 0,25- 0,5g/kg.

- Giai đoạn bệnh đã đỡ: lg/kg/24h. Dần dần tăng lên 1,2-1,4g/kg/24h.

- Giai đoạn hồi phục: 1,5-2g/kg/24h. Trẻ em có thể lên tới 3-4g/kg/24h.

- Trong một số bệnh có rối loạn chuyển hóa (viêm thận có urê máu cao) thì chỉ cần 0,3g/kg, nhưng chỉ dùng trong thời gian ngắn (tối đa là 10 ngày).

Protein động vật có giá trì sinh học cao hơn nên tỉ lệ protein động vật phải là 30-50% tổng số protein.

c) Nhu cầu về lipit:

Cao do lipit cung cấp nên khoảng từ 20- 30% trong tổng số Calo. Khi tính toán nhu cầu về lipit cần phải chú ý đến lipit thực vật vì nó cung cấp axit béo không no và vitamin E.

d) Nhu cầu gluxit:

Lượng gluxit trong khẩu phần nên cân đối với protein và lipit theo tỉ lệ:

P:L:G = 1:0,7:5 . Tỉ lệ cân đối này giúp cơ thể hấp thu được dễ dàng các chất dinh dưỡng. Khi đưa gluxit chú ý thêm một lượng vitamin B1. Nên có một tỉ lệ cân đối giữa thành phần của gluxit với nhau. Lượng tinh bột khoảng 75%, lượng đường Saccaroza khoảng 10-15%. Chú ý hàm lượng các chất xơ (pectin, xenluloza ) vì pectin ức chế các hoạt động gây thối ở RUỘT VÀ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi khuẩn có ích, xenluloza ngoài chức năng kích thích nhu động ruột còn góp phần bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể, người ta thấy rằng nếu lượng Xenluloza < 1,5% sẽ gây táo bón, nhưng nếu tăng lên trên 4,5% thì lại gây ỉa chảy. Do vậy lượng peetin nên là 3% và Xenluloza nên là 2%.

e) Nhu cầu vitamin:

Tốt nhất vẫn là các vitamin có trong thức ăn, có thể dùng vitamin tổng hợp như vitamin B1, B2, PP, C, A, D, K. TRƯỜNG HỢP BỆNH NẶNG THÌ VITAMIN B1 VÀ VITAMIN C là cần thiết nhất.

g) Nhu cầu nước và muối khoáng:

Trước hết phải cung cấp đủ cho bệnh nhân lượng nước và muối khoáng cần thiết. Ðặc biệt là trẻ ỉa chảy, nôn, sốt cao. Muốn biết đủ hay thiếu phải làm điện giải đồ và có kế hoạch bồi phụ cho bệnh nhân. Tóm lại khẩu phần ăn cho bệnh nhân nên cần:

P:L:G =13:22:65 (% năng lượng)

= 1:0.7:5 (% năng lượng)

3. Chỉ số giới hạn

Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh NHÂN PHẢI Ở trong giới hạn sau:

- Năng lượng do piotein cung cấp không tháp dưới 10% và không cao 20% tổng số năng lượng của khẩu phần. Tỉ số protein động vật không thấp dưới 25% của tổng số protein.

- Calo do lipit không cao quá 35% tổng số Calo của khẩu phần. Ðể tránh nhiễm toan do protein, thì số lượng gluxit tốt nhất phải hơn 4 lần protein, không được thấp hơn 2 lần

- Ðể tránh nhiễm toan do lipit, thì số lượng gluxit ít nhất phải là 2 lần số lượng lipit.

Nhu cầu dinh dưỡng cho một người nặng 50 kg

Loại chế độ ăn

Protein (g)

Lipit (g)

Gluxit(g)

Calo

Ăn rất nhẹ

40 (0.8g/kg)

28

200

1212

ăn nhẹ

50 (1g/kg)

35

250

1515

ăn bình thường

60 (1.2g/kg)

70 (1.4g/kg)

42

49

300

350

1818

2121

ăn bồi dưỡng

80 (1.6g/kg)

90 (1.8g/kg)

100 (2g/kg)

56

63

70

400

450

500

2424

2727

3030

Bữa ăn phải chia cho hợp lí, ít nhất là 3 bữa. Bữa sáng và tối nên ăn nhẹ 20-30% năng lượng khẩu phần. Nếu ăn 2 bữa thì hấp thu xấp xi 75% năng lượng khẩu phần, 3 bữa thì hấp thu xấp xỉ 85% năng lượng khẩu phần.

4. Các chế độ ăn thường dùng trong bệnh viện.

a)Chế độ ăn bình thường:

-1800-2000 Kcal. Protein là 60-70g trong đó protein động vật chiếm 25-30% trong tổng số protein.

- Dùng cho bệnh nhân mới vào viện không phải kiêng khem gì đặc biệt hoặc bệnh nhân trong giai đoạn ổn định của bệnh. Nhu cầu dinh dưỡng gần giống người thuộc loại lao động nhẹ .

b) Chế độ ăn bồi dưỡng:

- 2600-3000Kcal, protein 70-100g (protein động vật chiếm 30-50%).

- Dùng cho bệnh nhân chuẩn bị mổ và giai đoạn hồi phục của bệnh.

c) Chế độ ăn mềm:

- 1250-1800 Kcal, protein 40-75g (protein động vật là 50-70%).

- Dạng chế biến: Phở, cháo, miến.

- Dạng chế biến: sữa, cháo. CÓ thể dùng sữa đậu nành thay cho sữa bò khi thiếu hoặc hỗn hợp sữa đậu nành cộng 10% sữa bò.

- Dùng cho bệnh nhân sốt nhiễm trùng nặng.

e) Chế độ ăn tăng protein, giảm lipit, tăng Calo:

- Dùng cho bệnh nhân suy gan, viêm gan đã hồi phục, chế độ ăn này cần nhiều protein động vật (thịt nạc, trứng, sữa...).

- Dùng cho bệnh nhân bị các bệnh tim mạch, thận.

i) Chế độ ăn hạn chế gluxit (giảm bột, đường):

- Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

k) Chế độ ăn hạn chế xơ và các chất lên men:

- Dùng cho bệnh nhân viêm ruột cấp tính.

I) Chế độ ăn hoàn toàn lỏng ( Chế độ ăn bằng ống thông ):

- Dùng cho bệnh nhân hôn mê, tổn thương đường tiêu hóa trên, uốn ván, viêm não.

Một số chế độ ăn đặc biệt:

U: Dùng trong hội chứng urê máu cao

S: Dùng trong điều trị trẻ suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor.

SK: Sữa chua điều trị trong bệnh nhiễm khuẩn.

CHế Ðộ KI?G ĂN CHỉ UốNG

Ðặc điểm của chế độ ăn này là bệnh nhân không ăn nên có tác dụng cho bộ máy tiêu hóa được nghỉ hoàn toàn, hấp thu rất nhanh, có tác dụng chống độc và lợi tiểu

Cho bệnh nhân uống các loại nước như: Nước lọc, trà loãng (pha thêm ít đường) hoặc nước suối.

Thể tích: 1,5 lít/24 giờ, CÁCH 2 GIỜ CHO BỆNH NHÂN UỐNG 1 LẦN. CÓ thể uống nước đường Saccaroza hoặc glucoza 60-100 g II,51ít, tức là 240-400 Kcalo. Chỉ định trong các trường hợp sau đây:

- Viêm dạ dày ruột cấp tính.

- Urê máu cao.

- Suy tim.

- Xuất huyết đường tiêu hóa.

- Sau phẫu thuật.

- Nôn mửa, nhất là do nhiễm độc thai nghén.

Nhiễm khuẩn nặng bất kì nguyên nhân nào.

Vì chế độ này không đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng nên chỉ áp dụng cho bệnh nhân trong một vài ngày.

CHế Ðộ SữA Và SữA PHốI HợP

1 Chế độ sữa.

    1. Các loại sữa hay dùng
  Cách pha Protein Lipit Gluxit Calo
Sữa tươi 10% đường

5% đường

3.9

3.9

4.4

4.4

14.8

9.8

116

95

Sữa đặc Pha 33% 3.4 3.1 18.2 117
Sữa bột Pha 15% + 10 % đường 4.4 4.1 15.4 117

Trong 1 lít sữa có 1,6g NaCl

1..2. Số lượng và cách dùng:

1,5 - 2 lít/24 giờ pha với nước trà, nước cháo, nước luộc rau, ca cao, sữa sẽ rất dễ tiêu

1..3. Chỉ định: Trong các trường hợp:

Các bệnh về thận như viêm thận cấp tính. Nên dùng sữa đậu nành kết hợp với sữa bò để giảm bớt lượng muối trong sữa hoặc có thể dùng các loại sữa ít muối.

- Bệnh nhân bị suy tim nặng có kèm theo phù: Khi dùng nên rút bớt lượng sữa đi (nhằm giảm bớt muối) và nước cho thêm đường vào để tăng năng lượng.

- Bệnh loét dạ dày tá tràng có tăng HCL: Chế độ này có tác dụng cho dạ dày được nghỉ ngơi, trung hòa bớt HCL, có thể dùng sữa đậu nành.

Trường hợp bị nhiễm trùng nặng: dùng trong những ngày đầu, nếu lâu ngày phải dùng sữa phối hợp với các thức ăn khác.

1 4. Chống chỉ định:

Khi bệnh nhân dị ứng sữa. Các bệnh về đường ruột như táo bón, ỉa chảy.

- Bệnh viêm túi mật, sỏi MẬT: Ở bệnh nhân này khi dùng chế độ sữa thì có trường hợp rất tốt, nhưng cũng có trường hợp không tốt tùy từng bệnh nhân.

2. Sữa phối hợp:

Ðó LÀ KẾT HỢP SỮA VỚI một hoặc vài loại thực phẩm khác, sự kết hợp này sẽ tốt hơn khi dùng đơn THUẦN SỮA. NÓ gồm các loại:

2.1. Chế độ sữa và bột: Kết hợp sữa với các loại bột như bột gạo, mì, sắn, khoai. Nhưng chế độ này cũng không được tốt lắm vì dễ gây táo bón, chỉ dùng khi nhiễm khuẩn đã đỡ.

2.2. Chế độ sữa, trứng, bột rau quả.

Dùng kết hợp sữa + trứng + bột + rau + đậu đỗ và các loại quả.

Là chế độ phối hợp tất, có đủ thành phần hơn và dễ tiêu hơn. Nhất là dùng sữa đậu nành vì protein cua sữa đậu nành là globulin (SỮA BÒ LÀ CASEIN).

CHế Ðộ ĂN RạN CHế MUốI

Bình thường trong chế độ ăn hàng ngày có l0-15g muối NaCl gồm: 40% muối dùng để nấu nướng.

- 40% muối dùng để chế biến các sản phẩm: giò, chả, nước mắm, tương, cà...

- 20% muối có sẵn trong các thức ăn thiên nhiên như sữa, trứng, nội tạng (óc thận, gan), cá, cua bể...

Hàm lượng Na có trong một số thực phẩm (tính theo mg %):

Cải xoong 98.7 Chuối 54.2 Nước mắm 10.000
Rau giền 70.5 Dứa 26.7 trứng 146.9
Su hào 5.6 Mận 9.6 Cá biển 100
Bí đỏ 65.3 Cam 4.4 Ðường 79.4
Bắp cải 48.2 Dưa hấu 8.2 Sữa bò 45.3
Ðậu cô ve 21.5 Chanh 3.0 Khoai lang 55.6
Giá đỗ 10.0 Bánh mì 390-670 Khoai tây 17.1
Rau muống 18.0 Gạo 158.0 Bột mì 2.5
Mồng tơi 5.0 Cà chua 3.0 Dưa cải 1700
Sữa mẹ 18.5 Thịt bò 77.9 Thịt lợn sấn 35.6
Gan 78.6 Cá tươi 39.3
  1. Chế độ ăn hạn chế muối Nacl tương đối
  2. - Nghĩa là trong khẩu phần ăn còn Nacl 1,25- 2,5g (hay Na = 0,5-1,0g).

    - Thực hiện chế độ ăn cần phải:

    + Cấm nấu các thức ăn bằng muối ( kể cả nước mắm).

    + Không được dùng cà muối, cá muối, thịt muối...

    + Ðược phép dùng: Các thức ăn có rất ít muối như thịt, cá nước ngọt, gạo,

    khoai, rau quả tươi và các thức ăn bản chất có khá nhiều muối như: trứng, sữa, của nội tạng...

    b) Chế độ ăn hạn chế muối Nacl tuyệt đối:

    Ðây là chế độ ăn hạn chế Nacl chặt chẽ nghĩa là chỉ có Nacl 0,5-1g (hay Na = 0,195-0,395g ).

    - Cấm dùng các thức ăn như chế độ ăn trên và cấm cả thức ăn thiên nhiên có sẵn muối như: sữa, trứng, cua.... Chế. độ ăn này còn có tên là chế độ Kempner gồm: Cơm, quả, đường không có thịt, cá, sữa bò. .

    c) Chỉ định:

    Trong suy tim: hạn chế muối, nước, Cao, protein. Nếu suy tim có cơn đột biến thì hạn chế muối tuyệt đối. Nếu suy tim giai đoạn có khả năng hồi phục (bù trừ) và khi cơ năng thận tốt thì hạn chế muối tương đối.

    - Trong huyết áp cao: phải hạn chế tuyệt đối nếu có cơn kịch phát, hạn chế tương đối nếu bệnh nhân vẫn chịu được huyết áp mà không có biến chứng nặng. Chú ý nếu huyết áp cao không rõ nguyên nhân và không nhiều biến chứng tim thận thì nhiều khi phải hạn chế tuyệt đối mới có kết quả.

    - Trong bệnh thận: hạn chế muối, nước, protein nếu urê máu cao. Trong viêm thận cấp thì hạn chế tuyệt đối hay tương đối tùy thuộc vào bệnh nhân phù nhiều hay ít. Trong viêm thận mãn thì thể phù phải hạn chế muối còn thộp huyết áp cao và urê cao thì phối hợp hạn chế muối và hạn chế protein. Trong hội chứng thận hư phải hạn chế muối kèm với tăng protein.

    - Trong xơ gan, kèm cổ chướng và phù thì phải hạn chế muối và tăng protein.

    Ðối với phụ nữ có thai 3-6 tuần lễ cuối nên ăn nhạt để tránh cho tử cung khỏi phù và làm cho co bóp được mạnh mẽ. Dùng trong các bệnh cần hạn chế nước bởi vì nếu có muối lập tức cơ thể sẽ giữ nước lại.

    d) Chống chỉ định: Hạn chế muối không cần thiết trong:

    Bệnh béo phì: vì nó không làm cơ thể bớt mỡ đi được nếu không hạn chế các thức ăn khác.

    - Hội chứng tầng urê máu do thiếu muối Nacl trong các trường hợp ỉa chảy nhiều và nôn mửa nhiều.

    Viêm dạ dày, tăng bài tiết HCL trong địch vị: vì nếu hạn chế muối không làm giảm bài tiết HCL được.

    - Bệnh tim, thận dùng thuốc lợi tiểu bằng thuốc có thủy ngán, cơ thể mất nhiều muối vì đái nhiều và có thể gây ra urê máu tăng.

    CHẾ ĐỘ ĂN TĂNG Và GIảM PROTEIN

    I. GIẢM PROTEIN

    Bình thường chế độ ăn có 1g protein cho lkg thể trọng. Chế độ ăn giảm protein nghĩa là dưới 1g cho lkg thể trọng.

    1. Phân loại.

    - Giảm ít: 0,8-0,9g/kg tức là 40-50g/50kg. Thức ăn gồm: Trứng+ sữa+ ngũ cốc, rau quả. Không dùng thịt, cá.

    Giảm trung bình: 0,6-0,8g/kg tức là 30-40g/50kg. Thức ăn gồm: Ngũ cốc, khoai, rau quả (còn gọi là chế độ án chay), nếu có thịt, cá, trứng thì rất ít.

    - Giảm nhiều: 0,4- 0,5g/kg tức là 20-25g/50kg. Chế độ này chỉ dùng được trong vài tuần vì nó dưới mức tối thiểu của lý thuyết ni tơ (Mức tối thiểu ni tơ 4-5g/24h tức là 25-30g protein). Thức ăn gồm: cơm, quả, đường (Chế độ ăn của Kempner )

    Hoặc bỏ hẳn protein: Chế độ ăn Borat-bull chỉ có dầu hoặc bơ, đường. (thí dụ: dầu long, đường 200g - Dùng đường saccaroza hoặc glucoza).

    2. Chỉ định.

    a) Chỉ định khi cơ thể không bài tiết được các chất đào thải của sự chuyển hóa protein như:

    Viêm thận cấp: khi urê máu cao, vô niệu có thể dùng chế độ <l0g protein/ngày hoặc 0g protein/ngày.

    Viêm thận mạn: Có URÊ huyết cao dùng chế độ ăn giảm nhiều hoặc trung bình tùy theo số urê bài TIẾT TRONG NƯỚC TIỂU/ 24 GIỜ NHIỀU HAY ÍT. SỐ protein của chế độ ăn = số urê niệu / 24 giờ x 3.

    - Xơ cứng. động mạch, huyết áp cao: Bệnh này thường thận bài tiết kém và urê máu cao nên hạn chế protein.

    - Suy tim có tổn thương ở thận .

    b) Chỉ định hạn chế protein khi protein trở thành chất độc vì nó không chuyển hóa được tốt hoặc không sử dụng được tốt.

    Muốn protein được sử dụng tốt cần phải dùng phối hợp với các thức ăn khác mang lại nhiều cáo (lipit, GLUXIT). SỐ calo do protein không nên quá 20%. Như vậy một chế độ ăn có:

    - 100g protein phải có > 2000 Kcalo

    - 120g protein phải có > 2400 Kcalo

    - 150g protein phải có > 3000 Kcalo

    Như vậy chế độ ăn nhiều protein phải có 2 điều kiện là nhiều protein động vật và nhiều calo.

    2. Chỉ định trong các bệnh.

    a) Xơ gan: 1,5- 2 - 2,5g/kg. Phối hợp với giảm lipit, chế độ ăn có công hiệu nhất trong giai đoạn gan to. Nếu có cổ chướng và phù nhiều thì ăn tăng protein phối hợp với giảm muối.

    b) Viêm gan: giai đoạn đỡ và hồi phục hoặc thể mạn.

    c) Hội chứng thận hư: Dùng khi thận bài tiết urê tốt. Nếu bệnh nhân có phù thì phải kết hợp với chế độ ăn giảm muối.

    d) Thiếu máu: Nhất là trường hợp thiếu máu do thiếu huyết sắc tố.

    e) Bệnh nhiễm khuẩn mạn tính: lao, ung thư gan, suy dinh dưỡng.

    g) Ngoại khoa: Trước và sau khi phẫu thuật, bỏng nặng, gầy xương.

    h) Sản khoa: Phụ nữ có thai- không mắc bệnh thận.

    3.Chống chỉ định.

    a) Suy thận có urê máu cao

  3. Hội chứng urê máu cao ở TẤT cả các loại.

CHẾ ÐỘ ĂN HẠN CHế LIPIT

1. Ðặc điểm của Lipit.

- Sinh năng lượng gấp đôi protein hoặc gluxit:

1g lipit sinh ra 9 Kcal

1g protein sinh ra 4 Kcal

- CÓ KHẢ NĂNG DỰ TRỮ Ở các tố chức của cơ thể khi chế độ ăn thừa lipit.

- Gây co túi mật để tống mật ra ngoài, Gluxit không có vai trò này còn protein rất ít vai trò này.

2. Chỉ định.

- Bệnh béo phì: Bệnh béo phì có thể không do nguyên nhân ăn quá nhiều nhưng việc điều trị không thể không hạn chế số lượng của khẩu phần. Khẩu phần ăn phải giảm calo bằng cách giảm mỡ, đường. Do vậy có thể lượng calo sẽ giảm xuống dưới 1500kcalo/24h, vì thế cho nên phải tăng lượng protein và rau trong khẩu phần ăn. .

- Bệnh của túi mật: Viêm túi mật, sỏi mật do cholesterol đắng đọng.ăn chất béo sẽ gây co bóp túi mật. Bệnh nhân đau, do vậy nên ăn nhiều gluxit vì gluxit không làm cho túi mật co bóp. Tùy theo từng thực phẩm và cách chế biến khác nhau mà phản ứng của cơ thể khác nhau, đối với thực phẩm rán, xào cơ thể phản ứng nhiều hơn. Sữa tươi, dầu thực vật nếu dùng đơn thuần dễ chịu cho bệnh nhân hơn.

Nếu bệnh nhân bị tắc mật trong túi mật vì túi mật giảm khả năng co bóp do vậy có thể dùng chất béo làm túi mật co bóp tốt hơn: Buổi sáng cho bệnh nhân ăn trứng, kem sữa hoặc uống dầu thực vật có tác dụng tống mật ra khỏi túi mật.

- Bệnh xơ mỡ động mạch: Là TÌNH TRẠNG HÌNH THÀNH MỘT MẢNG LIPIT Ở dưới nội mạc mạch máu Thành phần của nó gồm cholesterol và những este của cholesterol và một ít photpholipit. Phần lớn mỡ động vật (mỡ lợn, bò, cừu...) chứa nhiều axit béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu. Còn các dầu thực vật (dầu đỗ tương, ngô...) chứa nhiều a.xịt béo không bão hòa làm hạ cholesterol trong máu. Cho nên trong bệnh này nên hạn chế các loạt mỡ động vật.

CHế Ðộ ĂN BằNG ốNG THÔNG

1. Chỉ định.

Cho bệnh nhân ăn bằng cách truyền thức ăn bằng ống thông qua mũi trong các trường hợp: Mất trí, mắc bệnh thần kinh, uốn ván, viêm màng não, liệt họng vì bạch hầu, suy nhược sau mổ cắt dạ dày, sau phẫu thuật quan trọng, bỏng nặng, hôn mê, chán án (trong trường hợp bệnh nhân chán ăn khuyên bệnh nhân nhiều lần nên ăn uống bình thường).

2. Cách truyền

Dùng ống thông dài khoảng 1m, đường kính của ống thông khoảng 1,2- 1,5mm.

Bôi glyxerin hoặc vaselin rồi cho vào mũi bệnh nhân tới dạ dày. Muốn tránh cho bệnh nhân khỏi nôn thì đồng thời cho bệnh nhân hút một ít nước bằng 1 ống nhỏ ngậm vào mồm. Cho ống thông vào mũi rất từ từ-khi tới họng thì. bảo bệnh nhân nuốt đồng thời ấn ống thông xuống.

3. Cách cho ăn.

Cho bệnh nhân ăn nhỏ giọt liên tục như tiêm truyền tĩnh mạch 60 giọt/1phút hoặc cho ăn 3-4 lần/1 ngày. Hoặc có thể lấy bơm tiêm bơm dung dịch qua ống thông mỗi lần 300-400ml. Ngày bơm 5-6 lần. Sau khi cho ăn cần bơn lột ít nước qua ống thông để rửa khỏi tắc ống.

- CỐ định ống thông.

4. Thời gian và số lượng dùng.

Cho ăn trong 7-15 ngày, có thể ăn lâu hơn nhưng phải thay ống thông 1-2 lần/1tháng.

  • SỐ lượng tùy theo từng bệnh mà cho ăn từ 500-2000 Kcal/ngày.

- Cho ăn tăng dần (bắt đầu 500 Kcal và 30g protein, sau đó mỗi ngày cho ăn thêm 250-500 cao cho đến khi được 2000 Kcal).

5. Tai biến.

Ðau bụng, đầy hơi, la lỏng nhất ỉa khi bắt đầu cho ăn nhanh quá, chỉ cần bớt số lượng ăn, thay hỗn hợp thức ăn hoặc thời gian cho ăn. Hội chứng Dumping: thường xảy ra đối với bệnh nhân cắt dạ dày.

Sau khi ăn bị mệt, nhức đầu, toát mồ hồi, run bắp cơ. Do thức án thoát khỏi dạ dày 'nhanh quá hoặc dạ dày bị giãn hoặc thức ăn đặc. Do vậy không nên dùng hỗn hợp có > 1kcal/1ml.

- Bệnh nhân nôn mửa không chịu được ống thông.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam


CHƯƠNG 01: DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
CHƯƠNG 02: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 03: NHU CẦU DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 04: DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 05: ĂN UỐNG HỢP LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
CHƯƠNG 06: GIÁ TRỊ DINH DUỠNG VÀ ÐẶC ÐIỂM VỆ SINH CỦA THỰC PHẨM
CHƯƠNG 07: NGỘ ÐỘC THỨC ĂN
CHƯƠNG 08: CÁC BỆNH THIẾU DINH DƯỠNGCÓ Ý NGHĨA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 09: DINH DƯỠNG TRONG MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH
CHƯƠNG 10: GIÁM SÁT DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 11: GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 12: CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 13: NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DUỠNG ÐIỀU TRỊ
CHƯƠNG 14: CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ TRONG MỘTSỐ BỆNH


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO