DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
CHƯƠNG XI: GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG
1. Tầm quan trọng của giáo DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng.
Giáo dục dinh dưỡng là một hoạt động cơ bản nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của NHÂN DÂN. Ở hội nghị quốc tế về dinh dưỡng tổ chức bởi FAO LẠI một lần nữa đưa ra khuyến nghị giáo dục dinh dưỡng là hoạt động cần được ưu tiên, bởi nguyên nhân gốc rễ dẫn đến nạn đói và nạn suy dinh dưỡng là sự thiếu kiến thức và sự nghèo khổ.
Giáo dục dinh dưỡng là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán thói quen và các hành vi liên quan đến dinh dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Bản thân quá trình giáo dục dinh dưỡng phải nằm trong một chiến lược phát triển của toàn xã hội mà nó là một quá trình liên tục, không ngừng. Giáo dục dinh dưỡng đòi hỏi một sự tham gia của toàn xã hội đặc biệt là các ngành giáo dục, truyền thông, nông nghiệp, hội làm vườn, ngành sức khỏe cộng đồng và dinh dưỡng. Ðồng thời đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức quần chúng, các hội từ thiện, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở.
Bản chất của hoạt động giáo DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng là sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kiến thức. Ðồng thời giáo dục dinh dưỡng là một quá trình có mục đích. Ðể thực hiện giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả việc phân tích các yếu tố nguyên NHÂN DẪN ÐẾN TÌNH TRẠNG PHỔ BIẾN SUY DINH DƯỠNG Ở cộng đồng là rất quan trọng. Từ những phân tích thực tế điều kiện sống, kinh tế và văn hóa giáo dục, tìm ra những nguyên nhân then chốt, tiềm tàng mà từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng thích hợp.
2. Ðối tượng và nội đung giáo dục dinh dưỡng cộng đồng
a) Ðối tượng của giáo dục dinh dưỡng:
Từ việc tìm hiểu phân tích các yếu tố nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng kém của cộng đồng, những thói quen và tập quán, nhưng hạn chế của hệ thống sản xuất kinh tế và trình độ văn hóa, điều kiện sống của dân CHÚNG Ở cộng đồng. Việc phân tích nhóm đối tượng cần tập trung để tiến hành tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả. Thường xuyên ta phân ra hai nhóm đối tượng cần tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng sau:
- Nhóm đối tượng chính: Các bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú, các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 TUỔI, NHỮNG NGƯỜI CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở cộng đồng, các cô nuôi dạy trẻ, các ông bà trong gia đình.
- Nhóm đối tượng hỗ trợ cho CÔNG TÁC GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng gồm các thành viên lãnh đạo cộng đồng, thôn xóm, các cán bộ của những tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, hội làm vườn, thanh niên cũng như các nhóm khuyến nông.
b. Những nội dung chính của giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng:
Những nội dung giáo dục dinh DƯỠNG Ở cộng đồng được hình thành trên cơ sơ phân tích mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến tình trạng sức KHỎE CỦA NHÂN DÂN Ở CỘNG ÐỒNG ÐẶC BIỆT LÀ TRẺ EM LỨA TUỔI TỪ 0 -5 tuổi. Ðể can thiệp dinh dưỡng bằng giáo dục dinh dưỡng thường tập trung vào các nội dung sau:
Giáo dục về kế hoạch hóa gia đình, để hạ thấp tỉ lệ sinh và phát triển dân số, giảnh sức ép dân số một yếu tố tác động rất lớn đến kinh tế và dinh dưỡng.
- Nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ không cứng nhắc theo giờ giấc nhất định.
- Hướng dẫn chăm sóc và chế độ ăn uống nghỉ ngơi cho các bà mẹ đang mang thai và cho con bú.
- Hướng dẫn chế độ ăn bổ sung cho .trẻ nhỏ đảm bảo đủ số lượng và cân đối giữa các chế độ dinh dưỡng.
- Chăm sóc hợp lý khi trẻ ốm và các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ( tiêm chủng, phòng chống ỉa chảy, viêm cấp đường hô hấp, giun sán, nước sạch và môi trường...) .
- Theo dõi sự tăng trường của trẻ em bằng theo dõi cân nặng với việc sử dụng biểu đồ phát triển.
- phòng chống các bệnh thiếu VI CHẾT DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM (THIẾU VITAMIN A và bệnh khô mắt, thiếu máu thiếu sắt, thiếu iốt...)
- Vệ sinh trong chế biến thực phẩm và vệ sinh ăn uống.
- Xây dựng hệ sinh thái VAC GIA ÐÌNH ÐỂ TẠO NGUỒN THỰC PHẨM TẠI CHỖ.
II. CÁC HÌNH THỨC VÀ KĨ NĂNG CắN THIếT KHI TIếN HàNH GIáO DụC DINH DƯỡNG ở CộNG ĐỒNG.
1. Các hình thức giáo dục DINH DƯỠNG CÓ THỂ ÁP DỤNG Ở cộng đồng. Ðể có thể tiến hành giáo DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng làng xã cần lựa chọn và phối hợp nhiều hình THỨC CHO VIỆC GIÁO DỤC CÓ HIỆU QUẢ. CÓ thể chia theo hai thể thức sau:a) Các hình thức trực tiếp:
Là các hình thức truyền thông giáo dục trong đó có sự trao đổi trực tiếp giữa người nói và người nghe hoặc nhóm người nghe. Các loại hình thức trực tiếp hay áp dụng trong THỰC TẾ Ở cơ sở là:
+ Thảo luận cá nhân, thăm hỏi tại gia đình:
Việc thảo luận và giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ không phải là việc dễ dàng, vì việc thay đổi tập quán không phải là việc đơn giản. Khi bà mẹ chú ý nghe lời khuyên không có nghĩa là bà mẹ sẽ làm theo lời khuyên đó. Những bà mẹ thường tin theo những kinh nghiệm riêng và liên quan với các yếu tố (sự thiếu thốn lương thực và thực phẩm, những thực phẩm dễ tìm, tín ngưỡng, tập quán, kiêng kị...). Trước khi tiến hành trao đổi những kiến thúc về dinh dưỡng chúng ta cần tìm hiểu lý .do vì sao nhân dân làm theo cách riêng như vậy, từ đó mới tiến hành giáo dục có hiệu quả. Khi trao đổi cá nhân cần theo nguyên tắc sau:
- Nói chuyện đúng lúc để có hiệu quả là khi bà mẹ cần có nhu cầu giúp đỡ ( khi con bà ta ốm , không lên cân...). Khi thảo luận và trao đổi có thể liên kết các thông tin lại cần chú ý những thông tin chúng ta trao đổi không nên chống lại những niềm tin tôn giáo, những hiểu biết của người mẹ. Khi trao đổi thông tin mới nên đề cập với thực tế của cộng đồng, phù hợp với cách nuôi dưỡng tốt. Nên tránh những lời khuyên mà thực tế không thực hiện được ( như nghèo túng, qui định tôn giáo, trình độ hiểu biết thấp).
+ Thảo luận hoặc trao đổi nhóm nhỏ. Ðây là hình thức tiện lợi và chủ yếu nhất được áp dụng ở TUYẾN LÀNG xã với một nhóm các bà mẹ có nhu cầu thông tin giống nhau (các bà mẹ có thai, các bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi...)
Những buổi trao đổi, giáo dục dinh dưỡng cần được chuẩn bị kỹ các mục tiêu và đưa ra những vấn đề thiết thực với việc nuôi dưỡng trẻ. Chuẩn bị tốt những phương tiện như tranh ánh hướng dẫn, biểu đồ, đèn chiếu, nơi có điều kiện có thể dùng đèn chiếu, băng video.
Ở CÁC ÐIỂM PHỤC HỒI DINH DƯỠNG Ở cộng đồng tổ chức hướng dẫn chế biến bữa ăn cho trẻ với các THỰC PHẨM SẴN CÓ Ở ÐỊA phương, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng. Cũng ở NHỮNG ÐIỂM ÐÓ CÓ thể để các bà mẹ có con phục hồi tốt sau khi đã được hướng dẫn trao đổi để gây niềm tin và khuyến khích các bà mẹ khác.
+ Qua gặp gỡ ngẫu nhiên hay mang tính chất tình huống. Ðây là hình thức hay gặp, người cán bộ tình nguyện viên dinh dưỡng tận dụng các cơ hội gặp gỡ đối tượng trao đổi giáo dục dinh dưỡng. Thông thường cơ hội này là khi đi làm cùng nhau hoặc lúc bà mẹ đang gặp tình huống tìm đến sự giúp đỡ và cần lời khuyên của nhân viên y tế sức khỏe hoặc trong lúc khám bệnh điều trị.
+ TỔ chức nói chuyện tập trung.
Thông thường các buổi họp tập trung của thôn xã và các tổ chức quần chúng cán bộ y tế hay nhân viên sức khỏe cộng đồng có thể phối hợp tiến hành trao đổi thông tin về các vấn đề dinh DƯỠNG CẦN GIẢI QUYẾT Ở cộng đồng, hoặc những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình dinh dưỡng và sức khỏe khác.
b) Các hình thức gián tiếp:
Những hình thức tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng gián tiếp qua việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn như pano, áp phích, tranh ảnh và đèn chiếu, đài truyền thanh của địa phương. Những hình thức gián tiếp trong truyền thông giáo dục dinh dưỡng rất có hiệu quả cho việc phổ biến tới nhiều đối tượng. Ðặc biệt là những thông tin đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, dễ dàng không tốn kém. Qua hình thức này còn lôi kéo và động viên tạo không khí sôi động trong hoạt động giáo DỤC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG. Ở những hình thức này cần phải lưu ý tới các chủ đề thích hợp, xây dựng các tài liệu và nội dung hấp dẫn sẽ đưa đến hiệu quả cao.
2. Kĩ năng trong hoạt dộng GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng.
Trong việc huấn luyện cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng việc huấn luyện để xây dựng kĩ năng - thực hiện quá trình giáo dục là rất quan trọng . Trong đó nhóm kĩ năng sau đây cần chú ý: .
1. Lôi cuốn sự chú ý và quan tâm của bà mẹ hoặc các đối tượng, đặc biệt khi bà mẹ hỏi về sức khỏe của con họ là cơ hội tốt để họ chú ý nghe những lời khuyên.
2. Tìm những điểm có thể khuyến khích các bà mẹ để tạo nên niềm vui và sự thân mật.
3. Khi tiến hành tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng thông tin nên đơn giản và cố gắng chỉ bổ sung một số ý kiến, vào lúc giải thích ý kiến nên gắn với hiểu biết của bà mẹ.
4. Thông tin cần dùng những từ gần gũi với cộng đồng, đơn giản dễ tiếp thu và dễ hiểu, cần phối hợp với ảnh tranh, biểu đồ minh họa.
5. Lặp đi lặp lại một thông tin cho chắc chắn, trước khi chuyển sang thông tin khác.
6. Tạo điều kiện dể bà mẹ thực hành và áp dụng những lời khuyên dinh dưỡng.
7. Tạo không khí thán mật giữa. cán bộ tuyên truyền viên dinh dưỡng với người nghe và các bà mẹ sẽ tạo được hiệu quả cao hơn .
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TUY? TRUYềN GIáO DụC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG 1. Xây dựng kế hoạch tuyên TRUYỀN GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng. Ðể việc tuyến truyền giáo DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng có hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch dựa trên những vấn đề thực tế dinh dưỡng của cộng đồng, đặc biệt là nhu cầu của cộng đồng cần giải quyết để lựa chọn và chuẩn bị thông điệp cho việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng được chính xác, phù hợp về nội dung và lượng thông tin cần thiết xác định thời điểm tuyên truyền giáo dục hợp lí (khi nào ? có nên làm tại thời điểm này không ?) bởi lẽ chúng ta cần cân nhắc các thời điểm mùa màng hoặc các công việc khác có'thể liên quan tới đối tượng chúng ta cần tiến hành tuyên truyền giáo dục. Xác định nhóm đích để tiến hành tuyên truyền giáo dục (ai ? bao nhiêu người ?).Xác định các hình thức hợp lí để phù hợp với đối tượng, lựa chọn và sử dụng các tài liệu, phương tiện nghe nhìn thích hợp.
- Xây dựng dự trù kinh phí và nguồn cán bộ làm công tác tuyên truyền cho từng thời điểm và cả kế hoạch 1 năm, một chương trình can thiệp.
2. Xây dựng mạng lưới tình NGUYỆN VÀ HỖ TRỢ TRONG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở cộng đồng:.
Tuyên ngôn Alma Ata "Sức khỏe cho mọi người vào năm 2000" đã nhấn mạnh việc mỗi người phái tự chăm lo s.ức khỏe của mình và mỗi cộng đồng cần có kế hoạch cho việc chăm lo sức khỏe mà nền tảng dựa vào nguồn lực và sức mạnh cộng đồng, vào người dân. Do vậy người dân cần có những hiểu biết cần thiết cho việc chăm lo sức khỏe của cá nhân và gia đình. Chính vì vậy việc tuyên truyề giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe đã được đặt lên hàng đầu. Nguyên nhân gốc rễ của nạn đói và suy dinh dưỡng là sự thiếu kiến thức và nghèo khổ. Ðể cải thiện tình trạng đó vấn đề nâng cao dân trí, giáo dục kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe và kiến thức về kinh tế, sản xuất để thoát khỏi đói nghèo và nạn suy dinh dưỡng cần trở thành quốc sách.
Trong quá trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe có nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả. Ðó là cả một quá trình từ nhận thức vấn đề, đến hành động, tác động bởi các yếu tố tập quản, niềm tin, kinh tế, văn hóa của các thành viên trong gia đình cũng như cộng đồng. Cho nên cần có những người cộng tác là người của địa phương, hiểu biết phong tục tập quán, hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân để đưa ra những lời khuyên thiết thực cụ thể và kịp thời cho các đối tượng có nguy cơ. Trong việc lựa chọn các cộng tác viên nên lưu ý mấy điểm sau:
- Là người sống ở địa phương, tích cực trong công tác xã hội và có uy tín với mọi người trong thôn xóm.
- Có trình độ học vấn đủ khả năng tiếp thu và truyền đạt kiến thức đã học.
- Là người gương mẫu trong nếp sống và thực hiện chương trình dinh dưỡng, sức khỏe.
- Ðời sống tạm đủ ăn, có thời gian để tham gia công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng.
Mỗi cộng tác viên phụ trách từ 15 đến 80 hộ gia đình, tùy theo địa phương sống tập trung hay phân tán. ĐÂY LÀ MẠNG LƯỚI HOẠT ÐỘNG CỤ THỂ NHẤT Ở cơ sở, được hướng dẫn hoạt động và sinh hoạt của ban chỉ đạo dinh dưỡng và trạm y tế xã, hỗ trợ đắc lực cho ngành y tế. Màng lưới cộng tác viên có thể gắn bó hoạt động với các hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ làm phong phú nội dung hoạt động của các hội này đưa đến hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng sức khỏe.