ĐỖ MINH TUẤN

Tiếng ken két giữa đêm...

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

 - Một lần đi cắm trại, cả lớp phát hiện em chính là tác giả của âm thanh rùng rợn  lúc giữa đêm. Thế là chúng bảo  nghiến răng không phải là bệnh răng mà là biểu hiện của “máu Hoạn Thư”... (NGỌC NHUNG - Q.3, TP.HCM)

Trước tiên cần vấn an ngay với em rằng chứng nghiến răng lúc ngủ không hề là lời tố cáo đương sự là kẻ hung bạo hay có... nhóm máu Hoạn Thư như bạn bè em trêu chọc. Nghiến răng ban đêm thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là vào thời kỳ mọc hay thay răng; còn người lớn cũng không hiếm trường hợp hay buông những tiếng ken két rùng rợn giữa đêm.

Hai nguyên nhân chính được quy cho chứng tật kỳ lạ này là stress và tình trạng lệch khớp cắn của răng. Ta đều biết mọi buồn vui ban ngày sẽ không buông tha chúng ta ngay cả khi đã lên giường, và trong số đó những âu lo, phiền muộn, thất bại luôn là kẻ sẵn sàng kích nổ những cơn ác mộng, nói mớ, nghiến răng, mộng du, đôi khi cả thói... tiểu tiện “vô chính phủ” ở người lớn.

Phải chăng hai hàm răng là cái bung xung, vật “dằn mâm xán chén” dễ tìm và vô hại nhất để người ta giải tỏa những ẩn ức, đè nén ban ngày? Dù sao đó cũng là một cách... giải stress không thiệt đến ai, do vậy không nên chụp mũ cho nó lắm tính xấu, chẳng hạn xem nó như là tiếng... gầm gừ của một “sư tử Hà Đông” tiềm năng sau này! Tình trạng lệch khớp cắn giữa hai hàm thường do di hại từ thuở nhỏ do răng mọc lệch, viêm nhiễm hay sứt mẻ, mất răng do tai nạn...

Đương nhiên nạn nhân chỉ được người thân, bạn bè thông báo lại tình trạng của mình, còn các bác sĩ có thể xác nhận bằng cách phát hiện hiện tượng răng bị mòn do phải làm việc... không tải quá nhiều. Ngoài ra có thể định đoán nhờ vào hiện tượng các cơ thái dương, cơ quai hàm (chủ lực trong động tác cắn, nghiến, nhai) hằn to khác thường đồng thời khá đau khi nạn nhân thực hiện lại các cử động trên, nhất là khi phải há miệng to.

“Khủng bố” giấc ngủ người bên cạnh đã đành, chứng nghiến răng ban đêm còn làm mòn răng, sứt mẻ men răng dễ dẫn đến hư răng, gãy răng, viêm lợi... Riêng các cô gái trẻ nếu kéo dài chắc sẽ không hoan nghênh tí nào khi khuôn mặt mình ngày càng trở nên “hầm hố” do sự nổi rõ của cơ thái dương và quai hàm.

Cách khắc phục đầu tiên là nên tìm cách “ly gián” hai hàm răng lúc ngủ bằng cách kê gối, thay đổi tư thế nằm sao đó để hàm dưới hơi trễ xuống một ít, tư thế được khuyên tốt nhất là nằm ngửa. Có thể dùng thêm các thuốc an thần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhưng trên hết, các bạn trẻ cần tìm mọi cách vứt bớt vài thứ khỏi đôi quang gánh âu lo kẻo lại mang theo vào giấc ngủ. Tránh xa những kẻ thích “xui nguyên giục bị” để khỏi sa vào những xung đột, giận hờn không đáng, đồng thời nên nhớ mọi điều chưa vừa lòng hay phẫn uất đi nữa đều có thể giải quyết nếu ta biết thổ lộ và tìm sự giúp đỡ.

Chúc em và nhiều bạn trẻ đồng bệnh khác mau chóng có những giấc mộng lành và để hai hàm răng được... nghỉ ngơi.

BS ĐỖ MINH TUẤN


"Chỗ ngồi ăn không ngon, không ngon...!""
"Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đuờng dài"
"Nhớ nhà quăng điếu thuốc"
... Đo rồi đếm...
Anh Còn Nợ
Bệnh viện Nhi Đồng 3, tại sao không?
Chùm thơ: "Vòng quanh", "Nhớ", "La Ngà"
Cám ơn ASIMO
Gió Heo May Đã Về (I)
Hạnh phúc rất đơn sơ
Không có thì giờ !
Làm thầy thuốc chữa bệnh cho người, làm thơ chữa bệnh cho mình
Nghĩ từ trái tim
Nghề y
Như không thôi đi được
Những bệnh vô duyên.
Sân trước một cành mai…
Tham vấn sức khỏe
Thư Cho Bé Sơ Sinh
Đâu phải tự nhiên
Đầu tư lệch pha
“Đầu vào” y khoa


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn