DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM


CHƯƠNG VIII: CÁC BỆNH THIẾU DINH DƯỠNGCÓ Ý NGHĨA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Những kết quả nghiên cứu của khoa học dinh dưỡng đã chỉ ra trong thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, đó là các chất protein, lipit, các vitamin, các chất khoáng và nước: Sự thiếu một trong các chất này có thể gây ra nhiều bệnh tật thậm chí chết người ví dụ như bệnh scobut do thiếu VITAMIN C đã lấy đi sinh mạng 100 trong số 160 thủy thủ theo

Vasco de Gam tìm đường sang phương Đông, Viên da PELLAGRA HAY GẶP Ở các vùng ăn toàn ngô do thiếu vitamin PP, bệnh tê phù do thiếu vitamin B1...

Người ta gọi đó là các bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu, nghĩa là nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một thành phần dinh dưỡng nào đó. Nhờ áp dụng kiến thức dinh dưỡng. vào chăm sóc sức khỏe; nhiều loại bệnh này được đẩy lui về quá khứ. Tuy vậy Ở các nước nghèo vẫn còn nổi trội lên các vấn đề sức khỏe do thiếu dinh dưỡng, các bệnh thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất hiện nay là thiếu PROTEIN NĂNG LƯỢNG, THIẾU VITAMIN A và bệnh khô mắt, thiếu máu dinh dưỡng, thiếu iot và BỆNH BƯỚU CỔ.

THIẾU DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾU DINH DƯỠNG PROTEIN NĂNG LƯỢNG .

Thiếu dinh dưỡng Protein năng LƯỢNG LÀ LOẠI THIẾU DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG NHẤT Ở trẻ em, với biểu hiện lâm sàng bằng tình trạng chậm lớn và hay đi kèm với các bệnh nhiễm khuẩn .

Thiếu dinh dưỡng Protein năng LƯỢNG Ở trẻ em thường xảy ra do:

- Chế độ ăn thiếu về số lượng và chất lượng .

- Tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường ruột, sởi, và viêm cấp đường hô hấp. Các bệnh này gây tăng nhu cầu, giảm ngon miệng và hấp thu.

Mối quan hệ giữa suy đinh dưỡng- nhiễm khuẩn thể hiện qua vòng sau đây:

Tình trạng phổ biến của suy dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế xã hội, sự nghèo đói, sự  kém hiểu biết vì tình trạng văn hóa thấp, mù chữ, thiếu thức ăn, vệ sinh kém, đồng thời với sự lưu hành bệnh nhiễm khuẩn. Ở CỘNG đồng các nguyên nhân thường đan xen nhau rất phức tạp cần lưu ý tới những trẻ em sinh ra CÁC GIA ÐÌNH NGHÈO TÚNG, Ở những bà mẹ đẻ quá dày, cân nặng khi trẻ sinh ra thấp, những đứa trẻ sinh đôi, những bà mẹ sau sinh mất sữa. ĐÓ là những trẻ có nguy cơ cao chế độ ăn không đủ cả lượng và chất dẫn tới bị suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng thể còm Marasmus là thể thiếu dinh dường nặng hay gặp nhất. Ðó là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả nhiệt lượng lẫn Protein do cai sữa sớm hoặc ăn bổ sung không hợp lý. Tình trạng vệ sinh kém gây ỉa chầy, đứa trẻ ăn càng kém và vòng luẩn quẩn bệnh lý bắt đầu. Kwashiorkor ít gặp hơn Marasmus thường là do chế độ ăn quá nghèo về protein mà gluxit tạm đủ (chế độ ăn sam chủ yếu dựa vào khoai sắn). Ngoài ra còn có thể phối hợp Marasmus - Kwashiorkor.

Ðặc điểm các thể suy dinh dưỡng

Thể loại lâm sàng

Marasmus Kwashiorkor

Các biểu hiện thường gặp

Cơ teo đét Rõ ràng Có thể không rõ do phù
Phù Không có Có ở các chi dưới , mặt
Cân nặng/ chiều cao Rất thấp Thấp, có thể không rõ do phù
Biến đổi tâm lý Ðôi khi lặng lẽ mệt mỏi Hay quấy khóc, mệt mỏi
 

Các biểu hiện có thể gặp

Ngon miệng Khá Kém
ỉa chảy Thường gặp Thường gặp
Biến đổi ở da ít gặp Thường có viêm da, bong da
Biến đổi ở tóc ít gặp Tóc mỏng thưa, dễ nhổ
Gan to Không Ðôi khi do tích luỹ mỡ
Hoá sinh (albumin huyết thanh) Bình thường hoặc hơi thấp Thấp (dưới 3g/100ml)

Chúng ta cần nhớ rằng suy dinh dưỡng bắt đầu từ biểu hiện chậm lớn cho đến các thể nặng là Marasmus và Kwashiorkor.

Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, việc nhận biết các thể nhẹ và vừa có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

Trong điều kiện thực địa, người ta chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao, vòng cánh tay) để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng. Khi đo vòng cánh tay cần sờ nắn để đánh giá tình trạng lớp mỡ dưới da.

Ở cộng đồng, cách phân loại thông dụng nhất trước đây do Gomez F. đưa ra từ năm 1956 dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra phần trăm của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 1 tương ứng 75%-90% của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 2 tương ứng 60%-75% của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 2 tương ứng 60% của cân nặng chuẩn. Cách phân loại của Gomez F. đơn giản nhưng không phân biệt được thiếu dinh dưỡng mới xẩy ra hay đã lâu.

Ðể khắc phục nhược điểm đó, Wate*ow J.C. đề nghị cách phân loại như sau: Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh đường) biểu hiện bằng cân nặng theo chiều cao thấp so với chuẩn, thiếu dinh dưỡng thể còi cọc (tức là thiếu dinh dưỡng trường diễn) dựa vào chiều cao theo tuổi thấp so với chuẩn.

Bảng phân loại theo Waterlow

 

Cân nặng theo chiều cao

(80 % hay -2SD)

Trên

Dưới

Chiều cao theo tuổi

(90% hay-2SD )

Trên

Bình thường

Thiếu dinh dưỡng gày còm

Dưới

Thiếu dinh dưỡng còi cọc

Thiếu dinh dưỡng nặng kéo dài

Hiện nay OMS . KHUYẾN NGHỊ COI LÀ THIẾU DINH dưỡng khi cân nặng theo tuổi dưới 2 độ lệch chuẩn (-2 SD) so với quần thể THAM KHẢO NCHS (NATIONAL CENTER FOR HEAÌTH ST'ATISTICS) CỦA MỸ. VIỆC SỬ DỤNG QUẦN THỂ NCHS được đề ra sau khi quan sát thấy trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì các đường phát triển tương tự nhau. So với TRỊ SỐ TƯƠNG ỨNG Ở QUẦN thể tham khảo, người ta chia ra các mức độ sau: từ -2 đến -3 độ lệch chuẩn: thiếu dinh dưỡng vừa (độ 1), từ -3 đến -4 độ lệch chuẩn: thiếu dinh dưỡng nằng (độ 2), dưới -4 độ lệch chuẩn: thiếu dinh dưỡng rất nặng (độ 3). Ở CÁC THỂ NẶNG, người ta thường dùng thang Welcome để phán biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor.

Thang phân loại Welcome

Cân nặng (%) so với chuẩn Phù
Không
60-80 Kwashiorkor Thiếu dinh dưỡng
Dưới 60 Marasmus - Kwashiorkor Marasmus

Theo tính toán, 1 SD tương đương 10% như vậy 60% tương đương mức -4SD của cân nặng chuẩn.

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đòi hỏi sự lồng ghép của nhiều hoạt động trong đó có các biện pháp lớn sau đây:

1. Theo dõi biểu đồ phát triển trẻ em.

2. Phục hồi mất nước theo đường uống khi trẻ ỉa chảy.

3. Nuôi con bằng sữa mẹ.

4. Tiêm chủng theo lịch phòng các bệnh sởi, uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt và lao. .

5. Kế hoạch hóa gia đình.

6. Giáo dục dinh dưỡng.

7. Xây dựng hệ sinh thái VAC tạo thêm nguồn thức ăn bổ sung.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu sâu hơn về các biện pháp dinh dưỡng.

II. CáC BIệN PHáP PHòNG CHốNG SUY DiNH DƯỡNG

1 Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.

Trong những năm gần đây, ít có vấn đề được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng trẻ em bằng vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Không ít các cuộc hội nghị hội thảo quốc tế và trong nước DÀNH RIÊNG CHO CHUYÊN ÐỀ NÀY. TỔ chức quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEF) đã coi nuôi con bằng sữa mẹ là một trong 4 biện pháp quan trọng nhất (theo dõi biểu đồ phát triển, phục hồi mất nước do ỉa chảy bằng orêzôn, nuôi con bằng sữa mẹ và tiêm chủng theo âm lịch tuổi) để bảo vệ sức khỏe trẻ em. Ðiều đó có nhiều lí do:

a) Trước hết sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với đứa trẻ. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ đều được cơ thể hấp thu và đồng hóa dễ dàng.

b) Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể đứa trẻ mà không một thức ăn nào có thể thay thế được, đó là:

- Các Globulin miễn dịch, chủ yếu là IGA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và một số bệnh do virus.

- Lizozim là một loại len có nhiều hơn hẳn trong sữa mẹ so với sữa bò. Lizozim phá hủy một số vi khuẩn gây bệnh và phòng ngừa một số bệnhvirus.

- Lactoferrin là một protein kết hợp với sắt có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh cần suất để phát triển.

- Các bạch cầu: trong 2 tuần lễ đầu, trong sữa mẹ có tới 4000 tế bào bạch cầu/ml. Các bạch cầu này có khả năng tiết IGA, lixozim, lactoferrin, interferon.

- Yếu tố bifidus cần cho sự phát triển loại vi khuẩn lactobacilusbifidus, kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh và kí sinh trùng.

c) Nuôi con bằng sữa mẹ là điều kiện để đứa con có nhiều thời gian gần gũi với mẹ, mẹ gần gũi với con. Chính sự gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hòa của đứa trẻ. Mặt khác, chỉ có người mẹ qua sự quan sát tinh tế của mình những khi cho con bú sẽ phát hiện được sớm nhất, đúng nhất những thay đổi của con bình thường hay bệnh lý .

Nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý những điểm sau đây:

- Cho con bú càng sớm càng tốt, bú ngay trong nửa giờ đầu tiên. Phản xạ bú của đứa trẻ kích thích tiết sữa, mặt khác trong sữa non là loại sữa tuần đầu tiên có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, nhất là chất béo và có nhiều loại IGA một yếu tố miễn dịch quan trọng.

- Cho con bú kéo dài, ít nhất đến 12 tháng. Mặc dù số lượng sữa ngày càng ít đi nhưng chất lượng sữa vần tốt, do đó cho bú kéo dài là cách nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ một cách tự nhiên.

- Cho bú không cứng nhắc theo giờ giấc, mà theo nhu cầu của trẻ . Giá trị toàn diện không thể gì thay thế được của sữa mẹ cần được mọi người và xã hội thấm nhuần để mọi người mẹ có quyết tâm và được tạo điều kiện để nuôi con bằng bầu sữa của mình.

2. Cho ăn bổ sung hợp lý.

Trong 4 tháng đầu, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với đứa trẻ . Nhưng từ tháng thứ. 5 trở đi, số lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của đứa trẻ đang lớn nhanh. Do đó các bà mẹ cho con ăn sam (ăn bố sung), thông thường ở nước ta là các loại bột, nhất là bột gạo.

Mấy điểm sau đây cần lưu ý: .

a) Thức ăn bổ sung cần có đăm độ năng lượng thích hợp:

Trong sữa mẹ, 50% năng lượng là do chất béo, trong bột gạo chỉ có 1-3% năng lượng do chất béo. Chế độ ăn có đậm độ năng lượng thấp thì phải ăn nhiều hơn mới đáp ứng được nhu cầu, điều đó không dễ thực hiện vì dạ dày

Sữa mẹ giữ vị trí trung tâm. CÁC LOẠI THỨC ĂN Ở 4 Ô xung quanh bổ sung cho sữa mẹ tùy theo nhu cầu, mỗi ? CÓ vị trì riêng của nó. Trong thức ăn bổ sung đơn giản nhất thường gồm 2 thành phần, bột ngũ cốc phối hợp với bột đậu đỗ. Tuy nhiên thức ăn bổ sung hoàn chỉnh cần đại diện 4 ô trong hình vuông thức ăn tỷ lệ thích hợp.

d) Theo dõi biểu đồ phát triển:

Khác với bệnh nhiễm khuẩn, SUY DINH DƯỠNG Ở trẻ em tiến triển theo một con đường quanh co khúc khuỷu, đến khi nhận thấy thường là giai đoạn muộn Do đó, vấn đề quan trọng là nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong những năm gần đây, người ta nói nhiều đến giá trị của việc sử dụng biểu đồ phát triển, coi đó là biện pháp quan trọng để phòng chống suy dinh dưỡng. Cân nặng định kì đứa trẻ đều hàng tháng, đứa trẻ tăng cân, đó là biểu hiện bình thường, cân đứng yên là biểu hiện đe dọa, nếu xuống cân là biểu hiện nguy hiểm. .

Theo dõi và sử dụng biểu đồ phát triển là công việc tự giác có ý thức của bà mẹ chứ không phải là hoạt động chuyên môn kỹ thuật riêng của cơ quan y tế Trong phòng chống suy dinh dưỡng, vai trò người mẹ là trung tâm. Người mẹ nào cũng tràn đầy tình yêu và trách nhiệm đối với con mình, biểu đồ phát triển giúp họ đánh giá đúng đắn tình hình sức khỏe của con họ.

Chính vì vậy, sứ dụng biểu đồ phát triển đã được tổ chức quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEF) coi là một trong các biện pháp chủ yếu trong chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Tóm lại, sử dụng biểu đồ phát triển, nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung hợp lí, giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho người mẹ đó là các biện pháp quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Cùng với việc XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI VAC (VƯỜN, ao, chuồng) để tạo thêm nguồn thực phẩm tại chỗ nhằm làm phong phú bữa ăn trước hết cho trẻ em và người mẹ, chúng sẽ mở ra triển vọng tốt cho công TÁC PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỜNG Ở TRẺ EM NƯỚC TA.

THIẾU MÁU DINH DƯỠNG VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.

I ÐịNH NGHĩA

NHIỀU NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ gây ra thiếu máu trong đó đứng về phương diện sức khỏe cộng đồng 3 loại sau đây quan trọng hơn cả:

a) Thiếu máu dinh dưỡng.

b) Thiếu máu liên quan với nhiễm khuẩn và kí sinh trùng mạn.

c) Thiếu máu liên quan đến các tật di truyền của các phân tử hemoglobin (kể cả bệnh Talatxêmi).

Ba loại này không tách biệt mà nhiều khi lồng vào nhau ví dụ một số nhiễm kí sinh trùng như giun móc chẳng hạn làm tăng nhu cầu các yếu tố tạo máu và thúc đẩy phát sinh thiếu máu dinh dưỡng. Hơn nữa, trong một quần thể có tỉ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao, đồng thời cũng có thể có nhiều người bị thiếu máu do bệnh của hemoglobin.

Thiếu máu dinh dưỡng không những là loại thiếu máu phổ biến nhất mà đồng thời cũng là loại dễ được chế ngự nhờ các biện pháp can thiệp y tế.

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, có thể kết hợp với thiếu axít folic nhất là trong thời kì có thai. Các loại thiếu máu dinh dưỡng khác như do thiếu vitamin B12, piridoxin và đồng thời ít gặp hơn.

Các đối tượng thường bị đe dọa thiếu máu dinh dưỡng là trẻ em học sinh và nhất là phụ nữ có thai.

Theo Tổ CHỨC Y tế thế giới, thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lí xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dường cần thiết cho quá trình tạo máu bất kể lí do gì.

Hàm lượng hemoglobin bình thường thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng sinh lí, độ cao so với mặt biển và ít khác NHAU THEO CHỦNG TỘC. TỔ CHỨC Y tế thế giới đã đề nghị coi là THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT KHI HÀM LƯỢNG HEMOGLOBIN Ở dưới các ngưỡng sau đây:

Bảng 1: Ngưỡng KB CHỈ ÐỊNH THIẾU MÁU THEO TỒ CHỨC Y tế thế giới

Nhóm tuổi

Ngưỡng hemogolobin (g/100ml)

Trẻ em từ 6 tháng- 6 tuổi

11

Trẻ em từ 6 tuổi- 14 tuổi

12

Nam trưởng thành

13

Nữ trưởng thành

12

Nữ có thai

11

NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯỢNG HEMOGLOBIN THẤP hơn các giới hạn trên không bị thiếu máu (nghĩa là cho thêm các chất dinh dưỡng tạo máu vào mà lượng Hb vẫn không tăng ), tuy vậy trong một quần dân cư. tỉ lệ số người có lượng Hb thấp hơn các "ngưỡng" trên càng CAO THÌ VẤN ÐỀ THIẾU MÁU CÀNG LỚN.

II. Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

1. Tỉ lệ mắc bệnh.

Dựa theo các giới hạn "NGƯỠNG" ÐỀ NGHỊ Ở trên và số liệu nhiều cuộc điều tra, Tổ CHỨC Y tế thế giới ước tính có 30% dán số thế giới bị thiếu máu.

Bảng 2: Tỉ lệ phần trăm thiếu máu trên thế giới (1980)

Vùng

Trẻ em

0-4 tuổi

Trẻ em

5-12 tuổi

Người trưởng thành nam

Phụ nữ 15-49

Có thai

Chung

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

12

51

7

46

3

26

14

59

11

47

Chung

43

37

48

51

35

Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển (36%) so với các nước phát triển (8%). Tỉ lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi, nam á rồi đến châu Mỹ La Tinh còn các vùng khác thấp hơn. Thiếu máu hay gặp nhất ở PHỤ nữ có thai 51%) rồi dện trẻ em (43%) học sinh (37%) còn ở nam giới trưởng thành thấp lơn cả (18%) .

Người ta ước tính toàn thế giới có khoảng 700 - 800 triệu người bị thiếu náu. Cần chú ý thêm rằng thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối của một quá trình hiếu sắt tương đối dài vời nhiều ảnh hường bất lợi đổi vời sức khỏe và số giời bị thiếu sắt nhưng chưa bộc lộ thiếu máu còn cao hơn nhiều số người bị hiếu máu thực sự.

Các điều tra dịch tể học ở NƯỚC ta bước đầu cho thấy: tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai ở HÀ NỘI LÀ 41% (3 THÁNG CUỐI LÀ 49%) CÒN Ở một số vùng nông thôn là 49% (3 tháng cuối là 59%) . Tỉ lệ THIẾU MÁU Ở trẻ em trước tuổi đi học vào khoảng 40-50%.

Như vậy thiếu máu dinh dưỡng đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng của bà mẹ và trẻ em nước ta .

2. Hậu quả sức khỏe.

Biểu hiện thường gặp của thiếu máu là da xanh, niêm mác nhợt nhạt, các biểu hiện thiếu oxi ở các mô. Về phương diện sức khỏe cộng đồng các hậu quả sau đây đáng chú ý:

A) ảnh hưởng tới khả năng lao động:

Thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây nên tình trạng thiếu oxi các mô, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng. Nghiên cứu ở nhiều nơi cho thấy năng suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn những người bình thường. Người ta còn nhận thấy tình trạng thiếu sắt (chưa bộc lộ thiếu máu) cũng làm giảm khả năng lao động.

B) nh hưởng tới năng lực trí tuệ:

Các biểu hiện mệt mỏi, nhất ngủ kém chú ý, kém tập trùng, dễ bị kích động hay gặp ở NHỮNG người thiếu máu. Kết quả học tập của học sinh bị thiếu náu thấp hơn hẳn so với lô chứng và đã được khắc phục sau khi các em được )ổ sung viên sắt.

C) nh hưởng tới thai sản:

Từ lâu người ta đã biết thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Nhưng bà mẹ thiếu máu có nguy cơ đẻ còn nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở THỜI KỲ HẬU SẢN. Vì vậy người ta đã coi thiếu máu dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén là một ÐE DỌA SẢN KHOA.

III. NGUY? NHÂN THIếU MáU DINH DưỡNG

Sự hiểu biết nhu cầu sắt của cơ thể cũng như giá trị sinh học của Fe trong thức ăn sẽ giúp chúng ta giải thích vì sao một số đối tượng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ lại có nguy cơ cao về thiếu máu dinh dưỡng.

1. Nhu cầu sắt

Lượng sắt trong cơ thể rất ít chỉ CÓ KHOẢNG 2,5G Ở NỮ VÀ 4,5G Ở NAM. Tuy vậy sắt giữ vai trò sinh học rất quan trọng, chuyển hóa. gần như khép kín, cơ thể rất tiết kiệm sắt nhưng hằng ngày vẫn bị hao hụt một ít theo CÁC CON ÐƯỜNG KHÁC NHAU .

người trưởng thành lượng sắt mất đi vào khoảng 0,9mg mỗi ngày Ở NAM (65KG) VÀ 0,8MG Ở NỮ (65KG). Ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ,lượng sắt mất theo kinh nguyệt dao động khá nhiều, trung bình vào khoảng 0,4- 0,5mg mỗi ngày.

NHƯ VẬY Ở đối tượng phụ nữ lứa tuổi này tổng lượng sắt mất trung bình hằng ngày là 1,25mg và có khoảng thiếu máu xuất hiện.

Bảng 3: Nhu cầu sắt hấp thu hằng ngày (mg)

Nhóm tuổi

Cân nặng (kg)

Nhu cầu

Trẻ em:    
0.25-1

8

0.96

1-2

11

0.61

2-6

16

0.70

6-12

29

1.17

Nam thiếu niên 12-16

53

1.82

Nữ thiếu niên 12-16

51

2.02

Trưởng thành (nam)

65

 
Trưởng thành (nữ)    
- Tuổi hành kinh

55

2.38

- mãn kinh

55

0.96

-Cho bú

55

1.31

Nhu cầu khi có thai tùy tình trạng sắt của cơ thể trước khi có thai.

2. Nguồn sắt trong thức ăn.

Trong thức ăn sắt ở dạng Hem VÀ KHÔNG Ở dạng Hem. Hem là thành phần của hemoglobin và Myoglobin, do đó có trong thịt, cá và máu. Tỉ lệ hấp thu loại sắt này cao 20- 30%. Sắt KHÔNG Ở DẠNG HEM CÓ CHỦ YẾU Ở ngũ cốc rau củ và các loại hạt. Tỉ lệ hấp thu thấp hơn và tùy theo sự có mặt của các chất hỗ trợ hay ức chế trong khẩu phần ăn. Các chất hỗ trợ hấp thu sắt là vitamin C, các chất giàu protein. Các chất ức chế hấp thu sắt là các phytat, tanin. Ngoài ra tình trạng sát trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới hấp thu sắt.

thể chia các loại khẩu phần thường gặp ra làm 3 loại:

- Khẩu phần có giá trị sinh học thấp (sắt hấp thu khoáng 5% ): chế độ ăn đơn điệu chủ yếu là ngũ cốc, củ, còn lượng thịt hoặc cá dưới 30g hoặc lượng Vitamin C dưới 25mg.

- Khẩu phần có giá trị sinh học trung bình (hấp thu sắt khoảng 10%): khẩu phần có từ 30- 90g thịt cá hoặc 25- 75mg Vitamin C.

Nếu một khẩu phần có đủ cá 2 tiêu chuẩn trên hấp thu sắt sẽ tăng lên rõ rệt, ngược lại nếu có nhiều yếu tố ức chế (chè, cà phê) sẽ cản trở hấp thu.

Căn cứ vào nhu cầu sắt (bảng 3) và tỉ lệ hấp thu sắt theo loại khẩuphần ta có thể tính nhu cầu sắt thực tế như sau: cùng một loại khẩu phần có giá trị sinh học trung bình (hấp thu sắt khoảng lo%) thì nhu cầu thực tế sắt ở nam trưởng thành là:

1,14 x 10 = 11mg/ngày.

và ở NỮ Ở DỘ tuổi hành kinh là:

2,38 x 10 : 24 mg/ngày.

IV. CHẨN ĐOÁN THIếU MáU DINH DƯỡNG

1. Trong các điều tra sàng LỌC Ở cộng đồng.

Các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán hemoglobin và hematocrit nhận định về tình trạng chức Y TẾ THẾ GIỚI (BẢNG 1). CÓ THỂ CHIA RA CÁC MỨC 80%, 60-80% và dưới 60% so với ngưỡng. Trong dùng các mốc 10g/100ml, 7-10g/100ml và 7g/100ml để phân loại các mức độ nhẹ vừa và nặng.

2. Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu Fe.

Khi điều kiện chỏ phép có thể tiến hành các xét 'nghiệm sau đây:

- Ferritin huyết thanh: Mức ferritin trong huyết thanh phản ánh dự trừ Fe trong cơ thể. Ở NGƯỜI bình thường hàm lượng ferritin trong huyết thanh là 70 mcg/1 ở NAM VÀ 35 MCG/1 Ở NỮ khi dưới 12mcg/1 coi là thiếu dự trữ sắt.

- Mức bão hòa transferin: Hầu hết Fe trong huyết thanh đều gắn với protein là transferin. Khi dự trữ Fe đã cạn mà tiếp tục thiếu Fe thì tỷ lệ transferin bão hòa với Fe giảm xuống từ 30% xuống thấp hơn 15%.

- Protoporphyrin trong hồng cầu: Do thiếu sắt, protoporphyrin không tham gia tạo Hem được nên hàm lượng protoporphyrin tự do của hồng cầu lên cao hơn 70mcg/1.

Như vậy, trong một quần dân cư có khả năng mắc bệnh thiếu máu cao, định lượng hemoglobin và hematocrit là xét nghiệm nhạy nhất. Khi số người mắc bệnh không nhiều lắm, định lượng ferritin có giá trị khêu gợi hơn. Các xét nghiệm transferin và protoporphyrin có giá trị hỗ trợ.

V. Phòng chốngthiếu máu dinh dưỡng

Có 4 hướng chính để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng:

1. Bổ sung bằng viên sắt

Ưu điểm của phương pháp này là cải thiện nhanh tình trạng thiếu máu các đối tượng bị đe dọa.

Tuy vậy đòi hỏi một hệ thống phân phối và theo tốt Trong điều kiện nguồn thuốc và cán bộ hạn chế nên dành ưu iên cho đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao như người mẹ có thai, trẻ em, học sinh và lao động một số ngành nghề.

Các tác dụng phụ của viên SẮT LÀ: KHÓ CHỊU Ở thượng vị, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa lỏng. Nên dùng viên sắt sau bừa ăn thì dễ chịu hơn khi đó. Cần chú ý có thể do các tác dụng phụ này mà đối tượng ngừng uống. Phần lớn phụ nữ có thai đều thiếu máu vì vậy nên tổ chức uống đại trà cho loại đối tượng này. Ðối với những người không thiếu máu, việc uống viên sắt không gây ra tác hại gì.

Bảng 4: Các loại viên sắt thường dùng

Loại Hợp chất sắt (mg/viên) Sắt nguyên tố (mg/viên) % Fe
Ferơ sulfat (7 H2O)

300

60

20

Ferơ sulfat (anhydit)

200

74

37

Ferơ sulfat (khô, 1 H2O)

200

60

30

Ferơ gluconat

300

36

12

Ferơ fumarat

200

66

33

Liều dùng:

- Phụ nữ có thai: nên cho 2 viên có 60 mg sắt nguyên tố và 250 mcg folat vào kỳ hai của thời kỳ có thai nghĩa là tổng liều khoảng 250 viên. Có thể ban đầu uống liều thấp hơn để mọi người dễ dàng thực hiện.

Tuy vậy vấn đề chính vẫn là giải thích cho các bà mẹ hiểu rằng họ thiếu Fe trong thời kỳ có thai để tự nguyện uống đủ liều.

- Trẻ em trước tuổi đi học: Nên cho thành đợt ngắn 2-3 tuần mỗi ngày 30 mg Fe nguyên tố dạng viên hoặc dạng nước vài ba lần mỗi năm.

- Học sinh: Thường thường, TỶ LỆ THIẾU MÁU Ở lứa tuổi này thấp hơn ở người mẹ có thai và trẻ em trước tuổi đi học. Nên cho theo đợt ngắn, liều hàng ngày từ 30mg- 60mg sắt nguyên tố tùy theo tuổi và trọng lượng. Ðối với trẻ em dưới 1 tuổi, chủ yếu dựa vào sắt trong sữa mẹ và cho ăn bổ sung hợp lý (có nhiều Fe và Vitamin C).

2. Cải thiện chế độ ăn.

Trước hết chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các thực phẩm giàu Fe (thức ăn động vật, dậu đỗ). Ðồng thời cần tăng cường khả năng hấp thu Fe nhờ tăng lượng VITAMIN C từ rau quả (ô dinh dưỡng, vườn rau gia đình). Tỷ lệ HẤP THU CỦA FE KHÔNG Ở dạng Hem tăng lên thuận chiều với lượng vitamin C TRONG khẩu phần. Nên khuyến khích các cách chế biến như nẩy mầm, lên men (giá đỗ, dưa chua) vì các quá trình này làm tăng lượng VITAMIN C và giảm lượng tanin và axit phytic trong thực phẩm.

3. Giám sát các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus và ký sinh trùng?

Chưa nói đến cải thiện chế độ ăn, chỉ riêng việc định kỳ tẩy giun, giảm bớt lần mắc các bệnh nhiễm khuẩn đã cải thiện rõ rệt đến tình trạng dinh dưỡng của Fe. Ðồng thời cần chú ý chế độ ăn hợp lý trong và sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

4. Tăng cường Fe cho một số thức ăn:

Ðây là một hướng kỹ thuật KHÓ KHĂN NHƯNG ÐANG ÐƯỢC THĂM DÒ Ở nhiều nước. Vấn đề đặt ra là đảm bảo hoạt tính sinh học của Fe mà không gây ra mùi vị khó chịu cho thực phẩm. Các loại thực phẩm được thử nghiệm tăng cường là gạo, muối, đường, nước mắm, bột cá, chè.

Tóm lại, thiếu mầu dinh dưỡ ng đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NƯỚC ta. Vì vậy việc phòng chống bệnh này cần được coi là mục tiêu quan trọng CỦA NGÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI.

THIếU VITAMIN A Và BệNH KHÔ MắT

I. Ý NGHĨA THỜI SỰ CỦA VẤN Ðề

Bệnh quáng gà là một biểu HIỆN SỚM CỦA THIẾU VITAMIN A đã được biết đến từ thời cổ Hy lạp- La mã mà danh y Hypocrat đã dùng gan để chữa bệnh này. Năm 1913, E.V. Mc Colum đã phân lập được một số yếu tố tan trong dầu cần thiết cho quá trình phát triển và phòng bệnh khô mắt nămi932 người ta đã tách ra được các vitamin A VÀ D.

Mặc dù vậy, cho đến ray bệnh KHÔ MẮT DO THIẾU VITAMIN A mà hậu quả bi thảm của nó là mù, vẫn đang là mối đe dọa đối với trẻ em của nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI, HÀNG NĂM có trên nửa triệu trẻ em bị mù. Ngoài ra, có tới 6-7 triệu trẻ em bị thiếu VITAMIN A thể nhẹ hoặc vừa làm cho các cháu này dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn như ỉa chảy và viêm đường hô hấp.

Tại hội nghị quốc tế về mù DINH DƯỠNG (10/1985) TỔ chức Y tế thế giới đã phát động chương trình 10 năm hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống bệnh này. Thiếu Vitamin A VÀ BỆNH KHÔ MẮT ÐANG LÀ MỘT BỆNH THIẾU DINH DƯỠNG HAY GẶP Ở TRẺ EM NƯỚC TA ÐẶC BIỆT Ở các cháu bị suy dinh dưỡng nặng, sau các bệnh ỉa chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sởi. Sự phổ biến của bệnh NÀY THƯỜNG GẶP Ở các vùng kinh tế và văn hóa chưa phát triển, nguồn thức ăn chay phong phú. Người ta thấy mối liên quan chặt chẽ của tỷ lệ mắc khô mắt với một tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, cũng như mức độ tổn thương ở MẮT DO THIẾU VITAMIN A NẶNG NỀ CŨNG Ở NHỮNG TRẺ SUY DINH DƯỜNG NẶNG.

II. BIỂU HIỆN LÂM SàNG Và ÐáNH GIá TìNH TRạNG THIếU VITAMIN A

1. Biểu hiện lâm sàng của bệnh khô mắt.

Dấu hiện lâm sàng sớm nhất của bệnh khô mắt là "quáng gà" đứa trẻ với biểu hiện không nhìn được lúc chập choạng tòi, thường đứa trẻ sợ và ngồi một chỗ , đi hay vấp ngã vào thời điểm đó , cũng có khi người mẹ kể là đứa trẻ đi không đúng chỗ khi sai đi lấy một vật gì đó. Dấu hiệu này khó phát hiện ở những trẻ còn nhỏ và không phát hiện được ở những trẻ chưa biết đi. Những dấu hiệu nặng hơn với các thể lâm sàng sau:

+ Khô kết mạc: Kết mạc sù sì không nhẵn, mất sắc bóng láng, có màu vàng nhạt ở KẾT MẠC NHÃN CẦU, CÓ CÁ Ở kết mạc mi. Khi kết mạc khô không thấm nước, không trong suốt, có màu đục như sữa do các bọt nhỏ của hiện tượng tăng sừng hóa, các vi kết mạc không nhìn rõ. Kết mạc có thể dầy lên, nhăn nheo, kết mạc sắc tố hóa có màu vàng nhạt xám xẩm, hoặc các hạt nhỏ rải rác. Kết mạc CÓ NHỮNG CHẤT CẶN ÐỌNG MÀU KEM NÂU ÐỌNG Ở góc mi.

+ Vệt Bitot: Dấu hiệu vệt Bitot được coi là triệu chứng đặc trưng của thiếu vitamin A, được Bitot mô tả năm 1863. Vệt Bitot là đám tế bào dày lên có màu trắng xám nổi lên trên bề mặt nhãn cầu, bề mặt phủ một' lớp bọt nhỏ li ti hoặc lổn nhổn nổi lên trên bề mặt nhãn cầu. Hình dáng của vệt Bitot thường là hình tam giác đáy quay vào rìa giác mạc, hoặc có hình van, thường có ở cả hai mắt.

+ Khô giác mạc: Với triệu chứng cơ năng đứa trẻ chói mắt sợ ánh sáng, hay nhắm mắt, nheo mắt. Giác mạc biểu hiện sự mất bóng sáng, sù sì và khô, nặng hơn thì có những chấm thẫm nhiễm tế bào viêm, đục mờ như làn sương phủ, thường hay ở nửa dưới giác mạc.

+ Loét nhuyễn giác mạc: Ở THỂ nặng này đứa trẻ rất sợ ánh sáng, mắt luôn nhắm nhắm nghiền, chảy nước mắt. Tùy mức độ loét sâu nông và diện tích nhỏ thì như hạt đỗ nhỏ, màu trắng đục do bội nhiễm, nặng có thể diện tích tới gần 1/3 diện tích giác mạc và có trường hợp trên 1/3 hoặc toàn bộ giác mạc. Có KHI có hiện tượng phồng màng, hoại tử có thể thủng giác mạc, phòi mống mắt.

+ Sẹo giác mạc: Là hậu quả khô giác mạc, loét giác mạc tùy mức độ trước đó mà sẹo có thể chỉ như những chấm nhỏ, hoặc như khói phủ, nặng hơn sẹo có thể to, có thể toàn bộ giác mạc dẫn tới mù.

+ Tổn thương đáy mắt: Dùng đèn soi đáy mắt chúng ta có thể phát hiện tổn thương đáy mắt do thiếu vitamin A với biểu hiện đáy mắt điểm vàng có những chấm nhỏ thường Ở rìa các mạch máu võng mạc.

2. Ðánh giá tình trạng thiếu VITAMIN A và bệnh khô mắt.

Ðánh giá đúng đắn tình TRẠNG THIẾU VITAMIN A là yêu cầu đầu tiên để có một chương trình phòng chống hữu hiệu, có căn cứ khoa học. Ðể đạt được mục tiêu này, người ta thường phối hợp các đánh giá về lâm sàng, .hóa sinh và điều tra khẩu phần.

A. DANH GIÁ LÂM SÀNG:

những người dinh dưỡng hợp lý, dự trữ vitamin A TƯƠNG ÐỐI LỚN VÀ đủ cho cơ thể trong một thời gian dài. Các triệu chứng thiếu vitamin A THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM, ÐẶC BIỆT TỪ 6 THÁNG TUỔI ÐẾN 6 TUỔI VÌ DỰ TRỮ VITAMIN A của chúng ít hơn và nhu cầu cao hơn.

Mặc dù bệnh thiếu Vitamin A CÓ BIỂU HIỆN TOÀN THÂN SỮNG CÁC BIỂU HIỆN Ở mắt vẫn là tiêu biểu và đặc hiệu hơn cả.

Thang phân loại gần đây nhất (1982) CỦA TỔ CHỨC Y tế Thế giới (OMS) về các biểu hiện lâm sàng của bệnh khô mắt như sau:

Thang phân loại các biểu hiện lâm sàng của bệnh khô mắt:

Khi tỷ lệ mắc bệnh vượt quá 1 TRONG 4 CHỈ TIÊU LÂM SĂNG CÓ THỂ KẾT LUẬN Ở đấy có vấn đề của bệnh khô mất, ch.ỉ tiêu hóa sinh giúp thêm để khẳng định.

c Ðiều tra khẩu phần:

Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A THƯỜNG GẶP Ở trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu cao và chế độ ăn thường nghèo các thức ăn có nhiều vitamin A. Do đó, hỏi tiền sử ăn uống hoặc điều tra khẩu phần là việc cần thiết tuy vậy không dễ dàng nhất là đối với trẻ bé. Trong điều tra ăn uống cần chú ý

tìm hiểu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ, các nguồn thức ăn giàu vitamin A VÀ CAROTEN CÓ SẴN Ở ÐỊA PHƯƠNG, CÁC DAO động theo mùa và các tập quán ăn uống đặc biệt là cách cho trẻ ăn sam, cách cho ăn khi trẻ bị ỉa chảy hoặc các bệnh nhiễm khuẩn. Dưới đây là một SỐ CHỈ TIÊU GỢI Ý ÐỂ ÐÁNH GIÁ MỨC VITAMIN A trong khẩu phấn của trẻ. .

Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng vitamin A ở trẻ em

Tình trạng Vitamin A trong khẩu phần m g hay mcg/ ngày Vitamin A ở gan (mg/kg) Vitamin A trong khẩu phần m g hay mcg/ ngày Biểu hiện lâm sàng
Ðủ Trên 400 Trên 20 Trên 20 Không có
Vùng sáng giới hạn 200-400 10-20 10-20 Có thể có biểu hiện chậm lớn, ăn kém ngon, giảm sức đề kháng với nhiễm khuẩn
Giới hạn đe doạ bệnh lý Dưới 200 Dưới 10 Dưới 10 Xuất hiện các biểu hiện lâm sàng (quáng gà, khô giác mạc, loét và nhũn giác mạc)

II. PHòNG CHốNG BệNH THIếU VITAMIN A

Ðể đạt các mục tiêu "sức khỏe cho mọi người năm 2000" phòng chống bệnh thiếu Vitamin A ÐANG LÀ VẤN ÐỀ rất đáng chú ý, trước hết đối với trẻ em. Cần dành ưu tiên thích đáng cho bệnh này vì nguyên nhân đã biết rõ và nguồn Caroten và Vitamin A VỐN SẴN CÓ TRONG TỰ NHIÊN. HOẠT ÐỘNG PHÒNG CHỐNG THIẾU VITAMIN A bao gồm các điểm sau đây:

1 Cải thiện bữa ăn.

Chế độ ăn hàng ngày cần cung cấp ÐỦ VITAMIN A VÀ CAROTEN. VITAMIN A chỉ có trong thức ăn động vật, nhưng caroten vốn sẵn có ở RAU CÓ MÀU XANH ÐẬM, CÁC LOẠI CỦ QUẢ có màu da .cam. Bữa ăn hàng ngày phải có rau xanh, bát bột của các cháu phải có màu hoặc màu xanh của rau nghiền, hoặc màu đỏ của cà rốt. Các loại thức ăn giàu caroten thường kèm theo nhiều chất dinh dưỡng quý khác như riboflavin, vitamin C, canxi, sắt và các yếu tố vi lượng. Chế độ ăn của trẻ nên có THÊM CHẤT BÉO ÐỂ HỖ TRỢ HẤP THU CAROTEN. Ở nước ta, các loại rau có hàm lượng caroten đang chú ý là rau muống, rau ngót; xà lách, rau diếp, rau giền, hành lá, hẹ lá, rau thơm, các loài củ quả như cà rốt, gấc... Do đó mỗi gia đình nên có một khoảng đất trồng rau.

2. Tăng cường Vitamin A trong một số thức ăn.

Người ta đã nghiên cứu có KẾT QUẢ VIỆC TĂNG CƯỜNG VITAMIN A vào một số thức ăn như mỡ macgarin, BỘT SỮA GẦY (CHÂU Âu đường (một số nước Trung Mỹ) và mì chính (Philippirle). Quan trọng NHẤT LÀ TĂNG CƯỜNG VITAMIN A vào sữa gầy vì loại này hay được sử dụng trong các CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG Ở các nước mà bệnh khô mắt đang lưu hành. Trước khi phân phối bột sữa gầy phải kiểm tra xem loại sữa này đã được tăng cường VITAMIN A chưa.

3. Cho viên nang vitamìn A LIỀU CAO.

những vùng đã phát hiện có vấn đề thiếu vitamin A, song song với các biện pháp dài hơn việc cho uống các viên NANG VITAMIN A liều cao là biện pháp trước mắt có hiệu quả ngay.

Thông thường người ta cho UỐNG DỰ PHÒNG 1 VIÊN NANG 200.000 UI (đơn vị quốc tế) mỗi năm 2 lần (đối với trẻ dưới 12 tháng cho 1 viên nang 100.000 UI) Trong trường hợp nguồn VITAMIN A có hạn, người ta định ưu tiên cho các vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao và các nhổm trẻ bị đe dọa nhất như các cháu bị suy dinh dưỡng vừa và đặng, các cháu vừa mắc bệnh sởi, ho gà, ỉa chảy...

Trong trường hợp gặp các bệnh đang tiến triển (bất kỳ ở giai đoạn nào) phác đồ điều trị theo Tổ CHỨC Y tế thế giới như sau:

- Ngay sau khi chẩn đoán: 200.000 UI THEO ÐƯỜNG UỐNG HOẶC 100.000 UI tiêm bắp.

- Ngày hôm sau: 200.000 UI theo đường uống.

- 2-4 tuần lễ sau, hoặc bệnh nặng thêm hoặc trước khi xuất viện 200.000 UI THEO ÐƯỜNG UỐNG. Phác đồ này vừa để điều trị tình trạng thiếu vitamin A ÐANG TIẾN TRIỂN, VỪA TĂNG DỰ TRỮ VITAMIN A ở gan. Ðối với trẻ em dưới 1 tuổi dùng 1/2 liều nói trên. Chỉ tiêm BẮP BẰNG CHẾ PHẨM VITAMIN A tan trong nước (chứ không phải dung dịch dầu) khi bệnh nhân bị nôn hoặc ỉa chảy nặng. Mọi người đều biết các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là sởi cũng tác động đến mắt nên đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ thiếu vitamin A. Do đó, công tác phòng chống bệnh thiếu dinh dưỡng và nhiễm khuẩn phải được triển khai trong các hoạt động của chăm sóc sức khỏe ban ÐẦU.

BƯỚU CỔ DO THIếU IốT

Bệnh bướu cổ do thiếu iốt là một bệnh có tầm quan trọng lớn ở CÁC VÙNG NÚI Việt Nam. Theo số liệu của Bệnh viện Nội tiết, vùng bướu cổ Việt Nam hiện nay đã được xác định bao gồm toàn bộ vùng núi thuộc 15 tỉnh với một số dân cần được phòng bệnh khoảng 7 triệu người. Tỷ lệ mắc bệnh chung ở miền NÚI PHÍA BẮC LÀ 38%, Ở miền núi trung bộ là 27%, và ở TÂY NGUYÊN LÀ 29%. Ở CÁC VÙNG BƯỚU CỔ NẶNG TỶ LỆ MẮC bệnh thiểu trí (Crenitism) vào khoảng 1 8-2%. Năm 1993 một cuộc điều tra trên 3000 trẻ em lứa tuổi học sinh cho thấy 94% có biểu hiện thiếu iốt trong đó 55% thiếu nặng, 23% thiếu vừa, 16% thiếu nhẹ. Ðáng chú ý là ở NHIỀU VÙNG ÐỒNG bằng củng bị thiếu iốt:

A. NGUY? NHÂN Và ý NGHĩA SứC KHOẻ Xã HộI

Nội tố của tuyến giáp trạng là tyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và điều hòa tiêu hao năng lượng. Iốt là thành phần cơ bản của tyroxin, đó là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể với nhu cầu hàng ngày chỉ từ 0,1 -0,15 mg. Hàm lượng chất iốt trong thức ăn cả thực vật và động vật phụ thuộc vào hàm lượng iốt có trong đất ở ÐỊA PHƯƠNG ÐÓ. Ở nhiều nơi, nhất là vùng núi, đất và nước rất nghèo chất iốt. MỘT SỐ THỨC ĂN NHƯ SẮN, BẮP cải có một số hợp chất chứa thioglycozit, thioxyanit có khả năng gây bướu cổ trên thực nghiệm nhưng chưa có căn cứ để chứng minh vai trò đó ở NGƯỜI.

Khi thiếu iốt trong khẩu phần, sự tạo thành hocmôn tyroxin bị giảm sút. Ðể bù trừ vào thiếu hụt đó tuyến giáp trạng dưới sự kích thích của hoocmôn tuyến yên phải sử dụng có hiệu quả hơn nguồn iốt đang có và phì to dần. Trong phần lớn trường hợp, sự phì to tuyến giáp trạng biểu hiện một cơ chế bù trừ nên chức phận của nó vẫn duy trì được bình thường. Tuy vậy nếu tình trạng thiếu iốt quá trầm trọng thì có thể xuất hiện thiểu năng tuyến giáp. Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu iốt là ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Người ta thấy rằng, nếu chế độ ăn thời kỳ có thai nghèo iốt có thể ảnh hưởng đến năng lực trí TUỆ CỦA ÐỨA CON SAU NÀY. vùng bướu cổ nặng ngoài một số ít trẻ bị chứng thiểu trí còn có nhiều trẻ khác khả năng phát triển trí tuệ kém. Ðiều đó ảnh hường rất lớn đến. cá một cộng đồng sau này.

B. PHÂN LOạI

Cách phân loại đơn giản nhất là dựa vào kích thước của bướu cổ.

Bảng 6. Phân loại bướu cổ.

Ðộ

Mô tả

Oa

Tuyến giáp bình thường

Ob

Tuyến giái trạng to, không bình thường nhưng chưa nhìn thấy khi ngửa cổ

Bướu cổ nhìn thấy khi ngửa đầu

1

Bướu cổ nhìn thấy khi đầu ở tư thế bình thường

2

Bướu cổ nhìn thấy từ xa

3

 

Khi có cục thì ghi thêm kí hiệu N, ví dụ độ 2N

Người ta gọi , là bệnh bướu cổ địa phương khi.

- ít nhất 5% thiếu niên có bướu cổ độ 1 trở lên.

- ít nhất 30% số người trưởng thành có bướu có độ OB TRỞ LÊN.

những nơi có trên 5% số em gái 12-14 tuổi có giáp trạng phì đại (từ độ Ob trở lên) đòi hỏi phải có chương trình can thiệp. Ớ CÁC VÙNG CÓ BƯỚU CỔ ÐỊA PHƯỜNG, CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở CÁC EM GÁI HƠN LÀ CÁC EM TRAI. Ở nữ giới do nhu cầu iốt tăng lên trong thời. kỳ có thai và cho con BÚ NÊN CÁC BƯỚU CỔ THƯỜNG TO LÊN DẦN NGƯỢC LẠI Ở nam giới chúng có khuynh hướng nhỏ dần đi sau thời KỲ DẬY THÌ.

C. PHòNG CHốNG BệNH BƯớU Cổ

Phòng chống bướu cổ địa phương là phải thỏa mãn nhu cầu iốt của nhãn dân vùng đó bằng cách này hay cách khác. Thông qua quá trình phát triển kinh tế và mở mang màng lưới giao thông, CÁC THỨC ĂN CÓ NHIỀU IỐT Ở vùng biển có điều kiện chuyên chở lên miền núi, đó là những biện pháp dài hơn đòi hỏi thời gian và đầu tư lớn. Vì vậy cần phải song song tiến hành các biện pháp can thiệp trực tiếp, cụ thể là:

1. Trộn iốt vào muối ăn

Ðó LÀ BIỆN PHÁP ÐÃ VÀ ÐANG ÐƯỢC ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ Ở NHIỀU nước. Mức thích hợp là một phần iốt cho 25.000 đến 50.000 phần muối. Ở VIỆT NAM, CÔNG THỨC TRỘN LÀ MỘT 2,5 gam kaliiodat và 25,5 gam canxi-cacbonat (chất ổn định) cho túi muối 50 kg. 2. TIÊM BẮP DẦU IỐT HÓA. Ở NHỮNG vùng quá xa xôi cách trở và nhất là có tỷ lệ mắc bệnh cao người ta áp DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM BẮP DẦU IỐT HÓA CHO PHỤ NỮ Ở thời kỳ sinh đẻ.

Nhờ chất iốt trong dầu hấp thụ chậm nên mỗi lần tiêm có thể đáp ứng được nhu cấu từ 3 đến 5 năm. Nếu biện pháp này được áp dụng khi mới bắt đầu có thai , nó phòng ngừa được tình trạng thiểu trì đối với đứa trẻ sau này.

Vấn đề tồn tại là giá thành quá ÐẮT. Ở NƯỚC ta, từ những năm 1980, đã áp dụng thí điểm tiêm lipiodol ở MỘT SỐ VÙNG NÚI CAO VÀ HẺO LÁNH. TỪ tháng 1 năm 1995, chính phủ đã chủ trương toàn dân dùng muối iốt.

BỆNH T?PHÙ (BERI BERI) DO THIẾU VITAMIN B1

Beriberi là một bệnh thiếu dinh dưỡng HAY GẶP Ở NHỮNG NƯỚC ĂN GẠO. Ở NƯỚC TA, bệnh còn lưu hành nhất là vào các thời kỳ giáp hạt, sau úng lụt, ở CÁC ÐỊA PHƯƠNG và các đơn vị ăn gạo có lệ xay xát cao và nghèo các thức ăn bổ sung. Ba thể lâm sàng hay gặp là:

- Thể ướt biểu hiện bằng phù và thường kèm theo suy tim.

- Thể khô: Viêm đa dây thần kinh.

- Thể trẻ em.

Bệnh có thể xảy ra thành dịch khi nhiều người cùng ăn chế độ ăn giống nhau dựa trên cùng một loại gạo. Thiếu Vitamin Bl còn gây ra một số bệnh cảnh lâm sàng hay gặp ở những người NGHIỆN RƯỢU. ĐÓ là:

- Viêm đa dây thần kinh do rượu mà về lâm sàng không phân biệt được với Be ri be ri thể khô .

- Viêm cơ tim điều trị hiệu quả bằng Vitamin B1.

- Một thể viêm não gọi là hội chứng Wernicke Korsakoff.

A. CÁC THỂ L?M SÀNG

Bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng kín đáo. Trước tiên có thể thấy kém ăn, khó chịu, đi lại khó vì chân yếu và nặng, đôi khi có phù nhẹ ở MẶT, THƯỜNG ÐÁNH trống ngực và hay đau vùng trước tim, mạch hơi nhanh. Có CẢM GIÁC ÐAU Ở CÁC CƠ BẮP CHÂN VÀ TÊ Ở các chi. Phản xạ gân thường giảm, đôi khi tăng. Tình trạng trên có thể kéo dài, cuộc sống và lao động tuy có vẻ bình thường nhưng năng suất kém. Bất kỳ lúc nào bệnh cũng có thể chuyển sang các thể nặng hơn.

1 Thể ướt.

Phù là bệnh cảnh tiêu biểu, có thể xuất hiện nhanh không những ở CÁC CHI MÀ CẢ Ở MẶT, thân và các hốc thanh mạc. Một đặc điểm cần lưu ý trong phù do thiếu vitamin B1 là phù từ dưới chân lên và bao giờ cũng đối xứng. Bệnh nhân thường đánh trống ngực và có thể khó thở, ăn kém và khó tiêu.

Các chi thường đau khi đi lại, cơ bắp chân thường sưng và đau khi ấn vào. Các tĩnh ltỉạch cổ thường nổi lên và đập mạnh. áp lực tâm trương thấp và áp lực tâm thu cao lên một cách không cân đối, mạch thường nhanh, da nóng do hiện tượng giãn mạch. Khi tim bắt đầu suy, da lạnh và tái nhất là ở mặt. Ðiện tâm đồ THƯỜNG KHÔNG ÐỔI CÓ KHI CÓ ÐIỆN THẾ THẤP, SÓNG T ngược chiều, tim to nhất là bên phải. Không có albumin niệu, tinh thần bệnh nhân bình thường. Bệnh nhân có thể phù nặng, suy tim, khó thở và chết.

2. Thể khô.

Bệnh cảnh chính là viêm và liệt nhiều dây thần kinh ngoại vi biểu hiện băng sự suy yếu đối xứng hoặc mất cảm giác, vận động và các chức phận phản xạ thường là đoạn dưới của các chi. Các cơ bị teo và suy yếu dần, đi lại trở nên khó khăn. Bệnh nhân gầy mòn, lúc đầu phải chống gậy và cuối cùng không đi lại được ít KHI GẶP BIỂU HIỆN Ở thần kinh trung ương. Bệnh mang tính chất kinh diễn và có thể lui khi chế độ ăn được cải thiện. Tình trạng suy mòn, liệt giường và rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiều khi bệnh nhân chết do lỵ hoặc lao phổi.

3. Beriberi trẻ em.

Thường gặp ở những trẻ còn bú mẹ từ 2-5 tháng. Mẹ của các cháu có thể không có biểu hiện lâm sàng nhưng đã ăn một chế độ ăn nghèo vitamin và sữa của họ tiết ra cũng vậy.

THỂ CẤP TÍNH, CÓ THỂ KINH DIỄN. Ở thể cấp tính tim suy nhanh chóng: người mẹ có thể nhận thấy đứa trẻ bứt rứt và có triệu chứng khó thở. Ðứa trẻ có thể đột ngột tím tái, co giật, khó thở, hôn mê và chết trong vòng 24 -48 giờ. Các trường hợp nặng có thể gặp biểu hiện mất tiếng từng phần hay hoàn toàn, tiếng khóc rên rỉ. .

Thể kinh diễn ít gặp hơn, triệu chứng chủ yếu do rối loạn tiêu hóa: nôn, táo bón dai dắng, ngủ hay quấy. Các cơ thường nhão, giảm trương lực cơ. Da nhợt nhạt và thường có tím tái quanh môi. Bệnh nhân có thể suy tim và chết đột ngột.

4. Hội chứng Wernicke-korsakoff.

Ðó LÀ MỘT HỘI CHỨNG THẦN KINH - TINH THẦN HAY GẶP Ở bệnh nhân nghiện rượu do thiếu tiamin.

Các cơ ớ mặt bị yếu, bệnh nhân khó nhìn lên hoặc hai bên, có khi mất phương hướng và mệt mỏi, có khi mắt bị chứng giật nhãn cầu và người lảo đảo. Trước khi chưa biết điều trị bằng tiamin, tỉ lệ tử vong khá cao.

Các biểu hiện tinh thần thường là giảm trầm trọng khả năng nhớ và học nhưng các quá trình tư duy KHÁC LẠI ÍT BỊ ẢNH HƯỞNG. CÓ khi bệnh nhân quên hắn những chuyện vừa xảy ra trong ngày nhưng lại bịa ra những chuyện đã qua.

Hội chứng này hay gặp ở NHỮNG người nghiện rượu vì các đối tượng này dự trữ tiamin thường ít, tuy vậy vẫn cần tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa rượu và tiamin và các tổn THƯƠNG Ở NÃO.

B. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH.

1 Ðiều trị.

Khi đã xác định bệnh tê phù, cần điều trị càng sớm càng tốt. Nghỉ ngơi hoàn toàn và tiêm bắp lập tức liều 25mg tiamin hai lần/ngày, trong 3 ngày, sau đổ cho uống liều 10mg tiamin hai hoặc ba lần mỗi ngày cho đến khi phục hồi. Ðồng thời cải thiện chế độ ĂN ÐỂ GIẢM DẦN LƯỢNG THUỐC. trẻ em cần cho tiêm bắp liều 10- 20mg/ngày trong 3 ngày đầu. Sau đó cho uống liều 5-10mg/hai lần trong ngày. Ðồng thời cho người mẹ uống 10mg tiamin hai lần mỗi ngày. CÁC trường hợp nặng hoặc hơn mê, co giật, liều ban đâu có thể lên tới 25-50mg tiêm mạch máu rất chậm.

2. Phòng bệnh.

- Gạo là nguồn cung cấp vitamin B1 quan trọng do đó cần chú ý đến tỉ lệ xay xát thích hợp, không được quá trắng và phải bảo quản gạo tốt.

- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B1 trong khẩu phần ăn hằng ngày đặc biệt là họ đậu, rau đậu. .

- Giáo dục dinh dưỡng nhất là đối với người mẹ trong thời kì có thai và cho con bú.

- ở một số thời kì (sau úng lụt, giáp hạt) hoặc một số đối tượng (người mẹ có thai, cho con bú, trẻ em) có thể bổ sung vitamin hoặc các viên cám.

-Phòng chống nạn nghiện rượu

Bệnh còi xương

Còi xương là một bệnh biểu hiện bằng rối loạn quá trình cột hóa có liên quan đến rối loạn chuyển hóa photpho-canxi do cơ thể thiếu vitamin D VÀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM ÐANG THỜI kì lớn nhanh. Ngày nay người ta coi còi xương là một bệnh dinh dưỡng chịu sự chi phối lớn ~la điều kiện môi trường. Nước ta là một nước nhiệt đới giàu ánh sáng mặt trời nhưng bệnh còi xương vẫn là một vấn đề sức khỏe trẻ em cần quan tâm.

A. NGUY? NH?N VÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH.

1 Nguyên nhân

Nguồn vitamin D CỦA CƠ THỂ DỰA VÀO THỨC ĂN VÀ TỔNG hợp từ các sterol. Nói chung các thức ăn lều nghèo vitamin D (KỂ CẢ SỮA MẸ VÀ SỮA BÒ). MỘT SỐ THỨC ĂN CÓ NHIỀU VITAMIN D là các loại cá, trứng, gán: Ðặc biệt là loại dầu gan cá biển như cá thu có rất nhiều vitamin D.

Dưới tác dụng của tia tử ngoại, CHẤT 7-DEHYDROCOLEXTEROL CÓ Ở các lớp sâu dưới da sẽ chuyển thành coilecanxiferol (vitamin D3). NHƯ VẬY, VITAMIN D không thật là một vitamin theo đúng nghĩa của nó mà gần với hoc môn hơn.

2. Biểu hiện. .

Về lâm sàng có các triệu chứng ở XƯƠNG NHƯ MỀM HỘP sọ, lâu liền thóp; chuỗi hạt sườn, to các đầu chi (không đau), biến dạng thân xương đùi và cẳng chân (vòng kiềng). CÁC BIẾN ÐỔI CÓ THỂ Ở xương cột sống, xương chậu gây gù, vẹo và hẹp khung chậu sau này. Các biểu hiện lâm sàng nói trên thường đi kèm theo tình trạng giảm trương lực cơ.

Các xét nghiệm X-quang và hóa sinh có ý nghĩa quan trọng, lượng phophataza kiềm thường tăng lên rõ rệt. Trong điều kiện thực địa kết luận còi xương khi ó ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau đây: chuỗi hạt sườn, to đầu chi, mềm hộp sọ, biến dạng ÐẶC BIỆT Ở lồng ngực kèm theo giảm trương lực cơ.

3. Các yếu tố thuận lợi.

- Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em 6 đến 18 tháng, nhưng trẻ dưới 6 tháng cũng có.

- ăn uống: chế độ ăn nghèo thức ăn động vật (lòng đỏ trứng, cá, mỡ, gan).

- Nhiễm khuẩn: còi xương hay xuất hiện sau các nhiễm khuẩn kéo dài và lặp di lặp lại. Ðiều đó có lẽ do đứa trẻ bị giữ trong nhà quá lâu, ít thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

- Nhà ở HOẶC nhà trẻ thiếu ánh sáng, kém vệ sinh, ít thời gian cho trẻ ở ngoài trời.

B. PHòNG BệNH CòI Xương.

những nước đầy đủ ánh nắng mặt trời quanh năm như ở NƯỚC ta, phòng bệnh còi xương chủ yếu dựa vào cải thiện điều kiện sống và vệ sinh cho các cháu. Ðiều đó đòi hỏi:

- Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho các bà mẹ và các cô nuôi dạy trẻ.

- Cải thiện điều kiện nhà ở và nhà trẻ

Khi thiếu điều kiện trên PHẢI BỔ SUNG THÊM VITAMIN D thông qua:

- Các thức ăn đã tăng CƯỜNG VITAMIN D (bơ, mỡ thay bơ).

- Cho vitamin D THEO ÐƯỜNG UỐNG: HOẶC MỖI NGÀY 1000 UI hoặc 6 tháng một lần liều cao (5-10mg tức là 200.000 đến 400.000 UI cho trẻ em dưới 18 tháng).

Tóm lại phòng bệnh còi xương đòi hỏi kết hợp giáo dục với chăm sóc xã hội.


Mục lục


CHƯƠNG 01: DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ
CHƯƠNG 02: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 03: NHU CẦU DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 04: DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 05: ĂN UỐNG HỢP LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
CHƯƠNG 06: GIÁ TRỊ DINH DUỠNG VÀ ÐẶC ÐIỂM VỆ SINH CỦA THỰC PHẨM
CHƯƠNG 07: NGỘ ÐỘC THỨC ĂN
CHƯƠNG 08: CÁC BỆNH THIẾU DINH DƯỠNGCÓ Ý NGHĨA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 09: DINH DƯỠNG TRONG MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH
CHƯƠNG 10: GIÁM SÁT DINH DƯỠNG
CHƯƠNG 11: GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 12: CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở CỘNG ĐỒNG
CHƯƠNG 13: NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DUỠNG ÐIỀU TRỊ
CHƯƠNG 14: CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ TRONG MỘTSỐ BỆNH


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO